Bảng 9: Tình hình hiện nay về nguyên liệu của ngành dệt may Việt Nam. Hạng mục Đơn vị Sản xuất trong nước Nhập khẩu Tổng nhu cầu % nhập khẩu Cotton 1000 tấn 10.4 136 146.4 93% Sợi tổng hợp 1000 tấn 0 126 126 100% Sợi ngắn 1000 tấn 104 216 320 67% Vải dệt triệu m2 518 1.512 2.130 71% Chỉ 1000 tấn 3,5 1,5 5,0 30% Khoá triệu m2 60 140 200 70% Mex triệu m2 25 40 65 61%
Nguồn: Đánh giá về ngành dệt may Việt Nam sau TCA, Vitas, 2005
2.3.2 Phân tích định lượng chuỗi giá trị
Những mối liên kết trong chuỗi giá trị được định lượng trong Bảng 10 nhằm đem lại sự hiểu biết sâu hơn về vị trí của ngành may mặc của Việt Nam trong chuỗi giá trị về hoạt động trọng tâm và gia tăng giá trị. Bảng này cũng đưa ra ý tưởng chung về các mối liên kết mà ngành may mặc Việt Nam có thể đạt được cùng với lượng giá trị gia tăng mà ngành có thể thu được..
Bảng 10: Phân tích định lượng chuỗi giá trị xuất khẩu của Việt Nam đối với sản phẩm áo sơ mi nam
Các liên kết của chuỗi giá trị
Giá bán áng chừng trong thời gian tới (đôla/giá) Chi phí áng chừng (đôla/giá) Giá trị còn lại (đôla/giá) Phân tích Bán lẻ/đơn vị phát triển thương hiệu
45 (120% tăng giá) 20,5 24,5 Giá trị gia tăng cao nhất (ngoài vòng nhất (ngoài vòng kiểm soát)
Nhà nhập khẩu/Nhà bán buôn
20,5 (20% tăng giá) 17,1 3,4 Giá trị gia tăng cao (ngoài vòng kiểm soát)
Vận chuyển đến nước nhận
17,1 (2% tăng giá) 16,8 0,3 Giá trị gia tăng (ngoài vòng kiểm soát)
Hải quan tại nước tiếp nhận
16,8 (11,5% tăng giá) 15,1 1,7 ngoài vòng kiểm soát)
Chi phí xếp tàu 15,1 (5% tăng giá) 14,4 0,7 Giá trị gia tăng Vận chuyển nội địa 14,4 (1% tăng giá) 14,3 0,1 Giá trị gia tăng Hải quan nội địa (thuế) 14,3 (0,5% tăng giá) 14,2 0,1 ngoài vòng kiểm
Đại lý mua hàng 14,2 (10-15% tăng
giá, incl. QC) 12,3 1,9 Giá trị gia tăng cao (Sự rò rỉ)
Quy trình sản xuất (CMT)
12,3 (8% tăng giá) 11,4 0,9 Giá trị gia tăng thấp của CMT
Lựa chọn nguyên liệu (Văn phòng bán nguyên liệu ở nước ngoài)
11,4 (20% tăng giá) 9,5 1,9 Giá trị gia tăng cao (Sự rò rỉ)
Vận chuyển nguyên liệu thô
9,5 (2,5% tăng giá) 9,3 0,2 Giá trị gia tăng
Sản xuất nguyên liệu 9,3 (10%) 8,5 0,8 Giá trị gia tăng cao
(Sự rò rỉ) sợi Nguyên phụ liệu vải Cotton Máy móc Xe chỉ Dệt Pha trộn Sản xuất mẫu
Mặc dù các con số trong bảng này chỉ có độ chính xác ước tính nhưng chúng cũng cho thấy rằng ngành may mặc Việt Nam đang tập trung vào một trong những hoạt động có giá trị gia tăng thấp nhất của CMT với sự tăng giá ở mức thấp là 8%. Nhiều hoạt động mang lại lợi nhuận từ đại lý mua hàng, tìm kiếm nguồn nguyên liệu và sản xuất nguyên liệu được biểu thị dưới dạng “rò rỉ” trong bảng biểu trên do chúng hiện nay được các công ty nước ngoài thực hiện trong khi các công ty trong nước hoàn toàn có thể thực hiện được các hoạt động này.
2.4 Các nhân tố quyết định thành công và đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh lực cạnh tranh
Những nhân tố quyết định thành công (Critical Success Factors) là những yếu tố chủ yếu làm cho một công ty hay một ngành thu được thành công tại những thị trường cụ thể. Đối với xuất khẩu hàng dệt may, CSFs gồm có giá cả, thời gian giao hàng/phúc đáp, chất lượng, dịch vụ khách hàng, sự linh hoạt trong khối lượng và cả việc tuân thủ theo những điều kiện về môi trường và xã hội.
Bảng 11: So sánh CSFs giữa Việt Nam và những nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn khác. 10: cạnh tranh nhất; 1: Ít cạnh tranh nhất Yếu tố liên quan đến mua hàng Tầm quan trọng tương đối (%) Trung Quốc Ấn Độ Băng-la-đét In-đô-nê- xia Thái Lan Việt Nam Giá cả 30 8 7,5 7,5 7 6,5 7
Thời gian giao hàng/phúc đáp 20 8 7 7 7 7 7 Sản xuất Chuyên môn/chất lượng 20 8 7,5 7 7,5 8 7,5 Dịch vụ khách hàng 15 8 7,5 7 7 7 6,5 Tiếp cận thị trường 10 6,5 7,5 8,5 8 7,5 7 Tuân thủ các điều kiện về môi trường và xã hội
5 7,5 7 7 7 7 7
Tổng 100 7,825 7,375 7,3 7,2 7,1 7,025
Nguồn: Tóm tắt từ các nguồn khác nhau7
Bảng biểu này đã thể hiện rằng chính giá cả, thời gian giao hàng/phúc đáp và dịch vụ khách hàng là những điểm yếu của Việt Nam so với những nhà xuất khẩu sản phẩm dệt may cạnh tranh hơn.
Trung Quốc, Ấn Độ và In-đô-nê-xia đều hưởng lợi thế do ngành dệt nội địa phát triển và họ là những nhà xuất khẩu sản phẩm dệt thực thụ. Lợi thế này cho phép những nước này có chi phí nguyên liệu thấp hơn, thời gian giao hàng ngắn hơn và dịch vụ khách hàng tốt hơn so với những nước luôn phải nhập khẩu nguyên liệu như Việt Nam, Băng-la-đét và Thái Lan.
Đối với Trung Quốc và Ấn Độ, lợi thế của họ đã rất rõ ràng và Việt Nam không thể thay thế được vị trí của họ trên thế giới. Tuy nhiên, sẽ có nhiều ích lợi hơn khi phân tích xem lợi thế nào làm cho Băng-la-đét, In-đô-nê-xia và Thái Lan, những nước có vị trí tương tự như Việt Nam lại kinh doanh tốt hơn so với Việt Nam từ khi không còn hệ