Đánh giá tính khả thi của mô hình

Một phần của tài liệu X ây dựng mô hình đánh giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp (Trang 60)

Khi xây dựng mô hình, tôi dựa trên nhiều nghiên cứu có liên quan. Để xây dựng được mô hình trên cần thiết phải có các thí nghiệm thử. Đó là lý do tôi chọn 2 doanh nghiệp để thực hiện. Kết quả cũng phản ánh được thực trạng mà các doanh nghiệp đnag hoạt động. Kết quả đó phản ánh trung thực tình hình hoạt động của mỗi doanh nghiệp và phản ững của các nhà đầu tư trong thời gian qua.

3.2.1. Những ƣu điểm của mô hình.

Những mô hình hiện tại trên thế giới xây dựng để đánh giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp có rất nhiều những ưu điểm. Tuy nhiên khi áp dụng vào Việt Nam thì mắc khá nhiều những hạn chế. Đặc biệt là việc minh bạch hóa thông tin, nền kinh tế còn chưa đủ lớn, các doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được hết tầm quan trọng và sự cần thiết phải có hệ số tín nhiệm cho doanh nghiệp mình. Các nhà đầu tư cũng chưa nghỉ tới cần phải có một kênh thông tin chính xác và đủ độ tin cậy để họ tự tin đầu tư. Chính vì vậy, mô hình mới được xây dựng khắc phục được một số hạn chế, và có một số ưu điểm như sau.

Thứ nhất, mô hình phù hợp với nền kinh tế Việt Nam với đặc thù nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ hai, mô hình cũng được xây dựng dựa trên nhiều chỉ tiêu, thông số khác nhau, và khá gần gũi nhưng lại rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Thứ ba, việc tính toán để xây dựng nên hệ số tín nhiệm doanh nghiệp không quá phức tạp, nhưng lại bao quát được nhiều kênh thông tin mà hầu hết các đối tượng sử dụng thông tin cần đến. thứ tư, mô hình cũng cung cấp hầu như một bức tranh toàn cảnh của công ty, phục vụ đắc lực cho các nhà đầu tư, các giám đốc điều hành, các nhà quản lý chính sách.

3.2.2. Những hạn chế của mô hình.

Tuy vậy, mô hình cũng có những hạn chế mà khi xây dựng, tôi cũng nhìn nhận được. Đầu tiên, đó là mô hình sử dụng nhiều kênh thông tin, buộc người thực hiện việc tính hệ số tín nhiệm cần phải am hiểu và tìm hiểu kỹ càng về công ty, lấy số liệu khá nhiều, và cần phải phân tích nhiều góc độ. Đôi khi việc lấy số liệu không phải là công việc dễ dang. Thứ hai, mô hình sẽ gặp khá nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vì đặc thù ngành này mang lại. Thứ ba, mô hình sử dụng nhiều thông số khác nhau, tỷ trọng của mỗi chỉ tiêu được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu, đánh giá chủ quan của các nhà phân tích, các giám đốc tài chính và các nhà báo…Thứ tư, mô hình sử dụng hầu hết các thông tin trên các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, hầu hết đều đã được chỉnh sửa, và số liệu trên đó chứ thật sự chính xác. Điều đó khiến cho các đánh giá mà hệ số tín nhiệm doanh nghiệp mang lại không thật sự ý ngĩa. Cuối cùng là cách tính các chỉ tiêu đôi khi gặp khó khăn với các báo cáo tài chính được công bố từ các công ty. Chẳng hạn như hàng tồn kho của các ngân hàng hầu như không có, nên chỉ tiêu vòng quay hàng tồn khó khó xác định, hệ số điểm của thông số này có ảnh hưởng đến cả chỉ tiêu lớn. Ngoài ra, trong quá trình áp dụng mô hình chắc chắn sẽ phát sinh nhiều hạn chế khác mà hiện tại tác giả chưa nhận ra được.

3.2.3. Khuyến nghị thêm cho mô hình.

Từ những nhận định trên và trong suốt quá trình thực hiện việc nghiện cứu mô hình, tôi có một số khuyến nghị như sau.

Thứ nhất, cần áp dụng mô hình đối cới hầu hết các ngành nghê, tuy nhiên nên áp dụng thử nghiệm đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Thứ hai, để sử dụng tốt mô hình và đạt được hiểu quả cao nhất, các báo cáo tài chính của các công ty cần hết sức minh bạch và đúng với thực tế. Thứ ba, khi áp dụng vào thực tế, chắc chắn sẽ gặp nhiều phát sinh, cần phải chỉnh sữa cho phù hợp với tình hình kinh tế của thời kỳ và doanh nghiệp đó. Cái nữa, là các trọng số của các chỉ tiêu trong mô hinh không phải lúc nào cũng như thế, tùy tình hình và tùy thực tế của nền kinh tế, qui mô của các doanh nghiệp, mà người áp dụng sử dụng, tuy nhiên cần đảm bào cho tính hợp lý và đúng đắn của mô hình.

Kết luận chƣơng 3.

Chương 3 đã tập trung vào việc ứng dụng mô hình đánh giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp ở một số doanh nghiệp Việt Nam. Việc thực hiện mô hình trên các doanh nghiệp cụ thể đã giúp chũng ta hiểu thêm về mô hình được xây dựng và cho thấy kết quả chạy từ mô hình. Ngoài ra, từ việc chạy mô hình với các doanh nghiệp cụ thể, chúng ta cũng đã rút ra được nhiều điều. Đó là những ưu điểm đáng kể của mô hình và một số hạn chế cần phải lưu ý khi sử dụng mô hình. Qua đó, cũng đề cập đến một số khuyến nghị cho người sử dụng mô hình để hoàn thiện hơn sau này.

Kết luận.

Để thay cho lời kết, người viết rất mong nhận được sự ủng hộ cũng như sự nghiên cứu bổ sung liên tục để mô hình ngày càng hoàn thiện. Hệ số tín nhiệm doanh nghiệp là một trong những chỉ số hết ức quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập như Việt Nam ta. Chính vì vậy, hiểu và nhận thức tầm quan trọng của nó sẽ là một động lực thúc đẩy cho việc đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp trở nên phổ biến và chuyên nghiệp. Hy vọng rằng, ở Việt Nam sẽ có những tổ chức ra đời và họat động một cách chuyên nghiệp để phục vụ đắc lực cho các đối tượng sử dụng.

Trong quá trình nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập, các doanh nghiệp cần phải năng động hơn và ngày càng mạnh lên. Thương hiệu là một cách nhìn không thể thiếu đối với các nhà đầu tư và ngay chính người tiêu dùng. Chính vì vậy, sử dụng tối đa lợi ích của hệ số tín nhiệm doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện được điều đó. Các doanh nghiệp trong nước sẽ từng bước lớn mạnh và đủ năng lực cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước và trên thế giới, giúp đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.

Danh mục tài liệu tham khảo.

1. Chương 6, sách “Tài chính doanh nghiệp hiện đại” – PGS.TS Trần Ngọc Thơ chủ biên.

2. Bài báo : “Phương pháp tính điểm xếp hạng tín nhiệm của Moody's” tác giả Lê Tất Thành - www.rating.com.vn

3. Bài báo“Chỉ số Z: Công Cụ Phát Hiện Nguy Cơ Phá Sản và Xếp Hạng Định Mức Tín Dụng” tác giả Lâm Minh Chánh, MBA, được tham khảo từ nhiều nguồn: The Z-score Bankruptcy Model: Past, Present, and Future, Edward I. Altman, 1977; Corporate Finance Distress and Bankruptcy, Edward I. Altman, 1993; The use of Credit scoring Models and the Importance of a Credit Culture, Edward I. Altman; Z scores – a guide to failure prediction, Eidleman Gregory J., 1995; Why do firm pay for bond rating when they can get it for free, Yingjin Gan, 2003.

4. Nguồn tài liệu nghiên cứu, số liệu thu thập từ nhiều sách, báo và các trang web, các bộ, ngành, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, công ty sữa Việt Nam.

http://www.tuoitre.com.vn http://www.thanhnien.com.vn http://vnexpress.net/ http://vneconomy.vn http://cafef.vn http://www.gdt.gov.vn http://www.mof.gov.vn http://www.sbv.gov.vn http://www.acb.com.vn http://vinamilk.com.vn http://www.moodys.com http://dantri.com http://www.saga.vn http://vi.wikipedia.org

5. Các tài liệu nghiên cứu nước ngoài.

5.1. “Credit Rating and Competition” -Nelson Camanho n.c.costa-neto@lse.ac.uk Pragyan Deb p.deb@lse.ac.uk Zijun Liu z.liu@lse.ac.uk March 2010.

5.2. “Credit Rating Targets” - Armen Hovakimian, Baruch College Ayla Kayhan, Securities and Exchange Commission and Louisiana State University Sheridan Titman, University of Texas at Austin and NBER April 29, 2009.

5.3. “Assessing Credit Quality from Equity Markets: Is Structural Model a Better Approach?” Yu Du and Wulin Suo First Draft: July 2003 This Draft: November 2003.

5.4. “Credit Rating of SMEs Based on Euclid Approach Degree of Fuzzy Matter- element” ZHU Jiulong Zhongyuan University of Technology, P.R.China, 450007 zhujiulong7699@163.com.

Phụ lục.

Một phần của tài liệu X ây dựng mô hình đánh giá hệ số tín nhiệm doanh nghiệp (Trang 60)