Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đã góp phần quan trọng trong việc phát triển TTCK Việt Nam bởi những đặc tính vốn có của nó. Tuy nhiên cũng chính những đặc tính này đã tạo nên những hậu quả xấu đối với nền kinh tế Việt Nam. Nhận diện được các đặc tính này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình kiểm soát và điều tiết FPI. Có thể kể đến một số đặc tính cơ bản của FPI như sau:
- Tính thanh khoản cao: Do mục đích của FPI là tỷ suất lợi tức cao với một mức độ rủi ro nhất định (hoặc tỷ suất lợi tức nhất định với mức rủi ro thấp nhất) chứ không quan tâm đến quá trình sản xuất kinh doanh giống như trong phương thức FDI, cho nên NĐT nước ngoài sẵn sàng bán lại những chứng khoán mà họ đang nắm giữ để đầu tư sang thị trường khác hoặc chứng khoán khác với tỷ suất lợi tức dự tính cao hơn, an toàn hơn. Tính thanh khoản cao của FPI khiến cho hình thức đầu tư này trở thành
khoản mục đầu tư ngắn hạn mặc dù cố phiếu được coi là chứng khoán dài hạn và nhiều loại trái phiếu giao dịch trên TTCK có thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm.
- Tính bất ổn định: Tính thanh khoản cao là nguyên nhân làm cho dòng vốn FPI mang tính bất ổn định. Sự bất ổn định, trong một giới hạn nào đó có thể có lợi do nó làm cho thị trường tài chính nội địa hoạt động năng động và hiệu quả hơn, vốn đầu tư không ngừng được phân bổ lại, dịch chuyển từ nơi có tỷ suất lợi nhuận thấp sang nơi có tỷ suất lợi nhuận cao. Tuy nhiên, nếu điều đó xảy ra với tốc độ quá nhanh, những ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính và tình trạng bất ổn định của nền kinh tế xảy ra là không thể tránh khỏi. Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn đối với các nước có thị trường tài chính mới hình thành và nền kinh tế còn trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam.
- Tính dễ đảo ngược: Tính dễ đảo ngược của dòng vốn FPI thực sự gây tác động xấu đến nền kinh tế, nó là hệ quả của hai đặc tính thanh khoản cao và bất ổn định. Do dễ đảo ngược cho nên có thể chỉ trong khoảng thời gian ngắn một lượng vốn FPI lớn tháo lui “bẻ ghi” đầu tư sang thị trường khác để lại hậu quả khôn lường cho nền kinh tế. Kinh nghiệm khủng khoảng kinh tế tài chính của các nước Châu Á vào cuối thập kỷ 90 của thế đã cho thấy tác hại của sự đảo ngược dòng vốn FPI khi nền kinh tế của các quốc gia này xuất hiện những khoảng trống, hậu quả là nền kinh tế “bong bóng” nhanh chóng bị sụp đổ mà trong ngắn hạn khó có thể khắc phục được.
Các văn bản pháp luật chứng khoán của Việt Nam đã cho thấy, tỷ lệ chứng khoán nắm giữ của các NĐT nước ngoài liên tục được điều chỉnh theo thường ngày càng nới lỏng hơn. Trước năm 2003, các NĐT nước ngoài chỉ được phép nắm giữ 20% cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết, trong đó một thể chế được nắm giữ tối đa 7% và một cá nhân được nắm giữ tối đa 3%. Đến năm 2003, theo Quyết định số 146/2003/QĐ - TTg, tỷ lệ nắm giữ của các NĐT nước ngoài tăng lên ở mức 30%, ngang bằng với mức cổ phần mà NĐT nước ngoài có thể nắm giữ theo các quy định về cổ phần hoá DNNN. Từ sau ngày 29/9/2005, với sự ra đời của Quyết định
238/2005/QĐ - TTg thay thế cho Quyết định số 146/2003/QĐ – tăng trưởng, thì tổ chức, cá nhân nước ngoài mua, bán chứng khoán trên TTCK Việt Nam được nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch của một tổ chức trên Trung tâm giao dịch chứng khoán, và không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu lưu hành. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài được mua cổ phần, góp vốn liên doanh thành lập công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán tối đa là 49% vốn điều lệ.
Cùng với sự phát triến chung của thị trường, số lượng các NĐT nước ngoài mua, bán chứng khoán ở Việt Nam ngày càng nhiều. Tính đến tháng 7/2007, 23 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng vốn khoảng 2,2 tỷ USD đi vào hoạt động. Lượng vốn này không phải là nhiều nếu so với nhu cầu 140 tỷ USD để đầu tư phát triển kinh tế 5 năm giai đoạn 2006 - 2010. Nhưng đây là minh chứng cho thấy TTCK đang trở thành kênh dẫn vốn ĐTNN quan trọng của Việt Nam. Sự tham gia của các NĐT nước ngoài thời gian gần đây được xem như là nhân tố quan trọng góp phần tăng tính sôi động cho thị trường. Hầu hết các NĐT nước ngoài đều mong muốn thu được lợi tức từ sự tăng giá của chứng khoán, đồng thời cũng coi trọng khoản thu thập từ cổ tức. Điều này có nghĩa họ nhìn nhận việc đầu tư vào TTCK là vấn đề thực sự nghiêm túc và có tính chuyên nghiệp cao. Tuy nhiên, đây mới chỉ là bước đầu, để tăng cường thu hút vốn FPI, đồng thời nâng cao hiệu quá sử dụng nguồn lực này, thiết nghĩ việc xây dựng cơ chế kiểm soát, điều tiết dòng vốn FPI vào và ra khỏi Việt Nam là vấn đề cấp bách và cần thiết trong bối cảnh sự tham gia của các NĐT nước ngoài trên TTCK gia tăng, ảnh hưởng ngày càng lớn và trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam. Nếu không có cơ chế kiểm soát, điều tiết hợp lý, TTCK và nền kinh tế có thể bị tổn thương bởi những tác động tiêu cực do các hiệu ứng nảy sinh từ chính các đặc tính của dòng vốn FPI.