Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chiến lược đẩy mạnh XK hàng dệt may VN vào thị trường Mỹ đến 2010 (Trang 46 - 49)

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ.

2.4, Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ.

Việt Nam vào thị trường Mỹ.

2.4.1, Điểm mạnh

Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA) trong những năm qua đã và đang phát huy hiệu quả. Các doanh nghiệp Việt Nam đã quen và hiểu hơn thị trường Mỹ, từđó có cách tiếp cận phù hợp và có hiệu quả hơn với thị trường này.

Việt Nam có lợi thế là lao động rẻ và chất lượng dệt may tốt hơn so với Ấn

Độ (lựa chọn tiếp theo của các nhà nhập khẩu dệt may Mỹ sau Việt Nam). Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết đơn giá xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ ngày càng cao, và các khách hàng lớn của Mỹ vẫn chọn Việt Nam là thị trường đặt hàng chiến lược.

Sự hỗ trợ vốn và tín dụng cho Nhà nước đối với việc quy hoạch các vùng nguyên liệu. Điều này giúp cho các doanh nghiệp chủ động trong viêc chuẩn bị

nguồn hàng, tránh phụ thuộc quá lớn và nguồn nguyên liệu nhập khẩu, qua đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cùa hàng dệt may xuất khẩu.. Nhà nước đã có sự quan tâm đến ngành dệt may qua việc đầu tư tương đối lớn với khoảng 200.000máy, trong đó có nhiều thiết bị chuyên dùng hiện đại.

Sự tham gia của các thành phần kinh tế, mỗi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau có lợi thếđặc thù riêng về kỹ thuật và tổ chức kinh doanh. Và hơn nữa, ngành dệt may còn được sự hỗ trợ của cầu nối là hơn 1 triệu Việt kiều sinh sống tại Mỹ.

2.4.2, Điểm yếu:

Cước phí và thời gian vận tải hàng từ Việt Nam sang Mỹ thường cao hơn và lâu hơn so với từ các nước khác đến Mỹ (kể cả từ các nước xung quanh Việt Nam) do khoảng cách địa lý xa và chưa có tuyến vận tải biển hoặc hàng không trực tiếp giữa hai nước. Ví dụ, hiện nay, cước phí vận tải biển từ Việt Nam sang Mỹ cao hơn từ Trung Quốc sang Mỹ khoảng 15-20%. Thời gian vận tải từ Việt Nam sang bờ

47

Tây Mỹ trung bình khoảng 30 - 45 ngày so với từ Trung Quốc khoảng 12 – 18 ngày.

Khó khăn trong thanh toán. Do mới có quan hệ kinh doanh với các doanh nghiệp Mỹ nên các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thường yêu cầu thanh toán theo phương thức L/C trả ngay không hủy ngang. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp Mỹ hoặc do không quen với phương thức thanh toán này hoặc do muốn các phương thức thanh toán khác (D/A, D/P...) thuận tiện, đỡ tốn kém, và ít rủi ro hơn cho họ.

Các chính sách với ngành dệt may vẫn chưa nhất quán, cơ chế quản lý điều hành cho năm sau vẫn chưa rõ... “Các thủ tục như hải quan, thuế... dù có cải thiện, nhưng các nước chung quanh cải thiện mạnh hơn mình nên vẫn gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp còn hạn chế, từ chất lượng sản phẩm, chủng loại sản phẩm, kinh doanh theo giá FOB, trình

độ công nghệ cho đến việc đầu tư các loại thiết bị chuyên dụng phục vụ may sản phẩm chất lượng cao.

Năng lực cung và tiếp thị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn yếu. Ngoài những yếu kém chung và truyền thống như chủng loại hàng hóa nghèo nàn, chất lượng và mẫu mã chưa phù hợp, giá cả không cạnh tranh, năng lực tiếp thị xuất khẩu yếu; điểm yếu nổi bật của các doanh nghiệp Việt Nam tại thị

trường Mỹ là qui mô sản xuất nhỏ và khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp trong sản xuất và xuất khẩu yếu, nên gặp khó khăn trong việc đáp ứng các đơn hàng lớn và/hoặc có yêu cầu thời gian giao hàng nhanh của khách hàng Mỹ.

Hơn nữa, đại bộ phận các doanh nghiệp may mặc còn hoạt động theo hình thức gia công. Hình thức này không phù hợp với tập quán nhập khẩu của khách hàng Mỹ. Đây cũng chính là lý do nhiều doanh nghiệp Mỹ chưa quan tâm đến nhập khẩu từ Việt Nam hoặc còn nhập hàng từ Việt Nam thông qua các công ty trung gian ở nước thứ ba.

Sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam thiếu thương hiệu đặc trưng. Nhân tố quan trọng để sản phẩm dệt may có thể thâm nhập thị trường là nhãn hiệu

48

hàng hóa, hàng dệt may của Việt chủ yếu là gia công (chiếm hơn 75%), khi xuất khẩu sang Mỹ lại mang nhãn hiệu của bên đặt gia công, còn lại (25%) mang nhãn hiệu của các doanh nghiệp may hoặc nhãn hiệu nước ngòai (do doanh nghiệp mua bản quyền)

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú trọng đến việc tiêu chuẩn hóa hệ

thống quản ly chất lượng của mình

2.4.3, Cơ hội:

Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức được đối xử bình đẳng như các thành viên khác của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các doanh nghiệp dệt may có thể xuất khẩu theo khả năng mà không lo về hạn ngạch, và sẽ có thêm cơ

hội thu hút dòng đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài, nhờđó, ngành dệt may có điều kiện phát triển nguồn nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, hoá chất thuốc nhuộm,… để nâng cao tỉ lệ nội địa hoá (theo kế hoạch sẽ đạt đến 50% vào 2010). Một số mặt hàng của Việt Nam không phải chịu mức thuế cao hơn so với hàng cùng loại nhập từ những nước được hưởng ưu đãi thương mại của Mỹ và môi trường đầu tư tại Việt Nam đã được cải cách, dần đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của thế giới, tạo sự hấp dẫn các nhà đầu tư Mỹ quan tâm đầu tư sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu trở lại Mỹ. Nhiều doanh nghiệp Mỹ, do nhiều nguyên nhân khác nhau, đang quan tâm hơn đến thị trường Việt Nam và có hướng chuyển sang mua một phần hàng từ Việt Nam thay vì từ các thị trường khác trong khu vực.

Chi phí sản xuất ở Mỹ ngày càng tăng, cho nên ngày càng nhiều các nhà sản xuất Mỹđặt gia công sản phẩm và/hoặc bán thành phẩm ở nước ngoài, hoặc thay vì cho trực tiếp sản xuất, họ trở thành các công ty thương mại đặt hàng sản xuất ở

nước ngoài nhập về cung ứng cho hệ thống khách hàng truyền thống của mình tại Mỹ. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa, nhất là hàng tiêu dùng của Mỹ chắc chắn sẽ tiếp tục tăng

Nhu cầu của thị trường Mỹ rất đa dạng. Chủng tộc và văn hóa đa dạng dẫn

đến nhu cầu và tập quán tiêu dùng cũng đa dạng. Thu nhập bình quân đầu người cao, song chênh lệch thu nhập rất lớn. Số dân nhập cư vào Mỹ hiện nay mỗi năm tới trên một triệu người và ngày càng tăng, trong đó phần đông là những người lao

49

động chân tay có thu nhập thấp. Yếu tố thu nhập và dân số này dẫn đến thị trường có nhu cầu cả về hàng cao cấp đắt tiền lẫn hàng bình dân rẻ tiền.

Hơn một triệu người Việt Nam đang sống tại Mỹ là thị trường đáng kể, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm, và là cầu nối rất tốt để đưa hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường này. Có hơn năm ngàn doanh nghiệp Việt kiều đang hoạt

động tại Mỹ trong nhiều lĩnh vực (như đồ gỗ, chế biến thép, tư vấn, phần mềm, xuất bản...) sẽ trở thành lợi thế cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xâm nhập vào thị trường Mỹ

Quan hệ chính trị giữa hai nước tiếp tục được củng cố và đang phát triển theo chiều hướng tích cực qua các sự kiện ngoại giao, sư thăm viếng của các vị

nguyên thủ quốc gia đến hai nước, sự kiện APEC năm 2006 thành công góp phần làm mạnh mẽ hơn vị trí của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Chiến lược đẩy mạnh XK hàng dệt may VN vào thị trường Mỹ đến 2010 (Trang 46 - 49)