thống hạn ngạch và đâu là điểm yếu của họ mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển.
Bảng 12: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan
Điểm mạnh Điểm yếu Chiến lược
Băng-la-đét Chi phí nhân công rất thấp
Gần như tự cung tự cấp đối với loại vải dệt kim (Knit fabric).
Ưu đãi trong tiếp cận thị trường nhập khẩu lớn gồm Hoa Kỳ (15,5%), EU, Canada và Nhật Bản (miễn thuế). Năng suất thấp Nhập khẩu vải dệt (woven fabric). Đa số sản xuất sản phẩm may mặc cơ bản Cơ sở hạ tầng yếu kém và đắt đỏ.
Điều kiện kinh tế và chính trị không ổn định.
Cải thiện tiêu chuẩn lao động, cơ sở hạ tầng và đào tạo công nhân. Đầu tư vào thượng nguồn nhằm rút ngắn thời gian sản xuất
Thu hút FDI vào ngành dệt may
Vận động hành lang để được miễn thuế ở thị trường Hoa Kỳ.
Đầu tư vào công nghệ
In-đô-nê-xia Chi phí nhân công thấp Cơ sở sản xuất nguyên liệu thô lớn
Miễn thuế trên thị trường EU.
Không ổn định về tình hình kinh tế, xã hội và chính trị
Công nghệ lạc hậu trong toàn ngành dệt may.
Thúc đẩy CAM/CAD Hiện đại hoá máy móc cũ Hướng vào sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, sản phẩm mang tính thời trang.
Đầu tư vào thượng nguồn, đặc biệt đầu tư vào lĩnh vực sợi tổng hợp.
Thái Lan Sản phẩm dệt may chất lượng cao
Năng suất rất cao
Kỹ năng thiết kế mẫu mã tốt
Chi phí nhân công cao Thiếu nguồn lao động Vẫn còn phụ thuộc vào nguyên liệu được nhập khẩu có chất lượng cao.
Đầu tư vào lĩnh vực thời trang
Tập trung vào sản phẩm dệt may cao cấp (high- end).
Đầu tư vào thượng nguồn, đặc biệt là lĩnh vực sợi tổng hợp
Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan đều nhận thức rõ về những thách thức của giai đoạn không còn hệ thống hạn ngạch và đã có những bước chuẩn bị hợp lý. Những nước này đã đầu tư vào thượng nguồn nhằm giảm thời gian của quá trình sản xuất, chi phí nguyên liệu thấp hơn, cung cấp dịch vụ về nguồn nguyên liệu và giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan dã cố gắng để tạo ra những lợi thế cạnh tranh riêng biệt.
Băng-la-đét, là một nước kém phát triển nhất, được miễn thuế và không chịu hạn ngạch vào thị trường EU, Nhật Bản và Ca-na-đa. Nước này cung đang vận động Hoa Kỳ để được miễn thuế ở thị trường này. Băng-la-đét tập trung sản xuất sản phẩm cấp thấp do kỹ năng kém và giá nhân công thấp.
In-đô-nê-xia có lợi khi tiếp cận được với nguồn nguyên liệu nội địa giá rẻ, đặc biệt là sợi tổng hợp. In-đô-nê-xia là một nước xuất khẩu sợi tổng hợp nhưng lại nhập khẩu sợi cotton. Mỗi năm, xuất khẩu thực tế hàng dệt của nước này là trên 3 tỉ đôla Mỹ. Nước này cũng đang hướng tới sản xuất những sản phẩm thời trang, có giá trị gia tăng cao.
Thái Lan cũng đầu tư mạnh vào thượng nguồn. Hiện nay, Thái Lan là nhà sản xuất lớn thứ hai ở ASEAN sau In-đô-nê-xia với lượng xuất khẩu thực tế về dệt lên đến hơn 0,3 tỉ đôla/một năm. Thái lan tập trung vào sản xuất các sản phẩm thời trang cao cấp. Để thực hiện theo hướng này, Chính phủ Thái Lan đã có một tầm nhìn nhằm đưa Băng- cốc trở thành một trung tâm mốt của Nam và Đông Nam châu Á vào năm 2005 và là một trung tâm thời trang quốc tế lớn vào năm 2012.
Ngược lại với Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan, Việt Nam đã không chú ý nhiều đến những thách thức nảy sinh từ giai đoạn không còn hệ thống hạn ngạch, do đó, Việt Nam đã không có sự chuẩn bị kỹ càng để đối phó với những thách thức đó. Tuy nhiên, do những điều kiện không ổn định về kinh tế và xã hội ở Băng-la-đét và In-đô-nê-xia cùng với sự thiếu hụt lao động, giá nhân công cao ở Thái Lan, Việt Nam hoàn toàn có thể thúc đẩy ngành của mình phát triển lên theo hướng là một điểm đến an toàn, ổn định và chất lượng đối với đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may cũng như cho việc tìm kiếm nguồn hàng.
2.4.1 Giá cả
Như phân tích ở Phần 2.2.1, phần lớn sản phẩm dệt may được xuất khẩu từ Việt Nam là những sản phẩm cấp thấp và cấp trung bình. Những loại sản phẩm này không thể cạnh tranh được với những sản phẩm cùng loại từ Trung Quốc do giá thành cao hơn và thời gian sản xuất cũng dài hơn. Lý do vì sao mà xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam đã tăng mạnh trong năm 2005 ở thị trường EU và Hoa Kỳ là do sản phẩm dệt may của Trung Quốc bị áp hạn ngạch vào Hoa Kỳ và EU theo số lượng sản phẩm và nước này chỉ tập trung sản xuất hàng cao cấp và hạn chế sản phẩm cấp thấp và trung bình để thu được tối đa kim ngạch xuất khẩu của mình. Thành phần xuất khẩu của Việt Nam và Trung Quốc được thể hiện ở Hình 3.
Trong hai tháng đầu tiên của năm 2005, khi Hoa Kỳ và EU không áp lại hạn ngạch đối với hàng dệt may được nhập khẩu từ Trung Quốc, xuất khẩu sản phẩm dệt may của Trung Quốc vào Hoa Kỳ đã tăng lên 67,9% và sang EU là 46.5% so với cùng kỳ năm 2004 và giá cả cũng đã giảm mạnh. Trong suốt thời kỳ này, xuất khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam chỉ tăng 1,4%.
Hình 3: So sánh thành phần xuất khẩu sản phẩm dệt may giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trung Quốc Việt Nam
Sản phẩm cao cấp
Sản phẩm trung cấp Sản phẩm cấp thấp
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng về lựa chọn nguồn hàng. Giá cả của sản phẩm bao gồm nhiều yếu tố. Yếu tố lớn nhất của giá CIF là nguyên liệu, chiếm 45% tổng chi phí. Yếu tố quan trọng tiếp theo là chi phí cho nguồn nhân công và tiếp nữa là chi phí chuyên chở ở hàng. Hình 4 minh hoạ cơ cấu chi phí của giá CIF hàng dệt may.
Hình 4: Cơ cấu chi phí theo giá CIF của của hàng dệt may Việt Nam8
So với Trung Quốc, Ấn Độ và Pa-kis-tăng, cơ cấu lương của Việt Nam thấp hơn (xem Bảng 13).
Bảng 13: Tỉ lệ lương trong ngành dệt may ở một số nước.
Nước Lương/giờ (US cents)
Trung Quốc 68 Shi Lanka 48 Pa-kis-tăng 41 Ấn Độ 38 In-đô-nê-xia 27 Việt Nam 26 Băng-la-đét 18-25 Campuchia 23 Lào 12.5
Nguồn: Stuart-Smith, Dayal, Brimble and Holl, 2004