Tình hình xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 303852 (Trang 58 - 59)

b. Về hạ tầng cơ sở và các loại hình dịch vụ ngoài tường rào KCX-KCN

2.1.4 Tình hình xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực

Qua số liệu thống kê của phòng quản lý lao động (HEPZA), tính đến cuối tháng 12/2006, tổng số lao động được tuyển dụng trong KCX-KCN TP là: 211.437 người, trong đó tỷ lệ lao động nữ chiếm 67,4%. Lao động khi mới tuyển có trình độ trung cấp - cao đẳng - đại học khoảng 6%, có tay nghề

khoảng 19,6%, số lao động còn lại dạng lao động phổ thông chiếm khoảng 74%, trong đó đa số là lao động nhập cư từ các tỉnh chiếm 72,54% trong tổng số lao động KCX-KCN TP.HCM (xem bảng 2.11).

Từ thống kê kinh nghiệm của trung tâm dịch vụ việc làm ( Hepza )cho biết: cứ bình quân giới thiệu 2 người mới tuyển được 1 người lao động, hầu hết các DN phải tự đào tạo hoặc đào tạo lại, vì trình độ lao động chưa sát hợp với yêu cầu thực tế của DN. Trường cao đẳng bán công công nghệ và quản trị

DN (CTIM) là đơn vị trực thuộc Hepza, được thành lập từ năm 1999, với nhiệm vụ đào tạo sinh viên nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho các DN trong KCX-KCN TP, cũng chỉ có thể cung ứng được vài phần trăm trong số hàng ngàn sinh viên ra trường hàng năm cho các KCX-KCN.

Bảng 2. 11 – Tình hình lao động tại cá KCX, KCN tính đến cuối năm 2006 Năm 2006

STT Chỉ tiêu

Số lượng % trong tổng số lao động

1 Tổng số lao động 211.437 người 2 Giới tính: Nam 68.929 người 32,6% Nữ 142.508 người 67,4% 3 Tuổi bình quân 18-35 tuổi 4 Nhập cư 153.376 người 72,54% 5 Trình độ văn hóa, tay nghề Cấp 1 7.928 người 3,75% Cấp 2 83.855 người 39,66% Cấp 3 64.530 người 30,52%

Lao động có tay nghề 41.462 người 19,61%

Cao đẳng, trung cấp 6.110 người 2,89%

Đại học 7.548 người 3,57%

Tình trạng lao động bỏ việc, dịch chuyển từ DN này sang DN khác, tình trạng lao động làm đơn khiếu nại DN, hoặc lãng công, đình công trở nên phổ

biến trong các KCX-KCN TP. Trong năm 2006, có đến 101 trường hợp người lao động gởi đơn khiếu nại DN và đã diễn ra 35 vụ lãng công, đình công. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân, ngoài những nguyên nhân tác động trực tiếp như: chủ DN chưa thực hiện tốt chính sách đối với người lao động, đời sống tinh thần, vật chất của người lao động quá thiếu thốn, khó khăn, cơ quan quản lý nhà nước cũng như tổ chức công đoàn chưa làm tốt vai trò của mình….Bên cạnh đó, có nguyên nhân sâu xa, cơ bản mà chúng ta cần quan tâm xem xét,

đó là :nhà nước quan tâm nhiều đến chính sách phát huy lợi thế cạnh tranh với giá nhân công thấp để thu hút FDI nhằm phục vụ cho yêu cầu tăng trưởng kinh tế, mà chưa quan tâm đúng mức đến những nhân tố liên quan đến phát triển bền vững như:đời sống, tay nghề người lao động, công nghệ, môi trường sinh thái .

Một phần của tài liệu 303852 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)