Đặc điểm nhập khẩu và tiêu dùng hàng dệt maycủa thị trường Mỹ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chiến lược đẩy mạnh XK hàng dệt may VN vào thị trường Mỹ đến 2010 (Trang 26 - 29)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.

2.1.2, Đặc điểm nhập khẩu và tiêu dùng hàng dệt maycủa thị trường Mỹ:

2.1.2.1, Đặc điểm người tiêu dùng của Mỹ:

Thị trường Mỹ được chia thành 3 phân khúc thị trường : Phân khúc 1: là tầng lớp thương lưu trong xã hội, thường mua hàng có thương hiệu nổi tiếng, giá cả

rất đắt; Phân khúc 2: là những người trung lưu, họ chú trọng đến mẫu mã hợp thời trang, giá cả phù hợp; Phân khúc 3: là những người dân nghèo, chỉ chú trọng đến yếu tố giá cả, chỉ mua những loại hàng có giá rẻ. Hàng dệt may Việt Nam nên nhắm vào phân khúc 2 và 3 của thị trường.

Thị hiếu tiêu dùng của người Mỹ rất đa dạng và được phân cấp rõ ràng theo từng phân khúc thị trường. Nhưng nhìn chung sở thích người tiêu dùng Mỹ là: thích mua sắm vào các kỳ nghỉ lễ, hay vào mùa mua sắm trong năm; chủng loại

27

hàng hóa dă dạng nhiều mẫu mã để lựa chon; các lọai hàng dệt may phù hợp với thời tiết khí hậu trong năm; đặc biệt họ rất yêu thích thời trang, thay đổi sở thích thời trang nhanh chóng; các loại quần áo người Mỹ chọn nhiều nhất là : đồng phục

đi làm, T-shirt, quần áo trẻ con.

2.1.2.2, Cách thức nhập khẩu và phân phối hàng của các công ty Mỹ:

Tại Mỹ, các công ty lớn thường có hệ thống phân phối riêng và tự làm tất cả

các khâu từ nghiên cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và nhập khẩu. Các tập đoàn và công ty lớn có tác động mạnh đến chính sách của Chính phủ. Các công ty vừa và nhỏ vận động xung quanh hệ thống thị trường và được Chính phủ hỗ trợ.Các công ty vừa và nhỏ thường nhập khẩu hàng hoá và bán theo một số cách thức sau:

(1). Bán sỉ cho các cửa hàng bán lẻ. Hầu hết các loại hàng hoá như: trang sức, quần áo, đồ chơi, mỹ nghệ, tạp hoá đều có thể bán trực tiếp cho các nhà bán lẻ

thông qua các nhà nhập khẩu. Cách bán hàng này rất có hiệu quả khi hàng hoá có nhu cầu mạnh và có lợi nhuận cao.

(2). Bán hàng cho nhà phân phối. Các nhà phân phối thường có hệ thống phân phối rộng khắp một khu vực hoặc nằm trong nhóm ngành công nghiệp nào đó. Họ có khả năng bán hàng nhanh chóng trong thời điểm ngắn. Nhưng qua cách này người bán phải chia sẻ bớt lợi nhuận của mình cho các nhà phân phối.

(3). Bán trực tiếp cho các nhà công nghiệp. Cách này có thể làm được khi các nhà máy trực tiếp mua hàng của một số thương nhân nhỏ trong nước khi họ

không có điều kiện để mua trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngoài hoặc mua qua các nhà nhập khẩu.

(4). Bán sỉ qua đường bưu điện. Với những sản phẩm nhỏ và giá trị không lớn có thể bán theo cách này qua một số trung gian bán buôn. Cách này có lợi là bán hàng theo diện rất rộng và không phải qua khâu trung gian phân phối hay bán buôn.

(5). Bán lẻ qua đường bưu điện. Một số nhà nhập khẩu không cần qua trung gian mà trực tiếp gửi bưu kiện đến cho người mua. Để làm được cách này phải có hệ thống nghiên cứu thị trường chuẩn xác và có hiệu quả cao.

28

(6). Có một số nhà nhập khẩu bán hàng theo catalogue qua các nhà buôn theo kiểu này hay trực tiếp thành lập công ty để bán hàng theo catalog. Phương thức này đòi hỏi phải biết được địa chỉ của khách hàng có nhu cầu thường xuyên.

(7). Bán lẻ. Nhà nhập khẩu tự tổ chức việc nhập khẩu và bán lẻ hàng hoá theo khả năng về thị trường của mình và tự gánh chịu mọi rủi ro.

(8). Bán hàng qua các cuộc trưng bày hàng hoá trên các kênh truyền hình là hình thức mới và phải có hàng tức thời và bán theo giá công bố.

(9). Bán hàng trực tiếp cho các nhà máy công xưởng với các điều kiện giống như bán cho các nhà bán buôn bán lẻ.

(10). Làm đại lý bán hàng. Có một số người Mỹ có quan hệ tốt cả hai chiều với nhà xuất khẩu nước ngoài và hệ thống phân phối bán buôn bán lẻ trong nước thì họ thường làm đại lý cho nước ngoài để khỏi phải lo khâu tài chính cho kinh doanh.

(11). Bán hàng qua "buổi tiệc bán hàng" (Bali Imports Party). Một số nhà nhập khẩu mua một số lượng nhỏ hàng hoá về rồi mời người thân quen đến dự

buổi giới thiệu bán hàng luôn tại chỗ.

(12). Bán ở chợ ngoài trời (Flea Market). Có hãng lớn đã từng tổ chức nhập khẩu và bán hàng ở chợ ngoài trời với quy mô lớn và diện rộng khắp cả nước. Cách làm này đỏi hỏi phải có diện quan hệ rộng với người bán hàng ở nhiều nước khác nhau và phải trả một phần lợi tức cho người bán hàng.

(13). Bán hàng qua các Hội chợ, triển lãm tại Hoa Kỳ. Có người mua hàng về kho của mình và quanh năm di dự các hội chợ triển lãm khắp Hoa kỳ để tìm kiếm các đơn đặt hàng tại quầy rồi về gửi hàng cho người mua theo đường bưu

điện, Fedex hay UPS. Cách này chỉ có thể làm ở quy mô nhỏ với hàng đặc chủng, hàng mới và giá cao.

(14). Bán hàng qua hệ thống Internet.

2.1.2.3, Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ

Thị trường Mỹ có nhu cầu rất đa dạng về hàng dệt may, khách hàng thường

đặt hàng với khối lượng lớn với tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, và điều kiện giao hàng rất nghiêm ngặt.

29

Mỹ nhập một khối lượng lớn hàng dệt may từ các nước trên thế giới, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ gia tăng hàng năm. Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ năm sau tăng 6-7% so với năm trước, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ hơn 70 tỷ tăng 5,89% so với năm 2004 là 66 tỷ, nhưng năm 2006 đạt trên 73 tỷ tăng 3,6% so với năm 2005 (xem bảng 2.1). Từ

năm 2002, Trung quốc vượt qua Mexico, vươn lên vị trí dẫn đầu nước xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu vào Mỹ, Việt Nam từ hạng thứ 7 năm 2005 (vượt Hồng Kông vị trí thứ 3, Honduras vị trí thứ 6) lên hạng thứ 5 năm 2006 về kim ngạch xuất hàng dệt may vào Mỹ chiếm xấp xỉ 4,3% thị trường tiêu dùng của Mỹ.

Biểu đồ 2.1

Nguồn : DOC & USITC

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chiến lược đẩy mạnh XK hàng dệt may VN vào thị trường Mỹ đến 2010 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)