THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA

Một phần của tài liệu Xuất khẩu phân URE sang thị trường Campuchia (Trang 64 - 67)

5. Thực trạng huy động, sử dụng và quản lý vốn ODA

5.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ODA

1) Tình hình quản lý và sử dụng ODA.

Nguồn vốn ODA đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, song nguồn vốn này có một thời gian bị gián đoạn từ khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cho đến cuối năm 1993 với việc bình thường hoá với quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á(ADB) các nguồn vốn ODA chuyển vào Việt Nam có triển vọng tăng nhanh nhưđã biểu diễn ở biểu đồ trên.

Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội ưu tiên của chính phủ, đó là: Năng lượng 24%, giao thông vận tải 27,5%, phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi 12,74% ngành cấp thoát nước 7,8%, các ngành y tế- xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học- công nghệ- môi trường 11,78%. Ngoài ra, nguồn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho ngân sách của chính phủđể thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế và thực hiện chính sách cải cách kinh tế (các khoản tín dụng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh cơ cấu kinh tế mở rộng, quỹ

Miyazawa, PRGF, PRSC). Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA

đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo như: nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, nhà máy thuỷ điện Sông Hinh, một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, quốc lộ 1A, cầu Mỹ Thuận…, nhiều trường học đã

được xây dựng mới, cải tạo hầu hết ở các tỉnh, một số bệnh viện lớn ở các thành phố, thị xã như Bệnh viện Bạch Mai( Hà Nội), bệnh viện Chợ Rẫy( Thành phố Hồ Chí Minh), nhiều trạm y tế xã đã được cải tạo hoặc xây mới, các hệ thống cấp nước sinh hoạt ở nhiều tỉnh, thành phố cũng nhưở nông thôn, vùng núi. Các chương trình dân số

phát triển, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tiêm chủng mở rộng được thực hiện một cách có hiệu quả.

Tuy nhiên, việc phân bổ vốn ODA theo vùng lãnh thổ còn nhiều bất cập chưa

Nhóm 02 – MFB03 Trang 65 UNDP, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long là những vùng

đang bị thiệt thòi nhất về sử dụng vốn ODA.

Trong khi các vùng này chiếm gần 70% số người nghèo của cả nước nhưng họ

mới chỉ nhận được 44% các khoản giải ngân ODA trực tiếp và đây là một điều cần hết sức lưu ý khi phân bổ vốn ODA.

3) Tình hình giải ngân vốn ODA

Lượng vốn cam kết tính đến nay đã đạt khoảng 72 tỷ USD, số vốn ký kết đạt trên 45 tỷ USD, số vốn giải ngân đạt khoảng gần 29 tỷ USD. Tốc độ giải ngân đạt bình quân hàng năm khoảng 40.3%. Tình hình giải ngân qua các năm cụ thể như sau:

Nhóm 02 – MFB03 Trang 66 Nhìn chung, trong thời gian vừa qua lượng ODA vào Việt Nam không nhiều nhưng có ý nghĩa quan trọng và có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:

- Đối với một số ngành, lĩnh vực kinh tế ODA đóng góp trực tiếp vào quá trình phát triển thông qua các chương trình, dự án đầu tư bằng vốn ODA - ODA đã thực sự

trở thành một nguồn vốn quan trọng đáp ứng những nhu cầu cấp bách về cân đối ngân sách, cán cân xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển.

- Nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng đã và đang được hình thành bằng nguồn vốn ODA.

- ODA tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và các vùng lãnh thổ. Nguồn vốn ODA cũng giúp cải thiện điều kiện về vệ

sinh, y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo v.v...

Tuy nhiên, trong quá trình vận động, tiếp nhận và sử dụng vốn ODA vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là: Nhng tn ti Nguyên nhân 1. Trong vận động tài trợ: - thiếu chủđộng trong vận động. - khả năng lập kế hoạch yếu. 2. Khi tiếp nhận: - Sử dụng vốn đầu tư dàn trải. - Phân bổ vốn thiếu công bằng. - Triển khai dự án chậm. 3. Sử dụng:

- Không thoả mãn yêu cầu của nhà tài trợ.

- Tỷ lệ giải ngân thấp. - Tốc độ giải ngân chậm. 4. Đấu thầu:

- Không đủ khả năng dự thầu cung cấp thiết bị cho các dự án ODA.

- Chỉ là thầu phụ khi thi công xây lắp.

-Năng lực kém nên tính thuyết phục chưa cao.

- Không đón trước được mục tiêu của nhà tài trợ. - Do cơ chế quản lý chưa rõ ràng, chồng chéo. - Thiếu sự thống nhất giữa các bên quản lý. - Năng lực cán bộ thừa hành yếu. - Thiếu công khai, minh bạch.

- Khả năng điều hành của địa phương và ban quản lý dự án còn kém, chưa hiểu rõ các qui định của nhà tài trợ.

-Vốn đối ứng không đủ, công tác giải phóng mặt bằng chậm.

Nhóm 02 – MFB03 Trang 67

Một phần của tài liệu Xuất khẩu phân URE sang thị trường Campuchia (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)