Việt Nam cũng đã có rất nhiều cố gắng mở rộng diện tích gieo trồng, vừa đảm bảo lương thực cho người vừa đảm bảo thức ăn cho gia súc. Từ năm 1960, chúng ta đã có chủ trương phát triển đồng cỏ cho trâu bò ở những vùng thiếu cỏ. Nếu như năm 1960 ở miền Bắc chỉ có 96 ha trồng cỏ thì qua năm 1961 và 1962 diện tích này đã tăng lên 3 23 và 687 ha. Sang năm 1963, theo số liệu ở 6 tỉnh đồng bằng, diện tích trồng cỏ và ngô đay
làm thức ăn cho trâu bò đã đạt tới 3585 mẫu Bắc bộ [10].
Năm 1976 Bộ Nông nghiệp đã phát hành bản dự thảo “Quy phạm, xây dựng, sử dụng, dự trữ và quản lý đồng cỏ ”, từ đó đến nay diện tích đồng cỏ trồng có tới 5000 – 6000 ha, nhiều cơ sở như Mộc Châu, Sao Đỏ, Đồng Giao, Phú Mãn, … đã xây dựng được hàng nghìn ha đồng cỏ chăn thả luân phiên (Báo cáo của tổng cục chăn nuôi, 1976). Nhiều khu vực chăn nuôi tập thể đã tiến hành cải tạo bãi cỏ thiên nhiên, đồng cỏ cho trâu bò và lợn, nhiều HTX đã sử dụng đất ven bờ sông nhỏ, ven đê trồng cỏ cung cấp cho gia súc.
Nông trường Mộc Châu với sự giúp đỡ tận tình và toàn diện của Chính phủ và chuyên gia Cu Ba đã xây dựng thành công hệ thống đồng cỏ kết hợp chặt chẽ với kết cấu chuồng trại thể hiện rõ một phương thức chăn nuôi đồng bộ trên đồng cỏ thâm canh.
Nông trường Đồng Giao từ năm 1969 việc xây dựng đồng cỏ chuyển sang hướng mới, thâm canh đồng cỏ bằng trồng các giống mới, chăm sóc và sử dụng thích hợp. Nếu năm 1969 ở đây chỉ có 3 ha cỏ trồng thì tới năm 1975 đã có tới 1179 ha (Báo cáo của nông trường Đồng Giao, 1976). Bên cạch việc xây dựng và cải tạo đồng cỏ, vấn đề dự trữ, phơi khô và ủ xanh được thực hiện có kế hoạch, có chất lượng như ở Sao Đỏ, Mộc Châu. Song song với những cố gắng trên việc nghiên cứu các giống cỏ nhập nội và cỏ địa phương có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã được chú ý, nhiều giống cỏ tốt đã được đưa vào sử dụng ở các cơ sở nghiên cứu và trung tâm chăn nuôi trong cả nước như Mộc Châu, Ba Vì, Đồng Giao, Tân Sơn Nhất, Hưng Lộc, Thủ Đức, Khánh Dương, Nha Bố, ….
Trong những năm gần đây nước ta đã nhập nhiều đợt các giống cỏ đậu và cỏ thảo nhiệt đới (chủ yếu từ Oxtrâylia và Cuba) và đã tiến hành trồng thí nghiệm ở một số địa phương. Một số giống đã được đưa vào sản xuất như cỏ Pangola (Digitaria decumbes) cỏ đậu Stylo (Stylosanthes) ...
Nhiều nông trường và hợp tác xã cũng đã trồng cỏ Voi, cỏ Xuđăng, cỏ Pangola ... Kết quả thu hoạch các loại cỏ đó cho biết, nếu mỗi năm cắt được 3-4 lứa thì có thể đạt năng suất 50-60 tấn/ha, trồng qua 3-4 năm cỏ vẫn phát triển tốt [2].
Nguyễn Ngọc Hà và CTV (1985) đã tiến hành nghiên cứu, tuyển chọn tập đoàn cỏ nhập nội và đưa ra nhận xét: Nhóm cỏ thân cụm Panicum maximum Liconi và K280 cho năng suất trung bình 17-18 tấn VCK/ha/năm với 7-8 lứa cắt [11].
Trong thời gian 10 năm trở lại đây, thông qua hoạt động hợp tác quốc tế và từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta đã nhập trên 100 giống cây thức ăn hoà thảo và họ đậu có nguồn gốc nhiệt đới (CSIRO, CIAT, Philippin, Inđônêsia, Thái Lan), nhằm phát triển khả năng sản xuất thức ăn xanh cho chăn nuôi. Một số giống cỏ nhập nội đã được đánh giá, kết quả tốt và ứng dụng vào sản xuất ở một số vùng. Tuy nhiên, do không có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất cho nên một số giống sau khi đánh giá đã bị thất lạc, mất đi hoặc chưa có điều kiện thử nghiệm ở các vùng khác để có cơ sở chắc chắn mở rộng ra sản xuất.
Kết quả những công trình nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi cũng chưa nhiều. Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học mới tập trung vào nghiên cứu một số giống cây thức ăn hòa thảo, họ đậu nhập nội ở một số vùng như: Lê Hòa Bình và cộng sự (1992), khảo sát năng suất cây thức ăn mới nhập nội ở một số vùng và ứng dụng trong hộ chăn nuôi đã cho kết quả như trình bày ở bảng 1.1[5].
Bảng 1.5. Năng suất của các giống cỏ hòa thảo (tấn/ ha/ năm)
Tt Tên giống Long Mỹ Sơn Thành Ba Vì Thụy Phương Xanh VCK Xanh VCK Xanh VCK Xanh VCK
1 Panicum maximum Hamil 56.91 9.73 92.9 17.6 86.3 16.5 90.5 17.3 2 Panicum maximum Liconi 40.57 8.11 - - 99.96 18.9 97.5 17.5 3 Panicum maximum Trichoglumen 40.89 8.21 62.4 12.6 44 10.1 68.2 15.7 4 Panicum maximum Makueni 59.96 11.92 77.1 15.1 60.8 12.4 108 19.4
5 Pennisetum King grass 119 19.02 - - 170.1 22.3 207 23.6
6 Pennisetum purpureum 99.73 16.95 176 22.9 169.5 20.4 198 21.8
7 Setaria splendida 28.13 5.56 - - 75.1 14.1 80.4 12.6
8 Brachiaria mutica 28.42 7.61 68.9 12.7 42.6 10.2 86.6 15.9
9 Brachiaria decumbens 44.16 8.77 72.6 13.7 56.7 11.2 73.8 11.8
Nguồn: Lê Hòa Bình, Nguyễn Ngọc Hà và CTV, 1992.
Trương Tấn Khanh và CTV, năm 1999 [29] đã nghiên cứu tập đoàn cây thức ăn gia súc tại Đắc Lắc. Bùi Thế Hùng trồng thử nghiệm một cây thức ăn gia súc trong các trại vùng trung du miền núi phía bắc. Vũ Thị Kim Thoa 1999 [29] nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất của một số giống cỏ sả trên vùng đất xám Bình Dương. Dương Quốc Dũng và CTV, 1999 [30] nghiên cứu nhân giống hữu tính cỏ Ruzi và phát triển chúng vào sản xuất một số tỉnh phía Bắc và miền Trung.
Lục Văn Ngôn, 1970 [31], đã nghiên cứu so sánh năng suất và khả năng sống qua đông của một số giống cỏ trồng nhập nội trên đất đồi Thái Nguyên trong đó có giống cỏ Tây Nghệ An ( Panicum maximum ), Mộc Châu ( paspalum urvillei ), cỏ xu đăng ( Sorglum xudannens ), Goatemala (
Trypsacum laxum ), cỏ voi, Pangola, cỏ lông qua thí nghiệm cho thấy các cỏ voi, Tây Nghệ An có tổng số đơn vị sản xuất ra lớn và có khả năng phát triển trong mùa đông. Tác giả cũng cho thấy năng suất tỉ lệ thuận lượng phân bó ni tơ.
Nguyễn Thị Mùi, Lương Tất Nhợ, Hoàng Thị Hấn, Mai Thị Hướng 2004 [32] đã nghiên cứu đánh giá hiện trạng nguồn thức ăn cho gia súc ăn cỏ và bước đầu xây dựng mô hình trồng cây thức ăn gia súc tại huyện Đồng Văn – Hà Giang. Qua nghiên cứu điều kiện Sinh thái n ơi đây, các tác giả đưa vào trồng thử nghiệm giống cỏ : P. Purpureum kingrass, P. p.
Malagasca, P. maximum TD58, paspalum atratum, B. ruzizinensis được trồng trong vụ đông, kết quả cho thấy các giống đều sống được qua mùa đông lạnh có tuyết và sương muối.
Nông trường Ba Vì , 1983 [33] có báo cáo kết quả nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây hòa thảo nhập nội tại Nông trường Ba Vì. Trong 28 giống cỏ được nghiên cứu thì các tác giả cho thấy: trong những giống thuộc thân đứng thì cỏ Kingrass và voi selection 1 là tốt hơn cả, năng suất 150- 180 tấn /ha/năm. Nhóm thân bụi có cỏ Ghinê với hai chủng Uganda và Australia là tốt hơn, năng suất 70 -100 tấn/ha/năm. Nhóm thân bò thì cỏ Pangola Pa 32 là tốt hơn năng suất 60-80 tấn/ha/năm.
Nguyễn Tuấn Hảo, 1999 đã trồng thử nghiệm một số loài cây thức ăn gia súc nhập nội và cải tạo đất, trong đó tác giả đưa vào nghiên cứu 24 loại cây họ đậu và 18 loài hòa thảo nhằm mục đích tìm ra một số cây vừa làm thức ăn gia súc, vừa có tác dụng chống xói mòn và cải tạo đất, phù hợp với khí hậu vùng trung du Bắc Bộ. Trong các loài thử nghiệm tác giả đã kết luận ưu điểm của các giống cỏ Brachiria brizantha CIAT 16835 và cỏ
Brachiria ruziensis ex. Thái lan là hai loài cỏ mọc khỏe nhất , cho sinh khối cao ( năng suất khoảng 30 -40 tấn/ha ) và có khả năng chịu hạn. Ngoài ra, tác giả đề cập đến 2 giống cỏ triển vọng là Paspalum atratum BRA 9610 và
Paspalum guenoarum BRA 3824.
Nguyến Văn Lợi, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Thị Mùi , Lê Hòa Bình, Đặng Đình Hanh, 2004, đã nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh, xen canh cỏ hòa thảo, họ đậu làm thức ăn cho gia súc
tại Thái Nguyên, năng suất các giống cỏ đạt từ 90-179 tấn/ha trong điều kiện trồng thuần; 93-138,5 tấn /ha trong điều kiện xen với cây ăn quả; 17- 18,9 tấn /ha trong điều kiện trồng theo băng ; 28,5-36,9 tấn/ha trong kiều kiện trồng theo đường đi.
Lê Hòa Bình, Nguyễn Phúc Tiến, Hồ Văn Núng, Đặng Đình Hanh, 1997,[34] đã nghiên cứu giống cỏ Para, các tác giả cho biết cỏ Para có năng suất 89-98tấn/ha với khối lượng xanh thu trong mùa đông 35-45 tấn/ha tương đương 39-47% khi trồng trên đất có độ ẩm cao và có ngập nước.
Nguyễn Thu Hồng, Nguyễn Ngọc Tấn, Đinh văn Cải, 2006 [35] đã tiến hành thí nghiệm trồng cỏ tại vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận. Các tác giả cho biết các giống cỏ hòa thảo như voi, sả, cỏ Ruzi và Paspalum đều có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện khô nóng tại Ninh Thuận. Trong điều kiện tưới nước phân bón năng suất có thể đạt 100 -150 tấn/ha/năm
Nguyễn Văn Quang và cộng sự, 2002 [18] đã nghiên cứu khả năng sản xuất chất xanh và ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của một số giống cỏ trong mô hình xen với cây ăn quả trên đất đồi Bá Vân – Thái Nguyên, trong đó có 3 giống cỏ là Brachiaria decumbens, Setaria splendida, Panicum maximum TD58. Kết quả cho thấy 3 giống cỏ trồng xen lẫn với cây ăn quả ở đất đồi Bá Vân đạt 60,1-79,3 tấn/ha/năm. Năng suất VCK 10,2-12,2 tấn/ha, năng suất protein 1-1,3 tấn/ha; khi đầu tư phân chuồng ở mức 10-20 tấn/ha. Lê Hòa Bình, Hồ Văn Núng 1987 – 1989 [36] cho biết thảm có voi xen canh với các cây họ đậu trong các điều kiện phân bón hạn chế đạt năng suất chất xanh 139-142 tấn/ha, tăng 24-27 tấn/ha so với đối chứng cỏ voi thuần.
Phan Thị Phần và CTV (1998) [17]; Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn Đĩnh (2001) [22] khi nghiên cứu cỏ Ghinê TD58 ở khu vực miền Nam và miền Bắc cho kết quả:
+ Khu vực miền Nam, địa điểm nghiên cứu tại vùng đất xám Bình Dương với 20 tấn phân chuồng, 80 kg P 2O5, 80 kg K2O và 500 kg vôi/ha/năm. Lượng phân đạm bón từ 60 – 90 kg N/ha / năm, năng suất chất xanh cỏ Panicum maximum TD 58 đạt 64,59 – 83,33 tấn /ha/ năm. Tỷ lệ lá cao 51,48 – 60,44%, năng suất hạt 287 – 323 kg/ha/năm. Khoảng cách lứa cắt thích hợp là 40 ngày/ lứa.
+ Khu vực miền Bắc trên 2 loại đất của vùng đồng bằng và vùng đất đồi trong điều kiện trung tính, đất tốt, đất chua nghèo lân và kali cỏ đều có tốc độ sinh trưởng khá tốt (1,96 – 2,01 cm/ngày). Năng suất chất xanh đạt 90 – 100 tấn/ ha/ năm. Cỏ Ghinê có khả năng cho thu hạt, năng suất đạt 450 kg/ha, tỷ lệ sử dụng của gia súc đối với cỏ cao: Trâu 94%, bò sữa 77% và ngựa 85%.
Tỷ lệ tiêu hóa của dê đối với cỏ Panicum maximum TD 58 cao, khả năng sử dụng của gia súc đều tốt từ 86 – 100%.
Tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi Thái Nguyên, tác giả Nguyễn Văn Quang (2002) khi nghiên cứu so sánh về tốc độ sinh trưởng, năng suất, chất lượng, tính ngon miệng của 5 giống cỏ nhập nội cho biết: Cả 5 giống cỏ đều có tốc độ sinh trưởng khá cao từ 1,45 – 1,82 cm/ ngày. Trong đó 2 giống cỏ Paspalum astratum và Panicum maximum TD 58 có tốc độ sinh trưởng cao nhất (1,82 và 1,70 cm/ngày) [18].
Hoàng Chung, Giàng thi Hương (2006) tại Mai Sơn - Sơn La đã tiến hành tưới nước và bón phân cho cỏ trồng ( cỏ voi, cỏ ghinê ), tăng 1-2 lứa / năm, năng suất tăng từ 1,9 đến 2,16 lần, năng suất tăng từ ( 100 tấn -120 tấn/ha ) [23]
Tháng 7/2004, viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam thuộc bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai thực hiện dự án “Trồng thử nghiệm tập đoàn giống cỏ nhập nội nuôi bò” tại xã Cam Sơn, An Thạch (Mỏ Cày), Hữu Định (Châu Thành) và An Đức (Ba Tri) đã đưa ra kết luận: Cỏ Voi
chiếm ưu thế hơn cả, nếu trồng chuyên canh trên nền đất trống, năng suất đạt 29,04 tấn/ha/lứa; trồng xen vườn dừa là 15,18 tấn/ha, trồng xen vườn ăn trái là 25-27 tấn/ha. Đứng thứ hai là cỏ Sả lá lớn, trồng thâm canh là 23,11 tấn/ha, trồng xen vườn dừa là 11,77 tấn/ha, trồng xen vườn cây ăn trái là 20,4-21,4 tấn/ha. Tiếp theo là cỏ Ruzi, cỏ Sả lá nhỏ và cỏ lông tây... [3].
Định hướng phát triển diện tích trồng cỏ từ 45.000ha hiện nay lên 290.000ha vào năm 2010. Diện tích trồng cỏ của cả nước hiện nay chỉ đáp ứng được 7,6% nhu cầu thức ăn thô xanh của gia súc ăn cỏ. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này do các địa phương chưa quy hoạch đất trồng cỏ, chưa khai thác hết diện tích đất chưa sử dụng và chưa mạnh dạn chuyển đổi một phần đất nông nghiệp sang trồng cỏ thâm canh. Bộ trưởng nhấn mạnh ngành chăn nuôi phải có sự điều chỉnh cơ cấu chiến lược, cụ thể là đẩy mạnh phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ được coi là hướng chính. Muốn vậy cần có sự chuyển biến mạnh và đột phá trong khâu thức ăn. Đối với những vùng phát triển mạnh chăn nuôi gia súc ăn cỏ, cỏ phải được coi là cây trồng chính và trồng cỏ phải được coi là hướng chuyển dịch hướng tới thâm canh[36]