2.5.2.1 Khung pháp lý về hoạt động M&A cũng như về tập đoàn TCNH
chưa đầy đủ
- Một hành lang pháp lý hoàn thiện sẽ góp phần thúc đẩy các giao dịch M&A phát triển, nó sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị pháp lý của các bên trong giao dịch và hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Hiện nay, các quy định liên quan đến hoạt động M&A ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh... Tuy nhiên các quy định này hầu như mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về mặt hình thức của hoạt động M&A, tức là mới chỉ giải quyết được các vấn đề về mặt “thay tên, đổi họ’’ cho doanh nghiệp. Trong khi đó, M&A là một giao dịch thương mại, tài chính, nó đòi hỏi phải có quy đinh cụ thể, có một cơ chế thị trường để chào bán, chào mua doanh nghiệp, giá cả,
cung cấp thông tin, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ phần, cổ phiếu các nghĩa vụ tài chính, người lao động, thương hiệu... Đồng thời, còn hàng loạt vấn đề liên quan trực tiếp đến M&A mà pháp luật nước ta còn chưa có quy định cụ thể như kiểm toán, định giá, tư vấn, môi giới, bảo mật, thông tin, cơ chế giải quyết tranh chấp...
- Ngoài ra, luật cạnh tranh hiện nay cấm các hoạt động M&A có thể dẫn tới việc một doanh nghiệp có mức tập trung kinh tế lớn hơn 50% thị trường liên quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Luật Cạnh tranh và các văn bản dưới luật không có quy định rõ ràng về khái niệm "thị trường liên quan". Và trong trường hợp một doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng (có nhiều thị trường khác nhau) thì tuỳ theo các cách tính khác nhau có thể dẫn tới kết quả là doanh nghiệp đó có thể bị coi là có "tập trung kinh tế" trên 50% hoặc có thể dưới.
Ví dụ dưới đây là trong lĩnh vực ngân hàng có thể minh họa:
Bảng 2.2: Ví dụ cách tính thị phần của ngân hàng
Chỉ tiêu Cho vay (tỷ đồng) LC và thư bảo lãnh (tỷ đồng) Kinh doanh ngoại tệ (tỷ đồng) Thị phần tính gộp các dịch vụ (tỷ đồng) Ngân hàng A 20 1 2 23 Ngân hàng B 5 5 3 13 Ngân hàng khác 20 10 15 45 Thị phần tính theo từng loại dịch vụ của ngân hàng A+B 56% 38% 25% 44%
Nguồn: Tham luận về khung pháp lý liên quan đến vấn đề M&A của luật sư
Ngân hàng A sáp nhập với Ngân hàng B. Các ngân hàng đều có 3 loại dịch vụ chính: cho vay, mở thư tín dụng và bảo lãnh và kinh doanh ngoại tệ. Ngân hàng A có thế mạnh về việc cho vay, trong khi đó ngân hàng B là ngân hàng yếu về mọi dịch vụ. Để xác định xem việc sáp nhập ngân hàng A với B có vi phạm quy định về cạnh tranh hay không thì có thể có hai cách tính. Cách tính 1:
Tính thị phần của ngân hàng A+B bằng cách tính gộp tất cả các dịch vụ của 2 ngân hàng này lại và so sánh với tổng thị phần của các dịch vụ đó. Trong trường hợp như trên, mức tập trung kinh tế là 44% không vi phạm quy định về cạnh tranh.
Cách tính 2:
Tính thị phần của ngân hàng A+B bằng cách tính riêng rẽ từng dịch vụ một thì ta sẽ thấy là đối với dịch vụ cho vay ngân hàng A+B sẽ có mức tập trung kinh tế là 56% thị phần của dịch vụ này, vi phạm quy định về cạnh tranh.
Như vậy, nếu như chúng ta không quy định rõ cách tính thị thị trường liên quan thì trong tương lai sẽ có những trường hợp áp dụng luật pháp không thống nhất xảy ra như trường hợp hai cách tính như trên.
2.5.2.2 Yếu tố tâm lý
Do thiếu thông tin về doanh nghiệp mục tiêu: Không ai hiểu doanh nghiệp bằng người chủ, nhưng bên bán muốn giá cao, trong khi đó bên mua muốn giá thấp. Do đó bên bán luôn có xu hướng đưa ra các thông tin có lợi nhằm “đánh bóng’’ doanh nghiệp cần bán, bên mua cũng e ngại do lượng thông tin về doanh nghiệp cần mua không nhiều. Chính lý do này tác động đến tâm lý khiến nhiều giao dịch bất thành, hoặc bên mua chịu thiệt hại…
2.5.2.3 Hoạt động M&A và việc hình thành tập đoàn TCNH còn khá mới mẻ tại Việt Nam mẻ tại Việt Nam
Thể hiện ở các điểm sau:
- Cách thức và tác nghiệp M&A còn rất sơ khai: Số vụ sáp nhập, mua lại ở nước ta còn khá ít so với các nước trong khu vực và trên thế giới, chẳng hạn trong giai đoạn củng cố lại hệ thống ngân hàng sau khủng hoảng tài chính năm 1997 thì Malaysia đã giảm từ 55 xuống còn 10 ngân hàng, Thái Lan từ 70 xuống còn 10, Đài Loan từ 50 xuống còn 14, Philippines từ 41 xuống còn 276. Ngoài ra, các vụ M&A tại Việt Nam mới chỉ là ở mức độ đầu tư tài chính, các ngân hàng hay doanh nghiệp Việt Nam mua cổ phần của các đối tác để hợp tác chiến lược chứ chưa nắm cổ phần chi phối để điều hành hoạt động của doanh nghiệp mục tiêu. Thời gian gần đây các vụ M&A lớn trong ngành ngân hàng đều có yếu tố nước ngoài, các tổ chức nước ngoài đầu tư, nắm cổ phần của các ngân hàng trong nước mà chưa có trường hợp ngược lại.
- Cách thức xây dựng thị trường M&A tại Việt Nam còn nhiều hạn chế: thực sự đến nay chưa có sàn giao dịch M&A để người mua, người bán có thể gặp gỡ trực tiếp nhau mà chỉ có những trang web đăng tải các thông tin về M&A. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, các cuộc thương thào M&A là hoạt động bí mật, được bàn luận trong phòng kín, khi thương vụ M&A thành công thì mới công bố. Như vậy, các thông tin mua bán trên các trang web mang tính chất rao vặt chỉ thích hợp cho việc mua bán các cơ sở sản xuất nhỏ, cửa hàng… không thích hợp cho nhu cầu M&A thực sự tại Việt Nam.
- Trình độ hiểu biết của các doanh nghiệp, các ngân hàng còn hạn chế: do M&A chưa thực sự phát triển tại Việt Nam nên các doanh nghiệp chưa
6theo Deloitte, The banking landscape in Asian Pacific, 2004 và Bank mergers and restructuring in Asia, 6/2002
quan tâm đến M&A cũng như chưa có các khoá đào tạo chuyên nghiệp về M&A tại Việt Nam
Kết quả cuộc khảo sát 100 người làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng7 thì không có trường hợp nào am hiểu rất rõ về M&A, số lượng người am hiểu rất ít và không am hiểu chiếm đến 62%.
Hình 2.1: Đồ thị mức độ am hiểu về M&A tại Việt Nam
0 20 40 60 Số lượng người Không am hiểu Am hiểu rất ít Am hiểu Am hiểu khá nhiều Am hiểu rất rõ M ứ c đ ộ a m h i ể u Mức độ am hiểu về M&A Số người chọn
Nguồn: Điều tra và tính toán của tác giả
Ngoài ra, trong cuộc khảo sát có đến 74 người không biết bất kỳ một công ty tư vấn M&A nào, chỉ có 26 người có biết bộ phận tư vấn sáp nhập, mua bán doanh nghiệp là một phòng trực thuộc các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán, tất cả 100 người không có ai biết tên một công ty nào chuyên về tư vấn về sáp nhập, mua bán doanh nghiệp8. Như vậy tại Việt Nam vẫn còn thiếu những công ty tư vấn M&A chuyên nghiệp.
7 Xem phục lục 1 câu 1
- Về tập đoàn TCNH: Cho đến thời điểm hiện nay, ngoại trừ Nghị định 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 05/9/2007 về việc hướng dẫn chi tiết thi hành một sốđiều của Luật Doanh nghiệp có Điều (26) “Hướng dẫn bổ sung về tập đoàn kinh tế”, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào tại Việt Nam có những quy định cũng như hướng dẫn cụ thể cho việc vận hành tập đoàn. Vì thế, đây chính là thách thức cho tập đoàn tài chính ngân hàng Việt Nam trong việc lựa chọn, xác định mô hình và chiến lược hoạt động trong quản lý và điều hành tập đoàn sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển đạt hiệu quả; đồng thời có thể phát huy tính độc lập, tự chủ của các doanh nghiệp thành viên nhằm đảm bảo cho sự phát triển an toàn và bền vững trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều biến động như hiện nay.
Cũng như M&A mức độ am hiểu về tập đoàn TCNH của các ngân hàng và doanh nghiệp Việt Nam chưa nhiều9.
Hình 2.2: Đồ thị mức độ am hiểu về tập đoàn TCNH tại Việt Nam
0 10 20 30 40 50 Số người Không am hiểu Am hiểu rất ít Am hiểu Am hiểu khá nhiều Am hiểu rất rõ M ứ c đ ộ a m h i ể u Mức độ am hiểu về tập đoàn TCNH Số người chọn
Nguồn: Điều tra và tính toán của tác giả
2.5.2.4 Vấn đề hậu sáp nhập
Thỏa thuận về việc giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập là rất quan trọng, đặc biệt là vấn đề quyền lợi cổ đông của cả hai bên, văn hóa doanh nghiệp, người lao động… có nhiều trường hợp không quan tâm đúng mức đến vấn đề hậu sáp nhập đã gây ra những vụ M&A thất bại như trường hợp sáp nhập giữa NHTMCP Phương Nam và NH TMCP nông thôn Cái Sắn (Cần Thơ) vào năm 2002 đã kéo dài gần 2 năm do mâu thuẫn hai bên về giải quyết quyền lợi cho nhóm cổđông NH Cái Sắn, hoặc trường hợp NH Quế Đô được mua lại và đổi tên thành NH TMCP Sài Gòn thì trong 120 cán bộ nhân viên cũ có đến 80 người đã xin thôi việc do thiếu kỹ năng cần thiết để tiếp tục công việc.
2.5.2.5 Thiếu các công ty tư vấn, môi giới về M&A
Khi thiết lập giao dịch mua bán doanh nghiệp, vai trò của chuyên gia tư vấn là rất quan trọng để đảm bảo cho giao dịch đúng giá, đúng pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích của cả hai bên. Hiện nay, số lượng các công ty tư vấn, môi giới về M&A tại Việt Nam rất ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu M&A ngày càng lớn mạnh trong vài năm nữa.
2.5.2.6 Hạn chế trong định giá công ty mục tiêu
Một nguyên nhân lớn làm kìm hãm sự phát triển của hoạt động M&A tại Việt Nam là do định giá công ty mục tiêu, bên bán luôn muốn nâng giá trị của mình có thể bằng cách dùng các thủ thuật như giảm chi phí khấu hao, chi phí dự phòng, treo hoặc phân bổ dần các khoản chi phí lẽ ra cần hạch toán hết vào chi phí của năm, nhằm mục đích tăng lợi nhuận, ngược lại bên mua lại luôn muốn hạ giá và nếu định giá sai (giá mua cao hơn giá trị thực) bên mua sẽ gánh chịu hậu quả nặng nề do vụ sáp nhập, mua lại đem đến.
Thị trường M&A Việt Nam hiện sử dụng ba phương pháp định giá chính: đinh giá theo giá trị tài sản thực, định giá theo dòng tiền chiết khấu và
định giá theo giá thị trường. Với kiến thức về M&A còn khá sơ sài của các DN trong nước, định giá theo phương pháp nào cũng có những khó khăn nhất định.
- Nếu định giá theo phương pháp giá trị tài sản thực sẽ gây tranh cãi về việc định giá tài sản vô hình như thương hiệu, bản quyền, bí quyết thương mại, danh sách khách hàng…
- Phương pháp dòng tiền chiết khấu lại dựa vào dự báo dòng tiền tương lai của doanh nghiệp. Song việc tính toán này sẽ rất phụ thuộc vào nhận định cá nhân do dựa trên các giả thiết và dự báo về tỷ lệ tăng trưởng, tỷ lệ chiết khấu.
- Trong khi đó, phương pháp định giá theo giá thị trường lại rất khó đưa ra giá trị chính xác tuy doanh nghiệp có thể tương đồng về quy mô, ngành…nhưng lại không giống nhau hoàn toàn và đối với thị trường chứng khoán chưa phát triển như ở Việt Nam, giá trị thị trường của cổ phiếu chưa phản ánh đúng giá trị thực cổ phiếu đó.
Do đó, muốn định giá công ty mục tiêu thì ngân hàng phải thuê chuyên gia định giá và phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau.
Kết quả cuộc khảo sát ý kiến 100 người làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng10 cho rằng nguyên nhân thất bại của hoạt động M&A tại Việt Nam mức độ rất quan trọng và khá quan trọng là yếu tốđịnh giá sai, quyền lợi của cổ đông và yếu tố tâm lý, còn yếu tố môi trường pháp lý có mức độ quan trọng bình thường nhưng có đến 31 người cho rằng văn hóa doanh nghiệp là ít quan trọng và không quan trọng. Theo tác giả văn hóa doanh nghiệp rất quan trọng vì kinh nghiệm M&A ở các nước trên thế giới văn hóa doanh nghiệp không hòa hợp rất dễ dẫn đến thất bại như trường hợp Chrysler và Daimler-
10 Xem phụ lục 1 câu 5
Benz AG11, sở dĩ những người tham gia cuộc điều tra có nhận định này là vì ở Việt Nam chưa có nhiều các vụ M&A nên những người tham gia cuộc khảo sát chưa hình dung ra viễn cảnh sẽ có hai nền văn hóa trong một công ty là như thế nào.
Hình 2.3: Đồ thị mức độ quan trọng dẫn đến M&A thất bại
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Môi trường pháp lý Quyền lợi cổđông
Định giá sai Văn hóa doanh nghiệp Yếu tố tâm lý Nguyên nhân S ố n g ư ờ i
Hoàn toàn không quan trọng Ít quan trọng
Quan trọng
Khá quan trọng
Rất quan trọng
Nguồn: Điều tra và tính toán của tác giả
11 Xem lại chương 1 mục 1.3
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong phần này, luận văn đã nêu lên thực trạng M&A tại Việt Nam và giới thiệu sự ra đời của tập đoàn Sacombank. Qua phân tích cho thấy các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay đều ý thức được vị thế và năng lực cạnh tranh của mình nên đã tiến hành nhiều hoạt động M&A nhằm tăng cường hợp tác, lành mạnh hóa tài chính, nâng cao năng lực cạnh tranh hướng đến hình thành tập đoàn TCNH vững mạnh, tuy nhiên vẫn còn những khó khăn, vướng mắc gây cản trở các ngân hàng trong quá trình thực hiện M&A. Do đó, công việc cấp bách hiện nay là phải tháo gỡ những những khó khăn, vướng mắc đó để có thể giúp các ngân hàng đẩy mạnh sáp nhập, mua lại hướng đến hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng lớn mạnh đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng ngoại sẽ đổ xô vào Việt Nam trong thời gian tới.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG THEO ĐỊNH HƯỚNG HÌNH THÀNH TẬP ĐOÀN TÀI
CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
3.1 Định hướng sáp nhập và mua lại ngân hàng hướng đến hình thành
tập đoàn TCNH tại Việt Nam:
Với cam kết mở cửa lĩnh vực tài chính ngân hàng khi gia nhập WTO, các ngân hàng nội địa sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng ngoại, do đó muốn nâng cao khả năng cạnh tranh thì ngay từ bây giờ các ngân hàng nội địa phải thực hiện sáp nhập, mua lại để tiết giảm chi phí nhờ xoá bỏ hệ thống trùng lắp, tận dụng thiết bị công nghệ, tập trung cho mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ mới hướng đến hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng vững mạnh không những đủ sức cạnh tranh tại Việt Nam mà còn có thể cạnh tranh với các tập đoàn TCNH lớn trên thế giới. Định hướng cho hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ta như sau:
- Giai đoạn đầu của quá trình M&A để củng cố ngành ngân hàng, nhà nước khuyến khích thực hiện M&A theo chiều ngang giữa các ngân hàng có chức năng kinh doanh giống nhau để tạo ra các ngân hàng có quy mô lớn, uy