Nhóm giải pháp trước mắt để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chiến lược đẩy mạnh XK hàng dệt may VN vào thị trường Mỹ đến 2010 (Trang 60 - 62)

HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ ĐẾN NĂM

3.2.6, Nhóm giải pháp trước mắt để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ:

Việt Nam vào thị trường Mỹ:

3.2.6.1, Đẩy mạnh việc gia công xuất khẩu và nâng cao hiệu quả của việc gia công:

Các doanh nghiệp phải tiếp tục duy trì và đẩy mạnh gia công xuất khẩu, bán và phân phối qua trung gian để tiếp tục đưa sản phẩm vào thị trường thế giới dưa trên các quan hệ được thành lập từ trước. Tuy nhiên, cần thay đổi hình thức gia công, giảm hình thức gia công toàn bộ chuyển dần sang hình thức gia công từng phần: Ky hợp đồng bao tiêu sản phẩm với bên đặt gia công trong đó nguồn nguyên phụ liệu do doanh nghiệp dệt may Việt Nam chịu trách nhiệm, theo mẫu mã thiết kế của bên đặt gia công; hoặc là, doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ tự thiết kế

61

nghiệp tự đầu tư, bên khách hàng phải mua thành phẩm, giá cả do doanh nghiệp

định ra trên cơ sở thỏa thuận của khách hàng.

Việc thay đổi cơ cấu các loại hình gia công như vậy nhằm tạo cơ sở nền tảng vững chắc cho các doanh nghiệp dệt may chuyển sang hình thức tự doanh.

3.2.6.2, Đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp:

Các doanh nghiệp tự lo đầu vào, đầu ra cho sản phẩm của mình, nên đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp; các doanh nghiệp nên sử dụng các biện pháp sau:

Nghiên cứu thị trường một cách chi tiết, thực hiện phân đoạn thị trường theo các tiêu thức: giới tính, tuổi, nhề nghiệp, tập quán tiêu dùng… trên thị trường Mỹ, thông qua bộ phận marketing của doanh nghiệp. Từ đó xác định được doanh nghiệp nên sản xuất mặt hàng gì? Nhắm đến phân khúc thị trường nào?

Quan hệ tốt với các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào: cơ sở dệt, cơ sở

sản xuất phụ liệu, xí nghiệp cơ khí dệt may, các cơ sở đào tạo, các trung tâm nghiên cứu mẫu mốt… các doanh nghiệp thương mại Mỹ phụ trách đầu ra: tăng cường việc chào giá, quảng cáo, phát hành catalogue gởi đến khách hàng.

Ky hợp đồng vận chuyển thường xuyên với các hãng vận chuyển, bảo hiểm trách nhiệm, rủi ro, tổn thất để xuất khẩu hàng nhanh chóng an toàn.

3.2.6.3, Đẩy mạnh hoạt động Marketing:

Trước mắt doanh nghiệp dệt may cần k y hợp đồng quảng cáo, tiếp thị, chiêu thị, phân phối với các doanh nghiệp tiếp thị tại thị trường Mỹ để công chúng Mỹ

biết và sử dụng sản phẩm cùa mình.

Thăm dò y kiến người tiêu dùng về sản phẩm của mình thông qua bảng câu hòi đăng tải trên báo chí kèm theo những món quà khuyến khích, hoặc quacông ty tiếp thị lấy y kiến cụ thể của từng người tiêu dùng.

Tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại trong nước và ngoài nước, tham gia các cuộc bình chọn “top ten” như cuộc thi bình chọn”hàng Việt Nam chất lượng cao”, “sản phẩm dệt may được người tiêu dùng yêu thích nhất”

K y hợp đồng với các nhà bán lẻở Mỹ, giới thiệu sản phẩm dệt may, tiến tới ky hợp đồng đại ly với các cửa hàng đó.

62

Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt bổ sung cho các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, hoặc thực hiện dự án đầu tư mới sau khi đã qua khóa đào tạo ngắn hạn về quản l y hoặc kỹ thuật.

Thuê các nhà quản ly, các chuyên gia kỹ thuật nước ngoài nhằm giải quyết các khó khăn cho một số doanh nghiệp.

Xây dựng một chính sách đãi ngộ mới như: nhân viên nào tìm kiếm khách hàng mới sẽđược thưởng 1 tháng lương, hoặc đưa đi học khóa nâng cao kiến thức

ở nước ngoài nếu quá trình làm việc có biểu hiện tốt….

3.2.6.5, Giải pháp áp dụng công nghệ thông tin vào quản ly và sản xuất: Công nghệ thông tin đang trở thành công cụ đắc lực phục vụ công tác quản trị kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là phục vụ cho hoạt động xúc tiến thương mại với chi phí tiết kiệm nhất và phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành dệt may. Intel đã giới thiệu nền tảng công nghệ thông tin Intel VPro dành cho các doanh nghiệp dệt may. Đây là gói giải pháp bao gồm phần cứng và phần mềm với những khả năng vượt trội về khả năng điện toán và quản lý bảo mật linh hoạt hơn, cũng như những lợi thế về chi phí cho doanh nghiệp.

Thiết nghĩ nếu các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin mạnh hơn nữa sẽ là một trong những giải pháp cơ bản để ngành dệt may Việt Nam tăng được sức cạnh tranh so với các đối thủ trong khu vực trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chiến lược đẩy mạnh XK hàng dệt may VN vào thị trường Mỹ đến 2010 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)