Với chính sách này, cần phải xóa bỏ “Tổ công tác xử lý đình công liên ngành”, tập trung tăng cường giám sát, xử phạt các bên vi phạm pháp luật lao động để phát sinh tranh chấp lao động. Đăc biệt phải có chính sách xử lý nghiêm các hành vi phá hoại
7 Trích báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện phương thức thanh tra theo vùng, Thanh tra Bộ LĐTBXH, 2009. 8 Trích Nghị định 113/2004/NĐ-CP và Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn xử phạt VI PHạM HÀNH CHINH về lao động.
tài sản của NSDLĐ hoặc cản trở NLĐ đình công trong suốt quá trình diễn ra đình công. Ưu điểm của giải pháp này sẽ tăng áp lực để các bên phải thương lượng về các vấn đề về lợi ích và hạn chếđình công. Trong trường hợp NLĐ quyết định đình công cũng phải cần đến BCH CĐCS để chấp hành đúng trình tự luật định vì đình công sai NLĐ sẽ không được trả lương trong những ngày đình công và các yêu cầu với NSDLĐ cũng không đạt được còn NSDLĐ thì mất đi chi phí cốđịnh và chi phí cơ hội kinh doanh trong những ngày ngừng sản xuất do NLĐ đình công và uy tín của doanh nghiệp. Khi TAND kiến nghị xử phạt trong quá trình xét tính hợp pháp của đình công, đối với các sai phạm của NSDLĐ trong các cuộc đình công về quyền cần phải xử phạt nặng. Giải pháp này buộc các doanh nghiệp tự rà soát, cân nhắc quyết định thương lượng hay để đình công tiếp tục diễn ra và tạo cho CĐCS có cơ hội thực hiện thương lượng và kết quả thương lượng đạt hiệu quả hơn.
Để làm được chính sách này Chính phủ cần sửa đổi mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động.