Đánh giá tác động tự do hóa thương mại

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

6. Phương tiện giao thông

8.3. Đánh giá tác động tự do hóa thương mại

Phạm vi thay đổi được đề cập, nhất là cải thiện cơ chế IPR, mở rộng quyền tiếp cận phân phối và nhập khẩu, giảm những vướng mắc trong cơ chếđiều tiết giá, và cải thiện lĩnh vực độc quyền dữ

liệu, sẽ cải thiện rõ ràng sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các công ty dược nước ngoài, trong điều kiện những yếu tố cơ bản của thị trường hấp dẫn được ưu tiên.

Ngành dược Việt Nam cần hợp tác và thu hút đầu tư của nước ngoài. Ngành sản xuất trong nước chủ yếu nhập khẩu hầu hết các thành phần, và phần lớn tập trung vào ép thuốc, bao thuốc, hay làm xirô. Tham vọng lớn nhất của ngành (hiện nay) là sản xuất thuốc kháng sinh. Khả năng vô trùng trong sản xuất hay thử nghiệm trong các phòng thí nghiệm còn thiếu. Nhiều nhà máy tự vận hành hướng dẫn GMP (Thông lệ sản xuất tốt) của bản thân, và thường không phù hợp với hướng dẫn của WHO. Hướng dẫn tiêu chuẩn của WHO rất tốm kém chi phí để thực hiện và đòi hỏi phải nâng cấp, đầu tư nhiều vào cơ sở sản xuất, điều mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không đáp ứng được. FDI của châu Âu hay các nước phương Tây và Nhật Bản là rất cần thiết. Mặc dù Việt Nam thu hút được nhiều FDI trong những năm gần đây nhưng chất lượng FDI còn phải bàn cãi.

Lợi ích kinh tế của hội nhập sâu hơn

Mở của thị trường rõ ràng sẽ cải thiện sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các công ty dược nước ngoài, trong điều kiện những yếu tố cơ bản của thị trường hấp dẫn được ưu tiên. Những kết quả có thể sẽ là tăng thêm đầu tư vào các cơ sở y tế tư nhân và mở rộng cung ứng sản phẩm qua cả mạng lưới chăm sóc sức khỏe công và tư, tạo nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, cho dù không nhất thiết phải mở mức thấp hơn chi phí trung bình chung. Quản lý ngân quỹ cho y tế cũng vẫn là thách thức chính, và tác động của ngân sách sẽ tập trung vào thỏa thuận giá giữa nhà cung cấp và quan chức trong lĩnh vực y tế. Những sản phẩm dược hàng đầu có xu hướng giảm giá mạnh đối với thị trường của các nước đang phát triển (lên đến 5 lần), nhưng liệu tác động ròng của việc mở rộng này có do lạm phát gây ra hay không vẫn còn chưa rõ ràng. Sản xuất trong nước không đủ chính là nhân tố quan trọng góp phần vào tăng giá thuốc, đây cũng là một quan tâm của chính phủ và một vấn đề mà tự do hóa thị trường có thể hỗ trợ giải quyết.

Theo quan đim ca quy mô th trường, mt kch bn vi kh năng tiếp cn rng hơn, th trường dược Vit Nam s nhanh chóng đạt được mc gn bng các nước lân cn, như Thái Lan hay Malaysia. Hin nay, th trường Vit Nam tăng trưởng gn gp 3 ln so vi các nước phát trin hơn (12% so vi 4% mt năm), do s kết hp ca tăng trưởng kinh tế nhanh và t do hóa th

trường. Tác động có th thy t t do hóa là bù đắp li, ít nht mc độ nào đấy, tác động ca quy gim kinh tế hin đang din ra, và h tr con s ước tính v tăng trưởng th trường mc $2.4 t năm 201537 và $3.5 t vào 2020, tương đương mc tăng trưởng 9% so vi hin nay. Tuy

66

nhiên, vn còn nhiu vn đề xoay quanh s khc nghit ca suy gim kinh tế và cam kết ca chính phđối vi duy trì và ci thin chi tiêu cho chăm sóc sc khe.

Trong nội bộ ngành, những công ty dược Việt Nam hiện đang đóng vai trò là nhà phân phối cho các công ty dược nước ngoài rõ ràng phải chịu những thách thức. Do cơ chế sở hữu trí tuệ sẽđược củng cố, những loại thuốc ‘không đăng ký’ sẽ dần bị loại bỏ, áp lực lại đặt ra với các nhà sản xuất trong nước, mặc dù với việc thực thi IP lỏng lẻo, nhiều công ty có thể phải chịu những hình phạt tạm thời, Việc gia nhập thị trường của các MNC, các doanh nghiệp trong nước sẽ phải giảm doanh số bán để có chất lượng tốt hơn, các loại thuốc nhập khẩu sẽ thay thế vị trí. Một số công ty dược Việt Nam sẽ phải đấu tranh để tồn tại. Chỉ có một nửa nhà sản xuất hiện đạt được tiêu chuẩn GMP của ASEAN, và sự tồn tại của một nửa còn lại, khoảng 100 công ty, là điều đáng nghi ngại. Tuy nhiên, bù đắp lại vấn đề này sẽ là sựđầu tư của các công ty nước ngoài. Chi phí để thực hiện tiêu chuẩn GMP của ASEAN ở các công ty Việt Nam ước tính trung bình là $1,5 triệu. Tiêu chuẩn GMP của WHO cũng đòi hỏi đầu tư tương đối lớn, lên đến $10 triệu, mức mà hầu hết các công ty Việt Nam không đáp ứng được. FDI của châu Âu, các nước phương Tây và Nhật Bản là cần thiết. Việc 'chuyển nhượng' của 10 công ty theo tiêu chuẩn WHO có thể là một bước quan trọng, và có thể tương đương với bơm vào vốn đầu tư tới $100 triệu.

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)