14. Dịch vụ Tài chính
14.3. Tự do hóa tài chín hở Việt Nam: Các cam kết quốc tế và Vấn đề thực thi cam kết
Tự do hóa hoàn toàn dịch vụ tài chính là một cam kết lâu dài ở cả hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ và các cam kết gia nhập WTO năm 2007. Tuy nhiên dịch vụ tài chính không nằm trong số những dịch vụ phải tự do hóa trong vòng đầu tiên, vì nó được coi là một ngành chiến lược. Một trong những điều khoản chính trong hiệp định thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ là ngân hàng Mỹ được thành lập ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam từ tháng 12 năm 2010 trong khi trong cam kết gia nhập WTO, ngân hàng các nước được thành lập ngân hàng 100% vốn tại Việt Nam từ 1/4/2007.
Cam kết của Việt Nam trong hiệp định thương mại song phương Việt Nam Hoa Kỳ trong lĩnh vực ngân hàng
(a)Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính của Mỹđược phép cung cấp dịch vụ tại Việt Nam dưới các hình thức: chi nhánh của một ngân hàng Mỹ, ngân hàng liên doanh giữa công ty Việt Nam và Mỹ, công ty cho thuê tài chính 100% vốn của Mỹ, và công ty cho thuê tài chính liên doanh
(b)Trong khoảng thời gian 3 năm kể từ ngày hiệp định này có hiệu lực, các nhà cung cấp dịch vụ tài chính Mỹ chỉ có thể cung cấp dịch vụ dưới 1 hình thức là liên doanh với đối tác Việt Nam. Kể từ sau đó, hạn chế này sẽ bị dỡ bỏ.
(c) Ngân hàng Mỹ sẽ được thành lập một ngân hàng chi nhánh 100% vốn tại Việt Nam sau 9 năm kể từ khi hiệp định này có hiệu lực. Trước đó, ngân hàng Mỹ có thể thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và vốn của phía Mỹ có thể lớn hơn 30% nhưng không được vượt quá 49%.
(d)Việt Nam có thể hạn chế, dựa trên nguyên tắc đối xử quốc gia, tỷ lệ cổ phần của các ngân hàng Mỹ trong các ngân hàng thương mại quốc doanh được cổ phần hóa như tỷ lệ trong các ngân hàng khác của Việt Nam..
(e) Trong thời hạn 8 năm kể từ khi hiệp định này có hiệu lực, Việt Nam có thể hạn chế
quyền thu hút tiền gửi đồng VN của các chi nhánh ngân hàng Mỹ từ thể nhân Việt Nam không có quan hệ kinh doanh .
Các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam có thể sắp xếp theo:
(1)Hình thức gia nhập: Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, các định chế tài chính nước ngoài được hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới một só hình thức như văn phòng đại diện, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh với mức góp không quá 50% vốn pháp định, và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. (2)Hạn chế về sở hứu: Với loại vốn góp dưới dạng mua cổ phẩn, tổng giá trị cổ phần
các định chế nước ngoài bao gồm cả thể nhân nước ngoài trong một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam không được vượt quá 30% vốn pháp định của ngân hàng đó, trừ những trường hợp được chính phủ chấp thuận. Các nhà đầu tư chiến lược không thể nắm giữ cổ phần tương đương 15% vốn pháp định của ngân hàng dù nhà đầu tư chiến lược dó là cá nhân hay là định chế tài chính. Các nhà đầu tư chiến lược muốn năm giữ cổ phần đến 20% của vốn pháp định thì cần phải được sựđồng ý của thủ tướng Chính phủ và chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước trong vòng 5 năm.
(3)Kinh doanh đồng nguyên tệ. Trong vòng năm năm kể từ ki Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam sẽ hạn chế các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam từ công dân Việt Nam mà ngân hàng không có mối quan hệ tín dụng.
Cam kết trong khuôn khổ AFAS cũng giống như các cam kết gia nhập WTO nhưng mở rộng cho các quốc gia không phải là thành viên của ASEAN.
Cùng với những thách thức mà ngành ngân hàng của Việt Nam phải đối mặt và những cam kết quốc tế của Việt Nam, các cơ quan hữu quan của Việt Nam đã đề xuất môt chương trình cải cách đồng bộ. Chương trình này được công bố theo quyết định số 112 của Thủ tướng Chính phủ ngày 24 tháng 5 năm 2006. Việc thực hiện chương trình này đồng nghĩa với những cải cách và thay đổi về chính sách trong giai đoạn 2007-2010, nhưng việc thực hiện chương trình này rất có thể bị trì hoãn nhất là những vấn đề mà ngành ngân hàng trong và ngoài nước đang gặp phải. Chương trình/lộ trình này có thể sắp xếp như dưới đây:
(1)Cải cách ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xây dựng một ngân hàng trung ương hiện đại có khả năng quản lý các vấn đề về chính sách tiền tệ và giám sát có hiệu quả hệ thống ngân hàng. Theo quy đinh mới, Ngân hàng Nhà nước không còn là đại diện chủ sở hứu tại các ngân hàng thương mại nhà nước. Quyết định 112 yêu cầu phải thông qua luật ngân hàng trung ương và các quy định vê giám sát hệ thống ngân hàng vào năm 2008 nhưng hiện có sự chậm chế trong việc xây dưng luật này.
(2)Việc giám sát hệ thống ngân hàng sẽ không còn là nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ương sau năm 2010. Trong thời gian đến mốc đó, việc giám sát sẽ cố gắng theo đúng tiêu chuẩn BASEL (Tiêu chuẩn BASEL 1 sẽđược triển khai toàn bộ sớm sau đó BASEL II sẽđược áp dụng sau năm 2010)
(3)Việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ kết thúc vào năm 2010, cổ phần nhà nước trong các ngân hàng này sẽđược Ngân hàng Nhà nước chuyển cho Tổng công ty quản lý vốn nhà nước. Tổng công ty này được thành lập để quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp theo hình thức của công ty TEMASEK - Singapore
(4)Ban hàng luật tổ chức tín dụng mới (một bản dự thảo đã được đưa ra láy ý kiến từ tháng 3 năm 2008), luật này sẽ quy định tất cả các hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện có.
(5)Kế hoạch bảo hiểm tiền gửi (được tiến hành từ năm 2000) sẽđược cải tiến với một luật mới.
(6)Việc các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường sẽ dế dàng hơn vì mức cố phiếu trần sẽđược tăng từ 15% cho mối tổ chức lên tới 30%.
Những nhân tố khác dẫn đến việc thự thi có hiệu quả các cải cách và các cam kết quốc tế Tất cả những cam kết liên quan đến việc thay đổi luật lệở Việt Nam. Điều này có nghĩa là một quá trình xây dựng các thỏa hiệp, với những thử nghiệp ban đầu với từng phần của gói cái cách, tiếp theo đó là là sự hợp nhất với những thay đỏi về luật lệ, và điều này cũng
một phần có liên quan đến quyết định thực thị từng phần luật lệ. Trong quá trình này, vấn đề cốt lõi là khả năng hòa hợp các ý kiến và phản ứng của các bên khác nhau có liên quan. Cho đến nay, hầu hết các cam kết không được thực thi đầy đủ. Tuy nhiên, sự thay đổi quan trọng nhất là 3 giấy phép thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài cấp cho HSBC, ANZ và Standard Chartered cách đây hơn 1 năm, tức là sau 1 năm khi cam kết này chính thức có hiệu lực (1/4/2007)
14.4. Đánh giá tác động của tự do hóa
Tác động thực của tự do hóa tài chính và ngân hàng đến tăng trưởng và phát triển luôn là vấn đề khó xác định một phần vì tác động này phân tán ở tất cả các hoạt động kinh tế và một phần liên quan đến các chính sách kinh tế. Việc đánh giá tác động bằng mô hình CGE và GTAP thường dựa vào tác động của việc cắt giảm thuế quan, do vậy việc đánh giá tác động trong lĩnh vực ngân hàng sử dụng mô hình này luôn là dấu hỏi về sự chính xác. Vềđánh giá tác động theo mặt chất, thường việc tự do hóa ngành ngân hàng là sự thay đổi trong chức năng trung gian kinh tế vĩ mô, do vậy, giảm chi phí giao dịch tài chính và nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính và cho phép tăng đầu tư và tăng giao dịch. ĐIều này sẽ làm cho hiệu quả tăng trưởng cao hơn.
Việc gia nhập của các định chế tài chính nước ngoài được coi là giúp người tiêu cùng có khả năng được sử dụng nhiều dịch vụ tài chính hơn vì các định chế tài chính nước ngoài thường có nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính mà các định chế tài chính trong nước không thể cung cấp. Các định chế tài chính trong nước còn có thể thu được lợi ích từ việc tiếp thu các kỹ năng quản lý cao cấp, và điều này sẽ giúp các định chế này tăng lợi nhuận trong dài hạn. Các ngân hàng nước ngoài cũng sẽ giúp cải thiện chức năng của thị trường tài chính trong nước với những lợi ích tích cực cho khách hàng của hệ thống ngân hàng. Trong đa số các trường hợp, các ngân hàng nước ngoài hoạt động ở các nước đang phát triển thường có tốc độ tăng tín dụng cao hơn và biến động về cho vay thấp hơn.
Những lợi ích từ việc các ngân hàng nước ngoài gia nhập thị trường Việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ dễ dàng
hơn
Nâng cao khả năng quản lý rủi ro Thu hút nguồn lực Định giá lại các doanh nghiệp Cung cấp các dịch vụ quản lý khách hàng
Việc tự do hóa ngành tài chính có những ảnh hưởng tiêu cực như việc các định chế tài chính nội địa không có khả năng cạnh tranh vì sự yếu kém về cơ cấu của các định chế này sé dẫn đến sự lãng phí, và bị tác động lớn hơn từ các sự kiện/vấn đề của thị trường tài chính và ngân hàng quốc tế, và mối quan hệ với các chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế khác.
cải cách ngân hàng và các chính sách tiền tệ/tỷ giá. Ngược lại, Việt Nam đã không có những dấu hiệu của sự “đè nén” tài chính và việc thu hút nguồn lực tài chính không đủ. Biểu đồ sau mô tả một đánh giá đơn giản về những vấn đề cơ bản trên thị trường tài chính của Việt Nam bằng cách so sánh độ sau tài chính (tỷ lệ tổng tín dung/GDP) của Việt Nam với các nước ASEAN, và mức phát triển chung (GDP đầu người theo PPP). Việt Nam có vẻ như là một trường hợp ngoại lệ vì độ phân bổ tín dụng không “hợp” với mức độ phát triển.
Hình 14.4: Tín dụng nội địa và GDP bình quân đầu người theo PPP
Cambodia China Indonesia Laos Malaysia Myanmar Philippines Thailand Vietnam Bangladesh India Pakistan Sri Lanka 0 2 000 4 000 6 000 8 000 10 000 12 000 14 000 0 20 40 60 80 100 120 140 160 GDP pe r ca p it a PPP 2 007 (U S$ ) Domestic Credits 2007 (% of GDP)
Domestic Credits and GDP per capita PPP
Korea
Nguồn: Tính toán của chúng tôi theo số liệu của IMF và NHTG
Kết luận chính từ những quan sát và những hiện tượng thực tiễn xảy ra trong năm qua có liên quan đến chi phí tiềm năng của hội nhập do không có công cụ chính sách đầy đủ. Việc mở cửa mạnh mẽ hơn nữa với các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành tài chính sẽ không đạt được hiệu quả nếu không có những luật lệ liên quan đến việc quản lý luồng vốn vào ra. Việc tự do hóa tài chính vẫn là một tiến trình mới bắt đầu nhưng những kỳ vọng về các bước tiếp theo đã dẫn đến những biến động tài chính.
Các quyết định chính sách liên quan đến việc quản lý chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá có liên quan đến việc mở cửa hơn nữa của ngành ngân hàng Việt Nam. Việc nâng cao năng lực liên quan đến việc ra chính sách và hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước và của các định chế tài chính là điều tiên quyết. Trong vấn đề này, vai trò tích cực của việc gia nhập thị trường của các định chế tài chính nước ngoài sẽđược tăng cường và tối đa hóa.
Thách thức sẽ là việc phát triển một khuôn khổ chính sách và các công cụ chính sách để phản ứng lại những biến động trên thị trường tài chính và cung cấp những công cụ giám sát rủi ro trong khi vẫn thực hiện việc hội nhập.
Các cam kết WTO trong lĩnh vực tài chính cần phải được thực thi một cách đầy đủ, mặc dù việc việc thực thi này tương đối chậm. Tuy nhiên sự hiện diện hạn chế của một số ngân hàng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có từ trước đó và triển vọng một số ngân hàng
khác có thể có được giấp phép đã kích thích sự phát triển của các ngân hàng trong nước. Một số hạn chế khác đối với ngân hàng nước ngoài và các công ty chứng khoán sẽđược dỡ bỏ theo lộ trình gia nhập WTO.
Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, đã được đề cập ở phần công nghệ thông tin, cũng xem xét hệ lụy của việc tự do hóa dịch vụ tài chính. Thật vậy, dịch vụ công nghệ thông tin tốt hơn và các dịch vụ ngân hàng tốt hơn luôn đi cùng với nhau và thúc đẩy lẫn nhau. Một nghiên cứu của Aghion, Howitt và Mayer-Foukes đã nghiên cứu hệ quả của sự phát triển tài chính tới tăng trưởng và sự phát triển của hệ thống tài chính. Cụ thể hơn, họ nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ phát triển của khu vực tài chính và sự hội tụ của thu nhập giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. 75 Họ phát hiện ra rằng các công cụ trung gian tài chính và mức độ phát triển tài chính là nhân tố quan trọng và có ý nghĩa đảm bảo việc một quốc gia đang phát triển có khả năng hội tụ về thu nhập với cá quốc gia phát triển hay không. Tuy vậy Việt Nam không có trong danh sách các quốc gia được nghiên cứu. Chúng tôi đã sử dụng kết quả từ mô hình này để tính toán các chỉ số cho Việt Nam. Cần phải lưu ý rằng, mô hình của , Howitt và Mayer-Foukes dựđoán rằng các nền kinh tế nằm dưới một chuẩn về phát triển tài chính nào đó sẽ có tăng trưởng chậm và có thể sẽ không hội tụ với các quốc gia phát triển. Trong nghiên cứu của họ, Philippines nằm tại đúng chuẩn này.
Việt Nam hiện nay là một thách thức thú vị trong việc đánh giá tác động của tự do hóa dịch vụ tài chính. Mặc dù mức độ phát triển tài chính đã tăng lên gần đây nhưng vẫn ở mức thấp. Tự do hóa dịch vụ tài chính mà Việt Nam cam kết thực hiện gợi ý rằng sự phát triển của các định chế tài chính ở VIệt Nam sẽ tăng một phần do sự tham gia thị trường của các ngân hàng nước ngoài, và một phần vì những phản ứng của các định chế tài chính của Việt Nam. Việt Nam đã hành động một cách chậm chạp và thận trọng trong việc cấp phép cho các ngân hàng nước ngoài. Các định chế tài chính Việt Nam đã phản ứng rất năng động trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gia tăng và chúng tôi cho rằng sẽ có nhiều điểu chính năng động hơn nữa của các định chế tài chính trong nước.
Dựa vào việc sử dụng mô hình hóa, các nghiên cứu tiêu biểu và các phân tích sâu của chúng tôi về thị trường tài chính ở nhiều nước khác nhau, việc dỡ bỏ các hạn chế hiện tại với các định chế tài chính và công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài sẽđóng góp lớn vào sự phát triển của các định chế tài chính và các dịch vụ tài chính trong nền kinh tế của Việt Nam. Tất nhiên, để hạn chế khủng hoảng tài chính, cần phải chú trọng đến các yêu cầu về tính thận trọng, nhưng Việt Nam cso thể thu được lợi ích từ việc cải thiện các định chế tài chính của mình, đặc biệt các định chế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc hạn