Tác động của tự do hóa

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở Việt Nam (Trang 85 - 87)

12. Dịch vụ Viễn Thông

12.3.Tác động của tự do hóa

Trong ngành viễn thông của Việt Nam, có hai bước cải cách quan trọng và bổ sung cho nhau. Thứ nhất là là cải cách luật lệđể phát triển một khuôn khổ luật lệđộc lập và không phân biệt đối xử nhằm có một cơ chế chính sách cạnh tranh minh bạch trong việc cấp phép các giấy phép mới, có một chính sách kết nối cân bằng được lợi ích của các công ty lớn với những chi phí … và giải quyết được mục tiêu cung cấp dịch vụ cơ bản hiệu quả (về mặt chi phí) nhất.

Thứ hai là nâng mức trần sở hữu nước ngoài đối với cả hai loại dịch vụ dựa trên thiết bị và dịch vụ không dựa trên thiết bị và cung cấp những cơ hội thực sự cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào đầu giá giấy phép

Theo nghiên cứu của Liên Minh Viễn thông thế giới, tiếp cận với các dịh vụ mới như internet băng thông rộng vẫn còn hạn chế và tương đối đắt. Việc phát triển hệ thống viễn thông băng thông rộng đóng vai trò xúc tác quan trọng trong việc phát triển thương mại và chính phủ điện tử. Ở một vài nước đang phát triển, kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ công nghệ thông tin đã góp phần làm tăng trưởng xuất khẩu và tạo ra việc làm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng làm thay đỏi cách thức nhà nước cung cấp các dịch vụ công cho dân cư và giới kinh doanh.

Có một mối quan hệ mạnh mẽ giữa chi phí viễn thông, năng lực và hoạt động trong thương mại quốc té. Fink, Matoo và Ileana53 thấy rằng chi phí viễn thông có ảnh hưởng ngược nhiều với thương mại song phương. Hơn nữa, chi phí viễn thông cúng có ảnh hưởng lớn hơn đến trao đổi các loại hàng hóa có sự khác biệt so với trao đổi các loại hàng hóa không có sự khác biệt, nhaansm mạnh giá trị của hạ tầng viễn thông trong thương mại quốc tế. Đặc biệt, khi lượng tầu nhỏ chở các loại hàng hóa đa dạng với giá trị tăng them cao hơn gia tăng, thì cầu về dịch vụ cơ sở hạ tầng viễn thông cũng tăng.

Điều này cũng đúng khi mà thương mại dịch vụ tăng trưởng cao hơn thương mại hàng hóa. Trong những năm gần đây, thương mại hàng hóa và dịch vụ có tăng cường nhân tố ICT cũng tăng trưởng nhanh chóng. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng viễn thông, đặc biệt quan trọng trong thương mại dịch vụ, nơi mà các loại dịch vụ có giá trị tăng them cao như

52

Aaditya Mattoo, Randeep Rathindran và Arvind Subramanian, “Measuring Services Trade Liberalization and Its Impact on Economic Growth: An Illustration” Journal of Economic Integration, Vol. 21, Number 1 / March 2006, pp.64 – 98.

53

Fink, Carsten, Aaditya Matoo và Cristina Ileana Neagu (2002), “Assessing the Role of Communication Costs in International Trade.” World Bank Working Paper Series 2929

ngân hàng, dịch vụ kinh doanh, viễn thông phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng viễn thông của cả quốc gia xuất và nhập khẩu. 54

Nỗ lực toàn diện nhất để đo lường tổn phí và những tác động kinh tế của các quốc gia ASEAN là của Shepherd và Wilson trong một nghiên cứu cho Ngân hàng Thế giới. 55 Tính toán của Shepherd và Wilson dựa vào mô hình mô phỏng của từng nước ASEAN. Mô hình này gộp các cải cách về hải quan, về cơ sở hạ tầng, giao thông, viễn thông và dịch vụ giao vận.

Nghiên cứu của Shepherd và Wilson xem xét một số kịch bản tự do hóa. Một trong những kịch bản là tự do hóa dịch vụ Internet ở Việt Nam. Kết quả của kịch bản là xuất khẩu tăng lên 27.8% và nhập khẩu tăng lên 27.7%.56 Tác động của việc tự do hóa dịch vụ Internet ở Việt Nam cao hơn so với Trung Quốc (xuất khẩu tăng 8.5%) và Indonesia (xuất khẩu tăng 5.7% và nhập khẩu tăng 7.7%).

Mặc dù sử dụng các cách tính khác nhau đểđo lường mức độ mở cửa viễn thông của Việt Nam, kết quả từ các nghiên cứu của Warren, Matto cùng đồng sự và của Sherpherd và Wilson là tương đối thống nhất. Các nghiên cứu này đều cho rằng, ngành viễn thông của Việt Nam tương đối đóng cửa. Và cả ba nghiên cứu đều cho rằng, nếu Việt Nam mở cửa hơn nữa với ngành này thì lợi ích thu được là khá lớn.

Dựa vào các nghiên cứu trước đây và các nghiên cứu về ngành dịch vụ viễn thông của các nước ASEAN, chúng tối ước tính rằng tác động của việc mở cửa dịch vụ viễn thông của Việt Nam là lớn. Trong khi việc thực hiện các gói mở cửa dịch vụ và những thay đổi trong chính sách, một cải cách luật lệ một cách toàn diện cùng với dỡ bỏ các quy định về sở hữu và một quy trình đấu thầu cạnh tranh hơn sẽ mang lại các lợi ích sau:

- Tăng vốn đầu tư vào ngành viễn thông 35% trong vòng 5 năm - Chi phí thông tien liên lạc giảm khoảng 20%

- Chất lượng dịch vụ tăng do việc mở rộng các dịch vụ băng thông rộng, WIFI và cải tiến các dịch vụ viễn thông cơ bản.

Và tác động của việc giảm chi phí viễn thông bao gồm việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là các loại hàng hóa và dịch vụ có giá trị tăng them cao. Một nghiên cứu của ngân hàng thế giới đã cho thấy các quốc gia theo đuổi một gói cải cách đồng bộ gồm cải cách đơn vị quản lý, tư nhân hóa và gia tăng cạnh tranh là những quốc gia có được mức tăng cao nhất về năng suất trong ngành viễn thông. 57

Việc tự do hóa ngành viễn thông bằng cách cho phép sự tham gia cuả các công ty nước ngoài trong các dịch vụ sử dụng thiết bị và cải cách luật lệ sẽ làm tăng mức đầu tư vào ngành, giảm chi phí và thúc đẩy sự phát triển và mở rộng của các dịch vụ internet băng thông rộng. Điều này sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

54

(Nicoletti, Golub, Hajkova, Mirza, and Yoo 2003). 55

Ben Shepherd and John S. Wilson, “Trade Facilitation in ASEAN Member Countries: Measuring Progress and Assessing Priorities,” Policy Research Working Paper 4615, The World Bank, Development Research Group, May 2008.

56

Xem kịch bản 4, bảng 12 trang 34 trong nghiên cứu của Shepherd and Wilson. 57

Ioannis N. Kessides, (2004), Reforming Infrastructure: Privatization, Regulation, and Competition, A copublication of the World Bank and Oxford University Press.

Một phần của tài liệu Hội nhập kinh tế và sự phát triển ở Việt Nam (Trang 85 - 87)