Tính toán lượng vật chất khô trong mẫu phân tích (S): Được tính theo công th ức phần trăm (%):

Một phần của tài liệu Luận văn: KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ LOÀI CỎ TRỒNG NHẬP NỘI TRONG QUI TRÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI CÔNG TY GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU doc (Trang 50 - 53)

m m x S 1 100 = (3.1)

Trong đó: S là lượng vật chất khô trong mẫu (%). m1 là khối lượng mẫu sau khi sấy ở 1050

C. m là khối lượng mẫu trước khi sấy ở 1050

C.

b. Xác định hàm lượng nước trong cỏ:

100x x W B A X − = (3.2)

Hàm lượng nước = 100% (tươi)- vật chất khô (%)

A : Là trọng lượng bình + Trọng lượng mẫu ban đầu trước khi sấy B : Trọng lượng bình + trọng lượng

c. Phương pháp phân tích hàm lượng chất xơ theo Heenerberg - Stohmann [21]:

Chất xơ được coi là tổng hợp của nhiều chất như xenluloze, hemixenluloze, các chất pectin, lignin. Việc định nghĩa chất xơ không dễ dàng, mà thường được coi là các chất còn lại sau quá trình thuỷ phân.

vật sau quá trình thuỷ phân bằng Axít sunfuric và dung dịch Natrihiđroxit. Chất xơ thực phẩm là phần còn lại của các tế bào thực vật được phân huỷ bằng các men tiết ra từ các tuyến tiêu hoá. Đó là hỗn hợp xenluloze, hemixenluloze và lignin.

Việc phân tích chất xơ là một phương pháp cổ điển nhưng luôn luôn là vấn đề cần được thảo luận thấu đáo. Do quá trình thuỷ phân hoá học các chất trong mẫu phân tích luôn luôn cần một môi trường càng chính xác bao nhiêu càng cho kết quả chính xác bấy nhiêu.

Từ quan điểm trên việc phân tích chất xơ có thể được tiến hành theo hai cách: Phương pháp hoá học và phương pháp sử dụng enzim. Trong đó, phương pháp phân tích hoá học dùng để phân tích chất xơ là một trong những phương pháp cổ điển nhất của phương pháp phân tích thành phần hoá học có trong thức ăn. Bản chất của phương pháp này xuất phát từ qúa trình thuỷ phân các chất của tế bào thực vật.

- Hoá chất:

+ Dung dịch Axít sunfuric (H2SO4) 0,255 ± 0,005 N. + Dung dịch Natrihiđroxit (NaOH) 0,313 ± 0,005 N. + Acetone.

- Thiết bị:

+ Thiết bị phân tích xơ ANKOM 200/220.

+ Túi lọc: Sử dụng túi lọc ANKOM F57 hoặc F58.

+ Dụng cụ hàn miệng túi: yêu cầu có nhiệt độ cao đủ để làm chảy nhựa polime trong túi lọc (số hiệu # 1915 hoặc 1920).

+ Tủ sấy

- Các bước tiến hành:

+ Đánh dấ u túi lọc bằng bút không bị xoá trong dung môi. Cân túi lọc (ghi W1.1) sau đó chỉnh cân về không (ấn phím TARE).

(ghi W1.2), điều này cho phép xác định sai số xảy ra đối với độ ẩm và khối lượng của túi.

+ Cân khoảng 1g mẫu cho thẳng vào túi lọc (ghi W2). Mẫu cân phải cho sát đáy túi.

+ Hàn miệng túi trong khoảng 4 mm tính từ miệng túi bằng dụng cụ hàn túi. Dàn đều mẫu trong túi bằng lắc hoặc gõ túi. Tránh không để mẫu gần phần hàn miệng túi (trong phạm vi 4 mm).

+ Đặt tối đa 24 túi vào khay chứa túi của máy ANKOM. Sử dụng tất cả chín khay mà không quan tâm đến số túi phân tích. Đặt 3 túi vào một khay và xếp các khay vào trục đứng, mỗi cái lệch nhau một góc là 1200

. Đặt cả trục chứa các khay mẫu vào buồng phân tích, đặt khối sắt hình trụ lên khay thứ 9 không chứa mẫu để dìm toàn bộ khay xuống.

+ Khi phân tích 24 túi lọc, đổ vào đó 1.900 – 2.000 ml dung dịch axit có nhiệt độ ổn định cho đến khi ngập túi lọc. Nếu phân tích ít hơn 20 túi, cho theo tỉ lệ 100ml axit/ 1 túi (tối thiểu phải có 1.500 ml).

+ Công phá 40 phút bằng dung dịch Axít sunfuric (H 2SO4) 0,255 ± 0,005N, sau đó rửa nước cất 2 lần (mỗi lần 5 phút).

+ Công phá 40 phút bằng dung dịch Natrihiđroxit (NaOH) 0,313 ± 0,005 N, sau đó rửa bằng nước cất tất cả 3 lần.

+ Tháo túi lọc khỏi khay, bóp nhẹ cho bớt nước thừa. Cho túi vào cốc thuỷ tinh thể tích 250 ml, cho thêm acetone ngập túi. Ngâm khoảng 3 – 5 phút, lấy túi mẫu ra, nhẹ nhàng bóp để rút bớt acetone.

+ Trải đều túi lọc để khô không k hí. Cho vào tủ sấy đặt nhiệt độ 1050C, sấy trong vòng 2 – 4 giờ.

(Chú ý: Không cho túi lọc vào tủ sấy trước khi acetone khô hết). + Sau khi sấy khô, lấy túi lọc ra cho vào bình hút ẩm. Để nguội và cân (ghi W3). Tính lượng xơ và khoáng của mẫu bằng công thức W4:

+ Đưa cả túi đối chứng và túi chứa mẫu vào đốt trong lò nung ở nhiệt độ 5500

C trong vòng 2 giờ, để nguội trong bình hút ẩm và cân (ghi W5.1 là khối lượng chén + khoáng của mẫu, W5.2 là khối lượng chén + bao đối chứng sau đốt).

Tính lượng khoáng thực sự của mẫu như sau: W5 = (W5.1 – WCM) – W5.2 – WCĐC) Trong đó WCM là khối lượng chén dùng đốt mẫu. WCĐC là khối lượng chén dùng đốt bao đối chứng.

Một phần của tài liệu Luận văn: KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ LOÀI CỎ TRỒNG NHẬP NỘI TRONG QUI TRÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI CÔNG TY GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU doc (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)