Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn: KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ LOÀI CỎ TRỒNG NHẬP NỘI TRONG QUI TRÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI CÔNG TY GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU doc (Trang 48 - 49)

Mẫu thực vật thu được đem về giám định tên khoa học và phân tích trong phòng thí nghiệm.

Chúng tôi sử dụng khoá phân loại hiện hành của các tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005 ) [4], Lê Khả Kế (1969, 1975) [14],

Phạm Hoàng Hộ (1993) [12] và một số tài liệu liên quan đến phân loại.

3.2.3.2.Nghiên cứu năng suất :

Theo phương pháp của Hoàng Chung (2006 , Đại học sư phạm Thái Nguyên). Chúng tôi cắt lấy phần trên mặt đất mà gia súc có thể sử dụng được, tại mỗi điểm nghiên cứu chúng tôi nghiên cứu từ 6-7 loài 4 ô tiêu chuẩn. Mẫu mang về phòng thí nghiệm được phân thành 2 phần : phần tươi và phần chết. Phần tươi được phân chia theo các phần : Lá, thân, hoa….sau đó cân tươi rồi sấy khô, cân khô và tính giá trị trung bình. Phần đã chết và phần chưa hoàn toàn mục nằm trên mặt đất đều thuộc phần chết chung. Phần tươi và phần khô

3.2.3.3. Đánh giá chất lượng cỏ : Chúng tôi phân tích 4 giống cỏ trồng điển hình tại Mộc Châu, mỗi giống ở 3 địa điểm khác nhau với các chỉ tiêu nước, vật chất khô, prôtêin, đường và chất xơ, lipid.

3.2.3.4. Đánh giá hàm lượng đất trồng : Chọn 11 mẫu đất trồng để phân tích các chỉ tiêu: VCK, pH, Nitơ, P2O5. K2O, OM

a. Xác định lượng vật chất khô trong cỏ [20]:

- Nội dung:

Sấy mẫu ở nhiệt độ 1050 C đến khi khối lượng mẫu không đổi và xác định sự thay đổi khối lượng trong quá trình sấy.

- Dụng cụ:

+ Cân phân tích với độ chính xác đến ± 0,0001 gam. + Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ ± 10

C.

+ Hộp nhôm + nắp có đường kính 65 mm, cao 30 mm. + Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm.

Một phần của tài liệu Luận văn: KHẢ NĂNG THÍCH NGHI CỦA MỘT SỐ LOÀI CỎ TRỒNG NHẬP NỘI TRONG QUI TRÌNH THỨC ĂN GIA SÚC TẠI CÔNG TY GIỐNG BÒ SỮA MỘC CHÂU doc (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)