MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG TỐC ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ODA

Một phần của tài liệu Xuất khẩu phân URE sang thị trường Campuchia (Trang 73 - 79)

6. Một số giải pháp tăng cường quản lý và sử dụng ODA

6.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG TỐC ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ODA

Nhóm 02 – MFB03 Trang 74 Dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA phải trải qua hai khâu thẩm định. Các quá trình thẩm định và phê duyệt dự án diễn ra từ phía các cơ quan chính phủ và các nhà tài trợ. Để đảm bảo việc phê duyệt dự án được suôn sẻ cần có sự cải tiến thủ tục và phối hợp của cả hai phía.

Thực tế hiện nay cho thấy tiến trình thẩm định và phê duyệt vẫn đang còn có những vướng mắc, các văn bản báo cáo nghiên cứu khả thi được chuẩn bị thường không đáp ứng yêu cầu do năng lực chuẩn bị báo cáo nghiên cứu khả thi của chủđầu tư

còn hạn chế dẫn đến sự chậm trễ trong việc trình và phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, còn thiếu sự nhất quán giữa nội dung của báo cáo khả thi được phê duyệt và các kết quả thẩm định của nhà tài trợ.

Do đó, cả hai bên cần nghiên cứu, điều chỉnh để thủ tục thẩm định của hai bên tiến tới đồng bộ, thống nhất và phối hợp nhịp nhàng với nhau cả về nội dung và thời

điểm thẩm định của một quy trình thẩm định chung nhưng vẫn là hai lần thẩm định độc lập, khách quan. Trong đó, nên để thẩm định của nhà tài trợ sau khi có phê duyệt của chính phủ. Đồng thời, để tránh lãng phí thời gian nên giảm bớt những thủ tục không thật sự cần thiết trong quá trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi. Ngoài ra cần

được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư để lập trước nghiên cứu tiền khả thi và xúc tiến nghiên cứu khả thi cho các dự án nằm trong danh mục các dự án ưu tiên được sử dụng vốn ODA đã được chính phủ phê duyệt và nhà tài trợ có cam kết xem xét tài trợ.

2) Giải quyết vốn đối ứng.

Vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình, dự án ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trong các hiệp định, văn kiện dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền. Các dự án vay vốn của chính phủ Nhật Bản hay Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Châu Á thường yêu cầu vốn đối ứng trong nước chiếm từ 15% đến 30% tổng giá trị dự án, các dự án hỗ trợ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc thường đòi hỏi vốn đối ứng trong nước khoảng 20% trị giá dự án.

Nhóm 02 – MFB03 Trang 75 Về nguyên tắc, vốn đối ứng của chương trình, dự án thuộc cấp nào thì cấp đó xử

lý từ nguồn ngân sách của mình. Trường hợp một số địa phương có vốn đối ứng phát sinh quá lớn, vượt khả năng cân đối thì cần trình thủ tướng chính phủđể xin hỗ trợ một phần ngay từ khi lập dự án. Tuy nhiên, thực tế vốn đối ứng không phải lúc nào cũng trôi chảy, mà đang là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự chậm trễ trong việc thực hiện dự án.

Cơ chế vốn đối ứng khác nhau cho những dự án cùng loại là câu hỏi đang chờ

giải đáp. Bên cạnh đó, một số dự án do vốn đầu tư lớn nên càng khó khăn về vốn đối

ứng, đặc biệt là đối với các địa phương.

Nhằm tháo gỡ những khó khăn về vốn đối ứng, cần quy định cụ thể hơn về cơ

chế vốn đối ứng. Đảm bảo vốn đối ứng được cấp đầy đủ và kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án, thống nhất cơ chế quản lý vốn đối ứng đối với những dự án cùng loại.

Mặt khác, cần tăng cường quản lý và sử dụng vốn đối ứng cho các dự án ODA phù hợp với quy định của chính phủ và không được sử dụng vốn đối ứng ngoài mục

đích, nội dung của dự án.

3) Cải thiện chất lượng đầu vào.

Để cải thiện và nâng cao tốc độ giả ngân vốn ODA, giảm thiểu gánh nặng nợ

nần, phải quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng đầu vào của nguồn vốn ODA. Phải lựa chọn các dự án phù hợp, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và trung hạn. Cần chú trọng tới cơ cấu và tính bền vững của các nguồn vốn ODA.

Để tăng cường chất lượng đầu vào của các chương trình, dự án ODA công tác chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án cần được tổ chức chặt chẽ và chất lượng cao trên cơ sở phát triển quan hệ đối tác. Cần phát triển hơn nữa quan hệ đối tác giữa các bên, trên cơ sở quan tâm tới lợi ích chung của tất cả các bên tham gia và đề cao vai trò làm chủ của bên tiếp nhận. Đồng thời, chia sẻ thông tin cũng là một cơ sở quan trọng

Nhóm 02 – MFB03 Trang 76 Do đó, để có thể phối hợp trong quan hệ hợp tác phát triển nói chung và tạo điều kiện cho việc giải ngân đúng tiến độ các bên cần có thông tin chính xác và tôn trọng lợi ích của nhau.

4) Tiếp tục hoàn thiện chính sách đền bù, tái định cư.

Giải phóng mặt bằng, tái định cư là khâu quan trọng, có ý nghĩa kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường… và ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án và do đó

ảnh hưởng đến tốc độ giải ngân vốn ODA nhưng đây cũng là khâu thường xuyên có vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư cần được coi là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch thực hiện dự án ODA, vấn đề này không chỉ liên quan đến lợi ích thiết thực, cuộc sống hiện tại cũng như lâu dài của người dân mà còn liên quan

đến luật pháp, chính sách của nhà nước, chính sách của nhà tài trợ. Trong đền bù luôn gặp tính hợp pháp của tài sản và việc xử lý vấn đề này không dễ dàng trong tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai phổ biến như hiện nay. Đồng thời việc áp dụng chính sách tính hợp pháp của tài sản trên thực tế nhiều khi lại mâu thuẫn với chính sách

đảm bảo đời sống của người bị ảnh hưởng bởi dự án sau khi thực hiện tái định cư

không tồi hơn địa điểm cũ của nhà tài trợ. Để tháo gỡ vấn đề này cần phải có sự phối hợp từ nhiều phía ở phía Việt Nam và nhà tài trợ cũng cần xem xét lại việc điều chỉnh các chính sách của mình cho phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA vào Việt Nam và trong mỗi dự án cụ thể, từng giai đoạn khác nhau chúng ta cần áp dụng những biện pháp cụ thể, kịp thời để ODA thật sự trở thành nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài có ý nghĩa trong phát triển kinh tếđất nước.

7. Kết lun

Qua việc phân tích thực trạng huy động, quản lý và sử dụng vốn ODA trong thời gian qua cho thấy rằng ODA có một vai trò quan trọng hỗ trợ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và trên thực tế những chương trình, dự án sử dụng vốn ODA được thực hiện đã tập trung vào những lĩnh vực, ngành mà Việt Nam đang cần

Nhóm 02 – MFB03 Trang 77 được hỗ trợ như: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường… Đó là những lĩnh vực đầu tư có tính xúc tác vừa có tác dụng trước mắt đồng thời là cơ sở lâu dài cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Lượng vốn cam kết tính đến nay đã đạt khoảng 72 tỷ USD, số vốn ký kết đạt trên 45 tỷ

USD, số vốn giải ngân đạt khoảng gần 29 tỷ USD. Như vậy tốc độ giải ngân số vốn này mới chỉđạt khoảng hơn 40%.

Nguyên nhân của thực trạng này do cả hai phía Việt Nam và các nhà tài trợ

nhưng chủ yếu là từ phía Việt Nam. Một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng kém hiệu quả trong việc sử dụng vốn ODA là: Nhận thức của chúng ta về nguồn vốn ODA còn thiếu đúng đắn, chưa có kinh nghiệm trong việc tiếp nhận ODA, công tác quản lý ODA còn bị chồng chéo, chưa rõ ràng v.v... Để tiếp tục thực hiện chính sách quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn ODA phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời gian tới, cần lưu ý một số khía cạnh sau: ODA gắn liền với các điều kiện chính trị. Tuy nhiên bằng chính sách đối ngoại của mình chúng ta có thể đa phương hoá quan hệ hỗ trợ phát triển của mình, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA phục vụ phát triển đất nước trong khi vẫn giữ vững được độc lập, tự chủ của đất nước. Chúng ta cần phải thể hiện được tính chủ động của mình trong việc sử dụng ODA, đặc biệt trong việc xây dựng, hình thành dự án, thẩm định các văn kiện dự án, hình thành cơ chế về quản lý điều hành, quản lý tài chính…

Nhóm 02 – MFB03 Trang 78

Chương 5: VAY THƯƠNG MI NƯỚC NGOÀI

1. Khái nim:

Vay thương mi nước ngoài: là các khoản vay nước ngoài của Việt Nam không phải là vay ODA.

Hạn mức vay thương mại nước ngoài được NHNN tính toán, xây dựng hàng năm dựa trên cơ sở tổng số doanh nghiệp ký vay trung dài hạn thương mại nước ngoài trong năm và dự kiến số rút vốn vay trung dài hạn nước ngoài trong năm.

Mục tiêu của việc xác định hạn mức này là duy trì các tỷ lệ về quản lý nợ an toàn và bền vững bao gồm các chỉ số về nợ nước ngoài của quốc gia nói chung (như tỷ

lệ tổng số nợ nước ngoài/GDP, tổng nghĩa vụ nợ phải trả/kim ngạch xuất khẩu). Yêu cầu này đòi hỏi phải kiểm soát nợ nước ngoài của doanh nghiệp trong tổng thể nợ nước ngoài của quốc gia, nhằm đảm bảo các ngưỡng, các chỉ tiêu an toàn nợ cần thiết. (nguồn: Nghịđịnh số 134/2005/NĐ-CP ngày 1 tháng 11 năm 2005)

Nhóm 02 – MFB03 Trang 79

Một phần của tài liệu Xuất khẩu phân URE sang thị trường Campuchia (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)