Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ Công đoàn cơ sở 41

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Giải quyết tranh chấp lao động trong DN FDI, thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 53)

Kỹ năng, kinh nghiệm bầu BCH CĐCS và HĐHGCS

Hạn chế tỷ lệ cán bộ quản lý trong BCH CĐCS. Việc bầu BCH CĐCS cần cân nhắc tỷ lệ các nhóm lao động khác nhau đều có tỷ lệ đại diện trong BCH CĐCS tương

nghiên của ILO nghiên cứu đề xuất tại nghiên cứu của Lee (2006) (hình 4.11).

Mô hình này có thành phần BCH CĐ tương ứng với tỷ lệ công nhân trong công đoàn nên có thể đại diện đầy đủ cho các nhóm NLĐ khác nhau sẽ phản ảnh

được nguyện vọng của các nhóm lao động khác nhau góp phần hài hòa quan hệ lao

động.

HĐHGCS do BCH CĐCS đề xuất và thành viên phải là người có hiểu biết đầy

đủ vầ pháp luật lao động và có khả năng đánh giá vấn đề cũng như thuyết phục HĐHGCS theo hướng bảo vệ quyền lợi người lao động.

Kỹ năng thương lượng thỏa ước lao động tập thể

CĐCS cần phải xây dựng được chiến lược thống nhất để thúc đẩy thương lượng TƯLĐTT tại doanh nghiệp. Trong tiến trình thương lượng TƯLĐTT, cán bộ

CĐCS phải tiến hành đối thoại, trao đổi, thông tin qua lại với người lao động về các vấn đềđàm phán làm giảm các mâu thuẩn giữa các bên do thông tin bất cân xứng.

CĐCS cần phải thiết lập các cuộc họp định kỳ với quản lý doanh nghiệp để

các bên tham vấn cho NSDLĐ không ngừng cải thiện quan hệ tại nơi làm việc. Tại các cuộc họp định kỳ này, Công đoàn và quản lý có cơ hội tìm hiểu, thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh ngoài TƯLĐTT hay hợp đồng lao động. Đây là một trong những giải pháp giúp CĐCS hoàn thành tốt chức năng đại diện cho NLĐ và hạn chế được áp lực lãnh đạo đình công thông qua cơ chế hoạt động tham vấn hai bên.

Kỹ năng đại diện giải quyết tranh chấp và tổ chức, lãnh đạo đình công

Hiện nay, hầu hết các cán bộ CĐCS chưa có kinh nghiệm về tổ chức và lãnh

đạo cuộc đình công hợp pháp nên cán bộ công đoàn cấp trên cần hỗ trợ, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ CĐCS về cách thức lấy ý kiến đình công, cách thức lãnh đạo

đình công, chiến lược thương lượng trong quá trình thương lương, đình công v.v… 42

công nhân Giám đốc Quản lý cao cấp Quản lý Quản đốc Trưởng nhóm

Công đoàn

43

CĐCS đặc biệt là CĐCS tại các doanh nghiệp FDI để có thể lãnh đạo được các cuộc

đình công hợp pháp tại các doanh nghiệp.

Khi CĐCS gặp các tranh chấp lao động tập thể vừa có nội dung tranh chấp về

quyền lẫn lợi ích thì CĐCS phải nắm rõ các qui định của pháp luật và những cam kết tại doanh nghiệp để phân loại nội dung nào tranh chấp về quyền và nội dung nào là tranh chấp về lợi ích. Đối với các tranh chấp về quyền CĐCS phải yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ theo BLLĐ hoặc theo cam kết đã được thoa thuận. Trong trường hợp doanh nghiệp cố tình không thực hiện thì yêu cầu cơ quan quản lý Nhà Nước can thiệp theo thẩm quyền để giảm các cuộc đình công bất hợp pháp. Cuối cùng, việc tổ chức và lãnh đạo đình công, CĐCS cần chú ý thực hiện đầy đủ các bước về qui trình giải quyết tranh chấp và đình công theo luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Giải quyết tranh chấp lao động trong DN FDI, thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)