Để đẩy nhanh tiến trình CPH các DNNN ở VN trong thời gian tới, việc nghiên cứu và ứng dụng một cách hợp lý các kinh nghiệm trên thế giới phù hợp vơiù điều kiện và hồn cảnh kinh tế xã hội ở VN là hết sức cần thiết.
+ Bài học thứ nhất, xây dựng và hồn thiện khung pháp lý cho tiến trình CPH các DNNN.
Nga và Cộng hịa (CH) Séc cĩ đặc điểm kinh tế xã hội đã được xem là khá tương đồng. Tuy nhiên, tiến trình CPH ở Séc diễn ra cĩ trật tự và hiệu quả hơn ở Nga. Do CH Séc cĩ sự chuẩn bị khá kỹ về hành lang pháp lý cần thiết cho tiến trình chuyển đổi hơn Nga. Từ kinh nghiệp trên, để đẩy mạnh CPH ở VN cũng cần cĩ hệ thống văn bản pháp quy đầy đủ, chặt chẽ liên quan đến việc thực hiện CPH các DNNN như: Luật cải cách DNNN, Luật doanh nghiệp (thống nhất), Luật đầu tư (chung), Luật cạnh tranh, Luật TTCK,…. Luật cải cách DNNN phải cĩ những điều khoản quy định rõ ràng, chi tiết việc xác định giá trị doanh nghiệp, giải quyết nợ và lao động dơi dư, bán CP, đối tượng ưu tiên mua CP, chế độ báo cáo, cơng khai minh bạch tình hình tài chính của Cơng ty CP… Ngồi ra, Nhà nước phải cĩ kế hoạch cụ thể triển khai CPH và quy định rõ về lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước nắm giữ 100%; những lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước nắm giữ CP chi phối, cũng như những lĩnh vực, ngành nghề Nhà nước khơng cần nắm giữ CP… để thống nhất thực hiện trên tồn quốc, chấm dứt tình trạng cố tình trì hỗn, né tránh CPH ở một số DNNN.
+ Bài học thứ hai, tiến trình CPH là biện pháp hữu hiệu để đổi mới và phát triển DNNN, tiến tới xố bỏ độc quyền.
Hiện nay, xu hướng chung của các nước trên thế giới là lập lại mối quan hệ kinh tế nhà nước và tư nhân theo hướng thu hẹp kinh tế cơng, tăng kinh tế tư nhân và sở hữu hỗn hợpï. Điều đĩ cũng cĩ nghĩa là giảm bớt bảo hộ và kiểm sốt của Nhà nước vào hoạt động doanh nghiệp, tạo bình đẳng cho các thành phần kinh tế, phát huy tác dụng cơ chế cạnh tranh hồn hảo trên thị trường và tạo động lực phát triển.
Kinh nghiệm từ CH Séc cho thấy Chính phủ chủ trương đẩy mạnh tư nhân hố hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế, kể cả những lĩnh vực độc quyền trước đây như: cơng nghiệp điện, viễn thơng, xăng dầu, khí đốt… Vì thế, đến nay số DNNN ở CH Séc cịn lại rất ít và khu vực kinh tế cơng chỉ chiếm 20% GDP. Cịn như TQ, Chính phủ cũng tiến hành CPH một số lĩnh vực mà trước đây Nhà nước giữ vai trị độc quyền và Bộ Đường sắt TQ đã cĩ kế hoạch bán CP cho các nhà đầu tư để huy động vốn cho việc xây dựng và cơ cấu lại ngành giao thơng đường sắt.
Vì thế, VN cũng cần nhìn nhận tiến trình CPH các DNNN là một giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất trong giai đoạn hiện nay nhằm tiến tới xố bỏ độc quyền của một số DNNN. Do đĩ, cần phải làm tốt cơng tác tuyên truyền, quán triệt tư tưởng cho các ngành, các cấp, đồng thời nâng cao nhận thức cho người lao động, và lãnh đạo các DNNN. Bên cạnh đĩ, Chính phủ cần đề ra biện pháp mạnh mẽ, kiên quyết hơn để xử lý những trường hợp cố tình trì hỗn việc CPH vì sợ mất đi các đặc quyền, đặc lợi mà họ đang thụ hưởng, làm ảnh hưởng đến tiến trình CPH ở nước ta.
+ Bài học thứ ba, đẩy mạnh CPH sẽ tạo điều kiện mở rộng hoạt động và phát triển thị trường chứng khốn.
Nếu tiến trình CPH diễn ra một cách mạnh mẽ sẽ tạo nhiều hàng hố cho TTCK. Ngược lại, TTCK càng phát triển, giao dịch trên TTCK càng sơi động thì càng tạo động lực thúc đẩy CPH. Muốn vậy, Chính phủ VN sớm đề ra những giải pháp cải cách trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, cũng như thành lập và phát triển các sở giao dịch chứng khốn, các quỹ đầu tư tài chính, các tổ chức tài chính khác, phân bố hiệu quả các nguồn vốn để đẩy mạnh giao dịch chứng khốn trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn trong nước lẫn thu hút vốn đầu tư nước ngồi tham gia mua cổ phiếu trên TTCK. Ngồi ra, Uûy ban Chứng khốn nhà nước phải cĩ quy định cụ thể việc niêm yết cổ phiếu của các Cơng ty CP, khuyến khích và tạo điều kiện cho các Cơng ty CP cĩ quy mơ lớn và hội đủ điều kiện được niêm yết và giao dịch trên TTCK. Bên cạnh đĩ, Nhà nước cần cĩ các quy định chặt chẽ để lựa chọn những ngân hàng hoạt động tốt, cĩ doanh số hoạt động cao, dư nợ quá hạn thấp và cho phép tham gia niêm yết trên TTCK. Cĩ như thế hàng hố chứng khốn mới dồi dào, đồng thời tạo điều kiện cho TTCK phát triển.
Trung Quốc là quốc gia rất thành cơng trong việc thu hút vốn trong nước và nước ngồi bằng con đường CPH, vừa qua TQ đã chào bán cổ phiếu các ngân hàng lớn cho các nhà đầu tư trên thế giới. Nhờ đĩ mà hiện nay các ngân hàng ở TQ đã bắt đầu hoạt động khoẻ mạnh và cĩ lãi, TTCK trong nước chuẩn bị “cất cánh”.
+ Bài học thứ tư, CPH là một giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề bức xúc về vốn cho các DNNN.
Vốn là vấn đề hết sức phức tạp trong nền kinh tế vĩ mơ của VN trong thời gian qua, phần lớn DNNN dựa vào ngân hàng để vay vốn. Do vậy, nhiều ngân hàng đã phải gánh chịu số dư nợ rất lớn, làm cho tình hình tài chính nước ta luơn nằm trong trạng thái căng thẳng. Đẩy mạnh CPH chúng ta cĩ thể giải quyết được vấn đề vốn thơng qua giao dịch cổ phiếu trên TTCK. Mục tiêu cơ bản của chương trình CPH các DNNN là huy động vốn của CBCNV trong doanh nghiệp, vốn nhàn rỗi của cá nhân, tổ chức kinh tế trong nước và nước ngồi để đầu tư đổi mới cơng nghệ, mở rộng SXKD và phát triển doanh nghiệp. Ở Trung Quốc, trong 10 năm qua cĩ 117 Cơng ty CP đã huy động được 45,5 tỷ USDõ từ các TTCK trên thế giới. Mới đây, Ngân hàng Xây dựng TQ (CCB) đã chào bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư thơng qua TTCK Hồng Kơng nhằm huy động 8 tỷ USD, đây là đợt niêm yết chứng khốn cĩ giá trị lớn nhất thế giới trong năm nay và cũng là lớn nhất kể từ năm 2001. Các nhà kinh tế dự báo rằng, trong tương lai gần, thị trường tài chính TQ sẽ trở thành “ cổ máy hái ra tiền” lớn nhất thế giới. Đây cũng là bài học kinh nghiệm quý giá cho VN.
+ Bài học thứ năm, giải quyết vấn đề tài chính và chính sách cho người lao động khi CPH.
Trước khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, hầu hết các nước trên thế giới đều tiến hành giải quyết vướng mắc về tài chính đối với doanh nghiệp hoạt động khơng hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Kinh nghiệm chỉ ra rằng, các DNNN vừa và nhỏ cĩ tính cạnh tranh nên bán nhanh chĩng thơng qua đấu thầu cạnh tranh. Tuy nhiên, khi chuyển đổi sở hữu, các nước thường giải quyết dứt điểm các vấn đề sau:
- Giải quyết các khoản nợ dây dưa, kéo dài.
- Loại bỏ những tài sản, các dự án đầu tư khơng hiệu quả theo mệnh lệnh hành chính trước đây.
- Giải quyết lao động dơi dư bằng các biện pháp đồng bộ như đào tạo lại, trả trợ cấp thơi việc và bảo hiểm thất nghiệp.
Đây là bài học kinh nghiệm cho VN tham khảo, đồng thời để giải quyết vấn đề này ngồi sự quyết tâm từ Chính phủ cần cĩ chính sách hổ trợ người lao động vay tiền mua CP, hoặc được mua CP ưu đãi trả chậm. Cũng như cần quan tâm đến việc xây dựng phương pháp định giá doanh nghiệp chính xác, nhất là định giá tài sản vơ hình như lợi thế kinh doanh, thương hiệu…nhằm hạn chế thất thốt tài sản nhà nước.
CHƯƠNG 2