Thanh toán điện tử là một trong những điều kiện cốt lõi để phát triển thương mại điện tử, với vai trò là một khâu không thể tách rời của quy trình giao dịch và trong nhiều trường hợp còn là biện pháp xác thực việc ký kết hợp đồng giữa người bán và người mua trong một giao dịch thương mại điện tử trên môi trường Internet.
Thực tế cho thấy những nước có nền thương mại điện tử phát triển là những nước đã xây dựng được một hạ tầng thanh toán điện tử khá hoàn thiện.
Điều kiện cần để phát triển hệ thống thanh toán điện tử:
∗ Hệ thống thanh toán ngân hàng hiện đại, trong đó phần lớn các giao dịch được tiến hành thông qua phương tiện điện tử.
∗ Hạ tầng kỹ thuật của xã hội đạt trình độ tiên tiến, phần lớn các doanh nghiệp được nối mạng và kết nối với hệ thống ngân hàng.
∗ Cơ sở pháp lý của thanh toán điện tửđược thiết lập đồng bộ, giá trị pháp lý của thanh toán điện tửđược thừa nhận và có những quy định tài chính kế toán tương ứng.
∗ Hạ tầng an toàn bảo mật trong thanh toán điện tửđược đảm bảo.
∗ Thói quen mua bán của người tiêu dùng và tập quán kinh doanh trong xã hội đạt trình độ tiên tiến.
Trong 5 điều kiện này, Việt Nam mới phần nào đáp ứng được điều kiện đầu tiên với việc bước đầu thiết lập một nền tảng công nghệ hiện đại cho hệ thống thanh toán liên ngân hàng và các giao dịch nghiệp vụ trong nội bộ những ngân hàng thương mại lớn.
Qua hơn 2 năm vận hành chính thức, đến nay hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã có 55 thành viên (trong đó có 6 đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và 49 ngân hàng thương mại) với hơn 200 chi nhánh trên 5 địa bàn tham gia thanh toán. Số món và doanh số thanh toán qua hệ thống ngày càng tăng, bình quân 12.000 – 15.000 món/ngày với doanh số trên 8.000 tỷđồng/ngày. Tính đến 31/12/2004 đã có 4.900.000 món thanh toán với 2.800.000 tỷđồng được thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Cho đến nay ở Việt Nam mới chỉ có một số khá ít các phương tiện thanh toán điện tửđược triển khai cho doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc thanh toán trực tuyến cũng chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm, với quy trình thanh toán còn mang tính bán thủ công vì chứng từ thanh toán vẫn phải có chữ ký tay và lưu dưới dạng giấy ở cả đầu ngân hàng cũng như người sử dụng.
là t
Dưới đây ình hình phát triển của các phương thức thanh toán điện tử tại Việt Nam
Trao đổi dữ liệu tài chính điện tử (thanh toán B2B):
Đây là phương thức thanh toán giữa các doanh nghiệp có quan hệ đối tác thường xuyên, có kết nối hệ thống trên cơ sở chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), cho phép hai bên theo dõi giá trị các giao dịch được thực hiện và tiến hành quyết toán định kỳ theo hình thức bù trừ tài khoản đối ứng. Phương thức thanh toán này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một trình độ ứng dụng CNTT ở mức cao và một mô hình tổ chức kinh doanh tương đối hoàn thiện. Việt Nam hiện vẫn chưa hội đủ điều kiện để phát triển hình thức thanh toán này.
Thanh toán ngoại tuyến (thanh toán bằng thẻ tại các điểm bán hàng /dịch vụ) (Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước)
Đây là phương thức thanh toán điện tử B2C sơ đẳng nhất, đặt tiền đề quan trọng cho việc phát triển hệ thống thanh toán trực tuyến hỗ trợ thương mại điện tử. Một khi cơ sở hạ tầng và hệ thống kết nối giữa ngân hàng với các điểm bán hàng/dịch vụ đã đủ trình độ đáp ứng những yêu cầu của việc thanh toán bằng thẻ, thì chỉ cần hoàn thiện thêm một bước khung khổ pháp lý và hạ tầng an toàn bảo mật cho thanh toán trực tuyến là có thể tích hợp hệ thống thanh toán điện tử này với môi trường giao dịch thương mại điện tử trên Internet.
Hiện nay ở Việt Nam, thói quen dùng thẻ mới bắt đầu được hình thành trong một tầng lớp cư dân tại những thành phố lớn. Các ngân hàng cũng đã đưa vào lưu hành một số loại thẻ thông dụng trên thế giới, nhưng chức năng thanh toán của những thẻ này vẫn còn tương đối hạn chế.
Thanh toán trực tuyến (Thanh toán trên môi trường Internet)
Gồm có các hình thức: Giao dịch ngân hàng trực tuyến, Thanh toán mua hàng trên Internet bằng tài khoản đặt tại ngân hàng hoặc thẻ do ngân hàng phát hành, Hệ thống lập và thanh toán hóa đơn điện tử (EBPP / electronic bill payment and presentment).