XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN TRÊN THẾ GIỚI

Một phần của tài liệu 303852 (Trang 31 - 32)

Khi nghiên cứu về sự phát triển các các KCN trên thế giới, người ta dễ đi đến nhận định: quá trình phát triển các KCN ở các nước gắn liền với quá trình CNH tại các nước đó. Vào đầu thế kỷ 19, tại Anh, các KCN tập trung được hình thành, sự hợp tác giữa các xí nghiệp trong KCN ngày càng phát triển, năng suất lao động gia tăng, chi phí sản xuất giảm, làm cho sản phẩm công nghiệp nước Anh chiếm lĩnh nhanh trên thị trường thế giới. Vài thập niên sau, các nước Tây Âu: Pháp, Ý, Đức, Bỉ, Hà Lan… cũng đã phát triển nhanh các KCN. Nhiều nước ở Châu Mỹ La tinh, Châu Á, Châu Phi tuy mới phát triển các KCN khoảng 50 năm trở lại đây nhưng từ những nước nông nghiệp lạc hậu đã nhanh chóng trở thành những nước công nghiệp mới (NICs – New Industrial Countries).

KCX đầu tiên được ra đời trên thế giới vào năm 1959 tại Cộng hòa Ireland, đó là KCX Shannon. Sau đó khái niệm về KCX đã được chấp nhận và thực hiện ở PuetoRico năm 1962 và ở Đài Loan năm 1966. Qua những năm đầu của thập niên 1970, KCX đã được hình thành ở các nước: Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Phillippines. Sự thành công của KCX ở một số nước tại Châu Á đã kích thích một số nước khác phát triển mô hình kinh tế này như: Trung Quốc, Banladesh, Srilanka, Thailand, Nepal, Hongkong, Dubai… Ở Việt Nam, KCX đầu tiên ra đời vào năm 1991 đó là KCX Tân Thuận tại TP.HCM.

Hầu như tại các nước có KCX, KCN đều xem chúng như là một trong những công cụ thử nghiệm những chính sách kinh tế đặc thù ưu

đãi hơn so với phần còn lại của quốc gia về thuế, thủ tục hải quan, thủ

tục hành chính… nhằm thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến…

Hơn 200 năm hình thành và phát triển, ngày nay các KCX, KCN trên thế giới đã trở thành lực lượng kinh tế quan trọng, có hiệp hội (WEPZA-World Export Processing Zones Association), là đối tượng

được nhiều tổ chức chính phủ, phi chính phủ nghiên cứu vận dụng, chúng không chỉ tác động ảnh hưởng trong phạm vi của một quốc gia mà còn tác động ảnh hưởng đến kinh tế toàn thế giới.

Thông qua nghiên cứu các nghiên cứu và tổng kết về sự phát triển các KCN trên thế giới và qua khảo sát thực tế sự phát triển các KCN ở Đài Loan và Nhật Bản, nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nước, mã số ĐTĐL-2003/08 đã đưa ra các nhận định sau:

Một phần của tài liệu 303852 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)