II. CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ
2. Các quan điểm cơ bản phát triển hợp tác Việt – Nhật
Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong bối cảnh mới cĩ nhiều yếu tố thuận lợi, chẳng hạn mơi trường hợp tác – liên kết trong khu vực gia tăng là điều kiện rất cĩ ý nghĩa đối với hợp tác Nhật Bản – Việt Nam. Cái quan trọng, cĩ
tính xuất phát là 2 bên đều cĩ nhu cầu gia tăng hợp tác do quá trình chuyển đổi, cải cách của mỗi nền kinh tế. Sự tương đồng văn hố và truyền thống hợp tác cũng là cơ sở, kinh nghiệm cho gia tăng hợp tác hiện nay. Tuy nhiên, cũng cần thấy việc gia tăng hợp tác khơng phải là con đường rộng mở, thẳng tắp mà cũng cĩ những trở lực cần vượt qua. Chẳng hạn hiệu quả hợp tác vừa qua cịn hạn chế do mơi trường kinh doanh 2 bên cĩ những thay đổi ảnh hưởng đến tâm lý các nhà kinh doanh. Cuộc cạnh tranh quyết liệt trong khu vực, nhất là trong lĩnh vực thu hút FDI cũng tác động đến FDI Nhật Bản vào Việt Nam. Đĩ là chưa nối đến sự cản trở của một số thế lực thù địch khơng thấy sự vươn lên của một Việt Nam XHCN. Những điều đĩ đương nhiên tác động đến quan điểm phát triển hợp tác 2 bên.
2.1. Quan điểm chung của Nhật Bản trong hợp tác với Việt Nam
Trong khi đẩy mạnh hợp tác với ASEAN, Nhật Bản rất chú trọng vai trị của Việt Nam. “Nhật Bản tin tưởng rằng hợp tác nhiều mặt với Việt Nam,
Quốc gia hiện đang được tơn vinh “Rồng bay” trong khu vực, cĩ thể là đầu
tàu mạnh mẽ đối với việc củng cố mối quan hệ Nhật Bản với ASEAN”. (Thơng cáo báo chí chung Việt Nam - Nhật Bản, báo Nhân dân ngày 6/10/2002).
Với quan điểm chú trọng quan hệ với Việt Nam cho nên trên thực tế Nhật Bản đã khơng những khơng giảm ODA trong xu thế chung mà cịn tăng lên cho Việt Nam. Việc gia tăng ODA cho Việt Nam trong những năm qua được nhiều người xem như là một bằng chứng thể hiện quan điểm của Nhật Bản trong đánh giá vị trí quan trọng đối với Việt Nam trong khu vực.
Tuy nhiên, điều chúng ta cũng cần nhận thấy là Nhật Bản cần Việt Nam trước mắt khơng phải chủ yếu là vấn đề kinh tế. Vai trị hỗ trợ của kinh tế Việt Nam đối với Nhật Bản quá nhỏ bé, thể hiện qua kim ngạch thương mại 2 chiều trong tổng kim ngạch xuất – nhập của Nhật Bản với thế giới. Hơn nữa vốn đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam cũng cịn thấp so với vào các nước khác.Việc đầu tư vào Việt Nam được xem như giải pháp giảm thiểu rủi ro do sự quá tập trung vào đầu tư Trung Quốc.
Hợp tác với Việt Nam, tất nhiên Nhật Bản cũng muốn tạo lập những điều kiện thuận lợi giúp thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển để Việt Nam đĩng gĩp vào tăng cường quan hệ chung Nhật Bản – ASEAN. Nhật Bản muốn Việt Nam cùng hành động, cùng tiến bước, thúc đẩy quan hệ ổn định lâu dài và tin cậy lẫn nhau. Điều này thuận lợi cho Nhật Bản trong việc khẳng định vai trị kinh tế cũng như trên các phương diện khác theo mong muốn của Nhật Bản.
2.2. Quan điểm chung của Việt Nam trong quan hệ với Nhật
Với chính sách đổi mới quan hệ của Việt Nam với nước ngoài ngày càng phát triển, Việt Nam đã triển khai chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hố, đa phương hố theo tinh thần “Việt Nam muốn làm bạn với tất
cả trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển”. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam “Mong muốn các nước
trong khu vực cùng nhau hợp tác làm cho Châu Á - Thái Bình Dương cĩ hồ
bình, ổn định lâu dài, trở thành một khu vực phát triển kinh tế năng động nhất
và mạnh nhất”.
Với quan điểm chung đĩ và xuất phát từ nhu cầu thực tế của Việt Nam, ngay sau thời kỳ chiến tranh lạnh, ta đã xúc tiến mạnh trong quan hệ với các quốc gia khu vực, trong đĩ cĩ Nhật Bản. Thời kỳ này quan hệ Việt – Nhật được thực hiện trên nguyên tắc:bình đẳng, cùng cĩ lợi. Trên cơ sở nguyên tắc này, hai bên đã cĩ những thoả thuận tăng cường đối thoại chính trị – an ninh, mở rộng các lĩnh vực và các hình thức hợp tác kinh tế, phối hợp hoạt động hợp tác dài hạn, khuyến khích hợp tác giao lưu văn hố giữa hai quốc gia. Với quan điểm đĩ quan hệ Việt Nam - Nhật Bản ngày càng củng cố, phát triển. Nhật Bản trở thành một đối tác, thị trường quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên trên thực tế quan hệ của Việt Nam với Nhật Bản được chú trọng nhiều trong quan hệ kinh tế. Việt Nam hy vọng tranh thủ ở Nhật Bản sự giúp đỡ kỹ thuật – cơng nghệ và vốn đầu tư. Các hoạt động quan hệtừ phía
Việt Nam chủ yếu được khởi động bởi các cơ quan nhà nước và cịn ít cĩ sự tham gia của các thực thể khác.
Các doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác với Nhật Bản nhìn chung đều cĩ tâm lý thụ động, chờ đợi từ phía Nhật Bản. Các doanh nghiệp kể cả các địa phương cịn thiếu quan điểm dài hạn và sự phối hợp với nhau trong thúc đẩy hợp tác. Tình trạng cạnh tranh trong xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư thiếu một sự quản lý chỉ đạo chung ở tầm quốc gia đơi khi đã đẩy các doanh nghiệp và địa phương phải chấp nhận các điều khoản ít cĩ lợi trong các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Một xu hướng đáng ngại hiện vẫn đang tồn tại là các cơ sở phía Việt Nam đều cố gắng cĩ được một ký kết hợp tác với nước ngồi nĩi chung và Nhật Bản nĩi riêng, mà chưa tính hết các vấn đề đặt ra, vì vậy làm giảm hiệu quả kinh doanh. Vấn đề là các doanh nghiệp cần chủ động thể hiện tiềm năng của mình để từ đĩ các doanh nghiệp nước ngoài nhận thấy nhu cầu và khả năng hợp tác. Cĩ nghĩa rằng trong quan điểm hợp tác cần phải đổi mới, phải chủ động và hợp tác chỉ bền vững khi các bên cĩ nhu cầu, cĩ lợi ích.
2.3. Một số đề xuất về chủ trương hợp tác kinh tế với Nhật Bản
Nhật Bản là đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam trong những năm tới đây. Do vậy phải xây dựng được một chiến lược dài hạn trong quan hệ với Nhật Bản.
Xuất phát từ nhu cầu hai bên và sự bổ sung lẫn nhau giữa hai nền kinh tế ta thấy Nhật Bản đã, đang và sẽ cĩ vai trị ngày càng càng quan trong đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam. Nhật Bản là bạn hàng thương mại và nguồn cung cấp ODA số 1 và cũng là nhà đầu tư hàng đầu ở Việt Nam, nhất là xét trên khía cạnh mức vốn thực hiện.
Trong tương lai với đường hướng đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nhu cầu về vốn, cơng nghệ và thị trường ngày càng gia tăng. Trong khi Nhật Bản là nước dẫn đầu thế giới và khu vực về tiềm năng vốn và cơng nghệ. Đường lối cơng nghiệp hố của ta cho thấy chúng ta khơng chỉ đơn thuần thực hiện quá trình chuyển từ lao động thủ cơng sangcơ khí hố, từ kinh
tế nơng nghiệp sang cơng nghiệp, mà cần phải phát triển các ngành dịch vụ và một số lĩnh vực kinh tế tri thức nhằm kết hợp quá trình chuyển dịch sang nền kinh tế dịch vụ. Đáp ứng điều đĩ xem ra Nhật Bản là cĩ ưu thế thuận lợi hơn cả với Việt Nam khơng chỉ ở các điều kiện vật chất mà cả ở kinh nghiệm phát triển.
KẾT LUẬN
Trong quá trình đổi mới và mở của của Việt Nam, quan hệ Việt Nam – Nhật Bản nĩi chung , quan hệ kinh tế nĩi riêng đang trong thời kỳ cĩ nhiều yếu tố thuận lợi. Quá trình tồn cầu hố và liên kết kinh tế khu vực đang gia tăng được xem là động lực quan trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trong đĩ cĩ quan hệ giữa Việt Nam với Nhật Bản. Quá trình trên gia tăng đặt ra cơ hội về thương mại và đầu tư cho mỗi nền kinh tế qua đĩ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trinh cải cách kinh tế của Nhật Bản đã, đang và sẽ gặt hái được rất nhiều thành cơng nhưng cũng cĩ khơng ít khĩ khăn và đây là cơ sở quan trọng cho các nước trên thế giới học tập và rút kinh nghiệm đặc biệt là Việt Nam. Đáng chú ý nữa là quá trình cải cách của Nhật Bản cũng như quá trình cơng nghiệp hố, hiện đai hố ở Việt Nam cho phép hai quốc gia bổ sung cho nhau trong việc đảm bảo nhu cầu của sản xuất và đời sống dân sinh. Đây chính là cơ sở khách quan cho việc gia tăng quan hệ kinh tế song phương Việt – Nhật. Bên cạnh đĩ một số vấn đề trên bình diện khu vực và quốc tế đặt ra gần đây như việc gia tăng của chủ nghĩa khủng bố quốc tế, của tình trang buơn lậu, bệnh tật… đặt ra yêu cầu phải mở rộng sự hợp tác hơn nữa giữa các quốc gia trong đĩ là mối quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản.
Bởi vậy, để tiếp hiểu được rõ hơn về quá trình cải cách kinh tế của Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản trên đây em đã hồn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này với đề tài: “Cải cách kinh tế của
Nhật Bản và mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản”.
Do điều kiện thời gian ngắn, khả năng nghiên cứu cĩ hạn, nhiều nội dung của đề tài chưa đề cập được thấu đáo cũng như khơng tránh khỏi những sơ xuất. Em rất mong nhận được những ý kiến đĩng gĩp của các thầy cơ giáo để đề tài ngày được hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các giáo trình Kinh tế quốc tế, Kinh doanh quốc tế, FDI - Đại học KTQD - HN
Mác và Ăng Ghen tồn tập. Nxb. Chính trị Quốc gia - Hà nội 1993. Lê - Nin tồn tập. Nxb Tiến bộ - Matxcơva – 1984.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia - Hà Nội.
MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU ... 1
CHƯƠNG I ... 3
QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN ... 3
I. XU HƯỚNG CỦA NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI ... 3
II. NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN TỪ CUỐI NHỮNG NĂM 1980 ĐẾN NAY ... 3
III. CẢI CÁCH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN ... 5
1. Các chính sách và giải pháp tình thế ... 5
2. Các chương trình cải cách kinh tế một cách cơ bản và tồn diện ... 7
CHƯƠNG II ... 14
MỘT SỐ THÀNH CƠNG BƯỚC ĐẦU CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ .... 14
Ở NHẬT BẢN... 14
I. MỘT SỐ THÀNH CƠNG BƯỚC ĐẦU CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ NHẬT BẢN ... 15
1. Những tiến bộ trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế ... 16
2. Những thành tựu trong lĩnh vực cải cách tài chính ... 18
II. NHỮNG CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP CẢI CÁCH TRONG TỪNG LĨNH VỰC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ... 19
1. Các chính sách đối với Ngân hàng Trung Ương và Ngân hàng Thương mại ... 20
2. Các chính sách cải cách Bộ Tài chính ... 30
3. Các chính sách về lãi suất tín dụng ... 31
4. Các chính sách về thuế, thu chi ngân sách và bảo hiểm ... 33
III. NHỮNG VẤN ĐỀ KINH TẾ NHẬT BẢN CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC CẢI CÁCH ... 36
1. Cải cách hệ thống tài chính ... 37
2. Cải cách thuế ... 37
3. Cải cách sự can thiệp của Chính phủ... 38
4. Cải cách chi tiêu của Chính phủ ... 38
CHƯƠNG III ... 40
QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN ... 40
I. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ ... 40
II. CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM – NHẬT BẢN... 42
1. Nhu cầu mở rộng hơn nữa hợp tác tương hỗ giữa Nhật Bản và Việt Nam trong tình hình hiện nay ... 43
2. Các quan điểm cơ bản phát triển hợp tác Việt – Nhật ... 52
KẾT LUẬN ... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 58