Các cơ quan chính phủ phải nhanh chóng cung cấp các dịch vụ

Một phần của tài liệu Internet và thương mại điện tử (Trang 54 - 56)

thương mại điện tử

Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến

Nhiều dịch vụ công là những mắt xích không thể tách rời trong chu trình giao dịch thương mại, nếu các dịch vụ công này không được tin học hoá và đáp ứng các đòi hỏi tự động hoá giao dịch trên mạng thì thương mại điện tử cũng rất khó phát triển.

Xét trên khía cạnh công nghệ và giải pháp thì tới cuối năm 2004 việc triển khai một số dịch vụ công trực tuyến như khai báo hải quan điện tử và khai báo thuế giá trị gia tăng điện tử là khả thi. Tuy nhiên, vì một số lý do như cơ sở pháp lý, nguồn nhân lực, tổ chức mà các dịch vụ này chưa được triển khai.

Trong giai đoạn 2006 – 2010 cần đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ cho thương mại điện tử. Những dịch vụ cần ưu tiên cung cấp trên mạng càng sớm càng tốt như sau:

• Thuếđiện tử: thuế nội địa, thuế xuất nhập khẩu (Bộ Tài chính) • Hải quan điện tử (Bộ Tài chính)

• Các thủ tục xuất nhập khẩu điện tử (Bộ Thương mại)

• Các thủ tục liên quan tới đầu tư, đăng ký kinh doanh điện tử (Bộ KHĐT)

• Các loại giấy phép chuyên ngành liên quan đến hoạt động thương mại (hiện do rất nhiều Bộ cấp: Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Xây dựng, v.v...)

Ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ

Mua sắm chính phủ chiếm tỷ lệđáng kể trong thương mại nên nếu các cơ quan nhà nước đẩy mạnh việc mua hàng hoá và dịch vụ trên mạng sẽ kích thích các doanh nghiệp phải ứng dụng thương mại điện tửđể tăng cơ hội bán sản phẩm hàng hoá và dịch vụ của mình.

Nhiều nước đã ban hành các quy định chặt chẽ về nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước phải ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công nhằm đạt hiệu quả cao nhất từ tiền thuế của nhân dân. Chẳng hạn, Chỉ thị của Tổng thống Hoa Kỳ về thương mại điện tử ngày 17/12/1999 đã nhấn mạnh người đứng đầu các cơ quan chính phủ phải thúc đẩy sử dụng thương mại điện tử để việc mua sắm của liên bang được nhanh hơn, rẻ hơn, tiết kiệm cho người nộp thuế.

Trong giai đoạn 2006 – 2010 cần sửa đổi các quy định về đấu thầu trong mua sắm chính phủ theo hướng bắt buộc các chủđầu tư phải công bố mời thầu trên trang tin điện tử chính thức của tổ chức mời thầu và các trang tin điện tử của các cơ quan khác, chẳng hạn của Bộ KHĐT, Thương mại, Tài chính đối với mua sắm của các cơ quan trung ương và của Sở KHĐT, Thương mại, Tài chính đối với mua sắm của các cơ quan thuộc chính quyền địa phương.

Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

Không thể phát triển thương mại điện tử mà không nghiên cứu và ứng dụng nhiều công nghệ then chốt. Trước hết nhà nước cần nghiên cứu xây dựng và phổ biến các chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). EDI và XML là các công cụ quan trọng đặc biệt cho việc triển khai giao dịch thương mại điện tử quy mô lớn. Trong khi các công cụ này đã phổ biến trên thế giới thì thực tế cho thấy tới cuối năm 2004 hầu như chưa có doanh nghiệp hay tổ chức nào ở Việt Nam ứng dụng vào hoạt động của mình.

Cũng cần hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển các công nghệ về bảo đảm an toàn thông tin, đặc biệt là công nghệ hạ tầng khoá công khai (PKI) và thanh toán điện tử.

Phần mềm nguồn mở và miễn phí (FOSS) cũng mở ra cơ hội tiềm tàng cho việc phát triển phần mềm phục vụ cho thương mại điện tử. Nhà nước cần đẩy mạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp CNTT và các tổ chức ứng dụng phần mềm nguồn mở thông qua việc triển khai có hiệu quả Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển phần mềm nguồn mở ở Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008” đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt năm 2004.

Một phần của tài liệu Internet và thương mại điện tử (Trang 54 - 56)