0
Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Hoàn thiện cơ chế quản lý cấp phát vốn ngân sách cho sự nghiệp Giáo dục.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH GIÁO DỤC Ở HUYỆN TIÊN DU (Trang 75 -79 )

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRONG THỜ

2. Một số giải pháp về quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi từ ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Tiên Du thời gian tới.

2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý cấp phát vốn ngân sách cho sự nghiệp Giáo dục.

nhiều bước tiến mới không phải chuyện một sớm một chiều là xong mà là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự góp sức của mọi người mọi nhà, mọi ngành hưo bao giờ hết...ngân sách nhà nước cần có sự chia sẻ gánh nặng đầu tư cho giáo dục, bởi lẽ với quy mô và tốc độ phát triển của giáo dục như hiện nay thì ngân sách nhà nược sẽ không thể kham nổi mà cần huy động bổ sung từ nhiều nguồn tài chính khác.

Trong giai đoạn hiện nay chúng ta nhất thiết phải huy động tối đa sự đóng góp của các nguồn vốn này. Để làm được điều đó chúng ta phải có những giải pháp đồng bộ, đúng đắn. Cụ thể:

- Đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho giáo dục bằng cách đa dạng hoá các loại hình giáo dục, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Huy động các nguồn đóng góp từ nhân dân. Phổ biến mức đóng góp cụ thể đối với cha mẹ học sinh, tăng cường giáo dục trong nhân dân bảo vệ của công, đồng thời có chính sách ưu đãi đối với học sinh gặp khó khăn.

- Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển giáo dục từ các nguồn thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân và tổ chức quốc tế. - Các khoản đóng góp tự nguyện.

- Xây dựng cơ cấu tài chính trong toàn ngành (Tỉ trọng của các nguồn vốn) để làm mức phấn đấu thực hiện trong toàn ngành.

2. Một số giải pháp về quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi từ ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Tiên Du thời gian tới. từ ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp giáo dục Tiên Du thời gian tới.

2.1. Hoàn thiện cơ chế quản lý cấp phát vốn ngân sách cho sự nghiệp Giáo dục. Giáo dục.

Trong phần này, tôi xin đề cập đến việc phân cấp ngân sách Nhà nước. Từ trước đến nay, việc phân cấp ngân sách giáo dục đã thay đổi qua những phương thức, mục đích của việc thay đổi này là lựa chọn các phương thức thích hợp để vừa giám sát chặt chẽ, vừa phân phối hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nguồn ngân sách giáo dục. Hiện nay ngân sách giáo dục được cấp phát trực tiếp từ phòng tài chính xuống các trường học theo sơ đồ sau:

Sơ đồ ngân sách cho sự nghiệp giáo dục

2.2.Tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp Giáo dục phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu.

Quản lý ngân sách Nhà nước được thực hiện qua các khâu: Lập dự toán ngân sách, cấp phát, quyết toán ngân sách đến kiểm tra, giám đốc chi tiêu phải được thực hiện tuần tự theo đúng qui định tài chính hiện hành.

+ Đối với khâu lập dự toán:

Đây là khâu ban đầu, nó định hướng và xuyên suốt qui trình cấp phát, thực hiện qui trình quản lý ngân sách theo luật. Căn cứ lập dự toán phải dựa trên nhiệm vụ chính trị được giao, các cơ chế, chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể. Dự toán được lập phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, tính đủ và đúng trong năm ngân sách.

Sở tài chính vật giá Khối THCS Khối tiểu học Khối mầm non Phòng tài chính Kế hoạch Phòng giáo dục

Trong dự toán phải tính toán đầy đủ các khoản thu - chi trong từng đơn vị để từ đó lập dự toán ngân sách đáp ứng nhu cầu chi tiêu theo một tỉ lệ nhất định. Cần đưa nguồn ngoài ngân sách vào kế hoạch đầu tư cho giáo dục.

Dự toán phải được lập trên những căn cứ chính xác và chi tiết cho các đơn vị thụ hưởng ngân sách theo mục lục ngân sách Nhà nước, có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các tổ chức chính quyền. Đây thực sự là bước chuyển biến mới trong công tác lập dự toán nói chung và ngân sách giáo dục nói riêng phải trải qua nhiều năm mới đạt được kết quả tốt.

Việc lập ngân sách giáo dục của huyện phải gắn liền với kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện, trên cơ sở các căn cứ cụ thể và các văn bản pháp qui hướng dẫn lập dự toán của tỉnh và huyện. Dự toán được lập phải phù hợp với định mức chi, khoa học và có tính thuyết phục cao.

Định mức chi là căn cứ để lập dự toán, phân phối và quản lý ngân sách . định mức có chính xác thì việc quản lý và phân phối mới sát thực. Trong chi phải đảm bảo tính công khai trong các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư. Dựa rên tính chất các khoản chi bao gồm chi thường xuyên và không thường xuyên, xin đưa ra một phương án lập định mức chi ngân sách như sau: định mức được phân thành tương ứng với tính đặc thù của từng khoản chi: Phần cố định và phần dao động.

* Phần cố định: Tương ứng với các khoản chi thường xuyên (lương, phụ cấp, Bảo hiểm xã hội - quản lý hành chính, giảng dạy học tập...). Nguồn đảm bảo cho phần này được tính từ qui định của Nhà nước và bộ giáo dục đào tạo đã thống nhất : nghìn đồng/ học sinh/năm.

* Phần dao động, tương ứng với các khoảng không thường xuyên (hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, bổ xung giảng dạy học tập, sửa chữa, tu bổ thường xuyên, hỗ trợ giáo viên, hỗ trợ chi khác). Nguồn đảm bảo lấy từ ngân sách tỉnh, học phí và một số nguồn khác (tài trợ - đóng góp), khi tính phần dao động này, chúng ta lấy định mức chi của phần cố định nhân với hệ số phù hợp đối với các

loại trường lớp khác nhau - thì hệ số của họ khác nhau). Đơn vị tính: nghìn đồng/học sinh/năm.

Và định mức chi ngân sách sẽ là tổng hợp hai phần (phần dao động và phần cố định), theo cách tỉnh này thì mọi yếu tố liên quan đều được xem xét toàn diện, phù hợp với tình hình hiện tại và quyền hạn của các cấp ngân sách. Điều đó sẽ khuyến khích tăng đầu tư cho giáo dục bằng việc huy động các nguồn lực của thành phố, tránh tình trạng khi lập dự toán "tính chi cao để cấp trên cắt giảm là vừa".

+ Đối với khâu thực hiện dự toán ngân sách: Chi đúng, chi đủ và kịp thời đó là những gì mà chúng ta quan tâm. Trong quá trình chi ngân sách cơ quan tài chính cần phải giám sát chặt chẽ các khoản chi sao cho vừa tiết kiệm, hiệu quả và tránh lãng phí nguồn ngân sách nhà nước.

Việc cấp phát kinh phí luôn luôn phải đảm bảo yêu cầu đúng đối tượng, đúng định mức, đúng mục đích, kịp thời và đúng dự toán được duyệt. cơ quan tài chính cần tạo thế chủ động trong việc nắm giữ kinh phí, để đảm bảo cấp phát nhanh gọn kịp thời chính xác.

Trong quá trình cấp phát, cơ quan tài chính phải tạo mối quan hệ chặt chẽ với Kho bạc nhà nước nhằm thực hiện kiểm soát chi theo đúng quy định về quản lý NSNN hiện hành.

Hàng tháng, hàng quí cần phải kiểm tra, thanh tra định kỳ hay đột xuất các khoản chi của các trường. Trong những trường hợp cần thiết, cơ quan tài chính có thể tổ chức những đợt kiểm tra đột xuất ở các trường học sau khi thực hiện cấp phát kinh phí. Việc kiểm tra sẽ nhằm vào tình hình sử dụng kinh phí được cấp phát như thế nào,từ đó ngăn chặn những hiện tượng chi sai mục đích, kếm hiệu quả, tăng cường chế độ chính sách trong quản lý tài chính.

+ Đối với khâu quyết toán ngân sách:

Việc lập, nộp và duyệt báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác theo yêu cầu. Công tác lập

và báo cáo quyết toán phải đảm bảo sự thống nhất từ các đơn vị thụ hưởng cho đến đơn vị cấp trên, tránh tình trạng ”trống đánh xuôi kèn thổi ngược” giữa các cơ quan tài chính với các đơn vị lập quyết toán. Nói cách khác phải có sự nhất quán ngay từ đầu trong việc ra các văn bản hướng dẫn việc lập báo cáo quyết toán. Đi kèm với báo cáo quyết toán phải cần có sự đánh giá việc thực hiện kế hoạch, hiệu quả sử dụng kinh phí. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tìm hiểu nguyên nhân để dưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời cho năm ngân sách.

Quyết toán ngân sách cũng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là kho Bạc Nhà nước. Các báo cáo quyết toán phải gửi cho cơ quan kiểm toán để kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những trường hợp sử dụng không đúng mục đích, đối tượng chi. Sau khi phân bố, kho Bạc Nhà nước phải sự quyết toán, nếu dư vốn phải chuyển trả ngân sách cấp trên theo chế độ kế toán

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO NGÀNH GIÁO DỤC Ở HUYỆN TIÊN DU (Trang 75 -79 )

×