Một nguyên nhân lớn làm kìm hãm sự phát triển của hoạt động M&A tại Việt Nam là do định giá công ty mục tiêu, bên bán luôn muốn nâng giá trị của mình có thể bằng cách dùng các thủ thuật như giảm chi phí khấu hao, chi phí dự phòng, treo hoặc phân bổ dần các khoản chi phí lẽ ra cần hạch toán hết vào chi phí của năm, nhằm mục đích tăng lợi nhuận, ngược lại bên mua lại luôn muốn hạ giá và nếu định giá sai (giá mua cao hơn giá trị thực) bên mua sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề do vụ sáp nhập, mua lại đem đến.
Thị trường M&A Việt Nam hiện sử dụng ba phương pháp định giá chính: đinh giá theo giá trị tài sản thực, định giá theo dòng tiền chiết khấu và
định giá theo giá thị trường. Với kiến thức về M&A còn khá sơ sài của các DN trong nước, định giá theo phương pháp nào cũng có những khó khăn nhất định.
- Nếu định giá theo phương pháp giá trị tài sản thực sẽ gây tranh cãi về việc định giá tài sản vô hình như thương hiệu, bản quyền, bí quyết thương mại, danh sách khách hàng…
- Phương pháp dòng tiền chiết khấu lại dựa vào dự báo dòng tiền tương lai của doanh nghiệp. Song việc tính toán này sẽ rất phụ thuộc vào nhận định cá nhân do dựa trên các giả thiết và dự báo về tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ chiết khấu.
- Trong khi đó, phương pháp định giá theo giá thị trường lại rất khó đưa ra giá trị chính xác tuy doanh nghiệp có thể tương đồng về quy mô, ngành…nhưng lại không giống nhau hoàn toàn và đối với thị trường chứng khoán chưa phát triển như ở Việt Nam, giá trị thị trường của cổ phiếu chưa phản ánh đúng giá trị thực cổ phiếu đó.
Do đó, muốn định giá công ty mục tiêu thì ngân hàng phải thuê chuyên gia định giá và phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Kết quả cuộc khảo sát ý kiến 100 người làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng10 cho rằng nguyên nhân thất bại của hoạt động M&A tại Việt Nam mức độ rất quan trọng và khá quan trọng là yếu tốđịnh giá sai, quyền lợi của cổ đông và yếu tố tâm lý, còn yếu tố môi trường pháp lý có mức độ quan trọng bình thường nhưng có đến 31 người cho rằng văn hóa doanh nghiệp là ít quan trọng và không quan trọng. Theo tác giả văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng vì kinh nghiệm M&A ở các nước trên thế giới văn hóa doanh nghiệp không hòa hợp rất dễ dẫn đến thất bại như trường hợp Chrysler và Daimler-
10 Xem phụ lục 1 câu 5
Benz AG11, sở dĩ những người tham gia cuộc điều tra có nhận định này là vì ở Việt Nam chưa có nhiều các vụ M&A nên những người tham gia cuộc khảo sát chưa hình dung ra viễn cảnh sẽ có hai nền văn hóa trong một công ty là như thế nào.
Hình 2.3: Đồ thị mức độ quan trọng dẫn đến M&A thất bại
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Môi trường pháp lý Quyền lợi cổđông
Định giá sai Văn hóa doanh nghiệp Yếu tố tâm lý Nguyên nhân S ố n g ư ờ i
Hoàn toàn không quan trọng Ít quan trọng
Quan trọng
Khá quan trọng
Rất quan trọng
Nguồn: Điều tra và tính toán của tác giả
11 Xem lại chương 1 mục 1.3
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong phần này, luận văn đã nêu lên thực trạng M&A tại Việt Nam và giới thiệu sự ra đời của tập đoàn Sacombank. Qua phân tích cho thấy các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay đều ý thức được vị thế và năng lực cạnh tranh của mình nên đã tiến hành nhiều hoạt động M&A nhằm tăng cường hợp tác, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh hướng đến hình thành tập đoàn TCNH vững mạnh, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, vướng mắc gây cản trở các ngân hàng trong quá trình thực hiện M&A. Do đó, công việc cấp bách hiện nay là phải tháo gỡ những những khó khăn, vướng mắc đó để có thể giúp các ngân hàng đẩy mạnh sáp nhập, mua lại hướng đến hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng lớn mạnh đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng ngoại sẽ đổ xô vào Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI
CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM