Những quy định cụ thể

Một phần của tài liệu Một số biện phỏp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương ở công ty 20 - Tổng cục Hậu cần - Bộ quốc phũng (Trang 52 - 55)

III. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG

2.2.Những quy định cụ thể

a) Đối với TGĐ, Phó TGĐ, GĐ, Phó GĐ, Kế toán trưởng (KTT) và công nhân viên chức trong doanh nghiệp quân đội thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư 01/2005/TT- BLĐTBXH ngày 5/1/2005 của Bộ Lao động thương binh xã hội hướng dẫn chuyển xếp lương cũ sang lương mới đối với TGĐ, GĐ, Phó GĐ, Phó TGĐ, KTT và công nhân viên chức trong doanh nghiệp.

b) Đối với thành viên chuyên trách HĐQT, thành viên Ban kiểm soát và viên chức giúp việc trong HĐQT trong các doanh nghiệp có HĐQT thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư 02/2005/TTLB của Liên Bộ Lao động- Thương binh- Xã hội- Bộ Nội Vụ hướng dẫn chuyển lương cũ sang lương mới đối với thành viên chuyên trách HĐQT, thành viên Ban kiểm soát và viên chức giúp việc cho HĐQT.

c) Đối với cán bộ chuyên trách Đảng, cán bộ Đoàn thể trong doanh nghiệp không phải là quân nhân, thực hiện theo hướng dẫn số 36- HĐ/BTCTW ngày 27/01/2005 của Ban tổ chức Trung ương Đảng.

Trong quá trình chuyển xếp lương cũ sang lương mới cần thực hiện đúng các quy đinh sau:

- Nguyên tắc chuyển xếp:

+ Theo chức vụ hoặc công việc đang đảm nhiệm. Căn cứ để chuyển xếp là tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật(đối với công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh), là tiêu chuẩn chuyên môn - nghiệp vụ(đối với viên chức, nhân viên), là hạng doanh nghiệp (đối với TGĐ, PTGĐ, GĐ, PGĐ, KTT).

+ Căn cứ vào ngạch, bậc, hệ số lương hiện hưởng để chuyển xếp( hệ số lương hiện hưởng là hệ số lương của người lao động đang được xếp theo thang, bảng lương của Nhà nước để thực hiện chế độ BHXH, BHYT).

+ Khi chuyển xếp, không kết hợp nâng ngạch, bậc, không xếp vào hạng cao hơn của doanh nghiệp, nhưng không thấp hơn dưới mức hệ số mức lương cũ của người lao động đã được xếp hạng và đang thực hiện chế độ BHXH, BHYT.

- Kết quả chuyển xếp lương cũ sang lương mới phải báo cáo lên câp có thẩm quyền và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.2.2. Quỹ tiền lương và chế độ trả lương

a) Nguồn quỹ tiền lương để trả cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp:

Là quỹ tiền lương được tính trên cơ sở đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh tính đơn giá tiền lương. Đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp được xác định theo một trong bốn phương pháp quy định tại thông tư 07/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao Động – Thương binh& Xã hội hướng dẫn thực hiện nghị định 206/2004/NĐ- CP ngày 14/12/2004 quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các Công ty nhà nước. Đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp được đăng ký với cấp có thẩm quyển và được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện.

b) Chế độ trả lương

Quỹ lương hợp lệ dùng để trả lương cho các bộ, công nhân viên trong danh sách của doanh nghiệp là quỹ lương xác định theo đơn giá tiền lương chung của doanh nghiệp. Trong phạm vi quỹ lương đó, doanh nghiệp được quyền lựa chọn hình thức và phương thức trả lương cho người lao động trên cơ sở quy chế trả lương của doanh nghiệp.

Việc trả lương cho người lao động phải đảm bảo các nguyên tắc: - Phân phối theo lao động( không phân phối bình quân)

- Quỹ lương chỉ dung cho mục đích trả lương, không được dung vào mục đích khác.

- Trường hợp chi trả vượt quỹ lương hợp lệ, phần chi vượt phải khấu trừ vào quỹ tiền lương năm sau liền kề.

- Hàng năm doanh nghiệp được trích lập quỹ lương dự phòng để đảm bảo trả lương cho người lao động không bị gián đoạn. Mức dự phòng do TGĐ, GĐ quyết định sau khi có ý kiến của Ban chấp hành công đoàn doanh nghiệp nhưng không quá 17% quỹ lương thực hiện.

c) Chế độ tiền thưởng

Thực hiện theo quy định tại khoản 6, mục IV thông tư số 07/2005/TT ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội.

Một phần của tài liệu Một số biện phỏp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương ở công ty 20 - Tổng cục Hậu cần - Bộ quốc phũng (Trang 52 - 55)