Trang web cung cấp dịch vụ trung gian mua bán

Một phần của tài liệu Internet và thương mại điện tử (Trang 36 - 37)

Những trang web cung cấp dịch vụ trung gian mua bán được xây dựng nhằm tạo ra một không gian chung kết nối nhiều người mua và nhiều người bán, tạm hình dung như những sàn giao dịch thương mại trên mạng Internet. Đơn vị quản lý trang web không trực tiếp tham gia vào các giao dịch và cũng không chịu trách nhiệm về việc phân phối sản phẩm quảng bá trên trang web. Họ chỉ chịu trách nhiệm duy trì môi trường kỹ thuật cho người mua và người bán, đồng thời điều phối các hoạt động diễn ra trong môi trường đó. Tham gia vào các sàn thương mại điện tử này sẽ có nhiều nhà cung cấp hàng hoá hay dịch vụ khác nhau, nắm quyền chủ động tương đối cao với những thông tin sản phẩm của mình đưa trên sàn, và có thể tự do tương tác với khách hàng là doanh nghiệp hoặc cá nhân cùng tham gia sàn giao dịch.

- Khảo sát một số sàn thương mại điện tử hiện nay cho thấy:

∗ Tình hình phát triển: Các sàn thương mại điện tử trong năm 2004 có sự khởi sắc rõ rệt so với năm 2003 cả về số lượng, trình độ tổ chức, công nghệ và hoạt động giao dịch thực tế tiến hành trên sàn.

∗ Đơn vị chủ trì: Trong khi tất cả trang web thương mại điện tử C2C đều do doanh nghiệp tư nhân hoặc cá nhân thành lập, thì phần lớn các sàn thương mại điện tử B2B và B2C (12 trong số 17 trang web hiện đang hoạt động và xác minh được nguồn gốc) là do các tổ chức phi lợi nhuận hoặc doanh nghiệp nhà nước đứng ra chủ trì.

∗ Hình thức tổ chức: Đa phần trang web mới chỉ dừng ở mức một sàn thông tin về cơ hội giao thương hoặc một trung tâm thương mại trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Các trang web này chưa thực sự cung cấp được cho doanh nghiệp những tiện ích của một sàn giao dịch thương mại điện tử theo đúng nghĩa: tư vấn, kết nối người mua và người bán (đối với phương thức thức B2B), hay cho phép các đối tác tiến hành trọn gói các

∗ Tính chuyên môn hoá: Trừ hai “chợ công nghệ” vista.gov.vn và techmart.hochiminhcity.gov.vn, các sàn thương mại điện tử B2B hiện nay chưa đi theo hướng chuyên môn hoá: tập trung kết nối các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực sản xuất hoặc trong những ngành hàng có quan hệ mật thiết với nhau, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của dây chuyền cung ứng và tính kinh tế của cả một ngành sản xuất.

∗ Hiệu quả kinh tế: Dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử chưa đem lại nguồn thu cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Do đây là một lĩnh vực đầu tư mạo hiểm với thời gian hoàn vốn có thể khá dài, phần lớn doanh nghiệp triển khai dịch vụ sàn giao dịch điện tử phải dựa trên nguồn thu từ những hoạt động kinh doanh khác để tạo kinh phí và duy trì hoạt động của sàn giao dịch.

∗ Một số khó khăn: Tổng hợp ý kiến từ các đơn vị được phỏng vấn, khó khăn được nhắc đến nhiều nhất là vấn đền nguồn nhân lực, tiếp đến là nhận thức và kỹ năng của doanh nghiệp, thứ ba mới đến môi trường pháp lý. Các đơn vị đều nhận xét hạ tầng CNTT và viễn thông của Việt Nam hiện nay, tuy chưa đạt mức tiên tiến, nhưng cũng đủ để tiến hành thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Internet và thương mại điện tử (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)