Đẩy mạnh hoạt động “marketing”quốc tế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh (Trang 53 - 57)

- Bên cạnh việc áp dụng chính sách tín dụng phù hợp, Chính phủ cũng cần chú ý đến thựchiện biện pháp bảo đảm và bảo hiểm tín dụng Vì trong cơ chế thị trường, các ngân hàng đều rất thận trọng trong việc cấp

3.2. Đẩy mạnh hoạt động “marketing”quốc tế

Khi xúc tiến các hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng cả hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đó là: các yếu tố hạn chế và các yếu tố kích thích trao đổi quốc tế. Nhóm yếu tố hạn chế bao gồm các vấn đề như: thuế xuất nhập khẩu, hạn ngạch và cấm vận, kiểm soát tỷ giá, hàng rào phi thuế quan, tính đa dạng của thị trường bên ngoài... Nhóm nhân tố thúc đẩy trao đổi quốc tế bao gồm: các tổ chức quốc tế (WTO, IMF...), các thực thể kinh tế (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, EU, ASEAN...), các chính sách và qui định của từng quốc gia, xu hướng phát triển của nhu cầu thị trường, công nghệ mới, thông tin và vận tải...

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất quan trọng tới hoạt động xuất khẩu. Môi trường này quyết định sức hấp dẫn của thị trường xuất khẩu thông qua việc phản ánh tiềm năng thị trường và hệ thống hạ tầng cơ sở thương mại của một quốc gia. Việc xác định và đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trường có thể căn cứ vào ba yếu tố là dân số, cơ cấu kinh tế và mức sống của dân cư, Những đặc trưng này của môi trường kinh tế có thể được sử dụng là tiêu thức phân nhóm các thị trường xuất khẩu.

Trong những năm gần đây, môi trường kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi do xu hướng nhất thể hoá kinh tế ở nhiều cấp độ khác nhau như: quá trình toàn cầu hoá, các khu vực mậu dịch tự do, khu vực thống nhất thuế quan, khu vực thị trường chung, khu vực hợp nhất kinh tế. Xu hướng trên có tác động đến hoạt động xuất khẩu của các quốc gia theo hai chiều hướng: tạo ra sự ưu đãi cho nhau và kích thích tăng trưởng.

- Môi trường văn hoá: Hiện nay, việc nắm bắt được các bản sắc và giá trị văn hoá của các quốc gia mục tiêu quả là vấn đề hết sức nan giải đối với các doanh nghiệp. Bản sắc và giá trị văn hoá truyền thống quyết định mạnh mẽ đến hành vi, thái độ, tâm lý, sở thích... của người tiêu dùng tại thị trường nước đó.

Trên góc độ thương mại quốc tế, môi trường văn hoá cần phải được nghiên cứu trên hai phương diện. Trên phương diện tổng quát, nghiên cứu về nền văn hoá để có thể nhận thức và xây dựng các chủ đề hay hình mẫu phù hợp; trên phương diện cụ thể, hiểu biết về văn hoá cho phép ta nắm bắt được hành vi, thái độ, sở thích... liên quan đến hoạt động xúc tiến xuất khẩu của doanh nghiệp.

- Môi trường luật pháp - chính trị: Môi trường luật pháp chính trị cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu và thường được nghiên cứu trên ba phương diện:

- Môi trường luật pháp - chính trị tại nước xuất khẩu: Môi trường này có ảnh hưởng thông qua việc tạo cơ hội xuất khẩu, áp dụng các chính sách và biện pháp bảo vệ xuất khẩu, hình thành các khu chế xuất. Vai trò của nhà nước và các đặc trưng cơ bản của môi trường này được thể hiện thông qua:

+ Cấm vận và trừng phạt kinh tế.

+ Kiểm soát xuất khẩu: kính thích, hỗ trợ hoặc hạn chế + Kiểm soát nhập khẩu: thuế, giấy phép.

+ Điều tiết hành vi kinh doanh quốc tế.

-Môi trường luật pháp - chính trị tại nước nhập khẩu: Môi trường này có ảnh hưởng rất khác nhau đối với các doanh nghiệp xuất khẩu ở các nước nhập khâủ khác nhau. Khi nghiên cứu môi trường này cần chú ý tới các yếu tố sau:

+ Thái độ đối với các nhà đầu tư, xuất khẩu nước ngoài + Sự ổn định về hệ thống chính trị.

+ Quy định về tỷ giá chuyển đổi + Thủ tục và quy định hành chính.

-Môi trường luật pháp quốc tế: Cần nghiên cứu và nắm vững các nguyên tắc pháp lý chi phối các hoạt động thương mại quốc tế. Hầu hết các nguồn luật quốc tế đều xuất phát từ các công ước, hiệp định hay tập quán, thông lệ buôn bán quốc tế.

*. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu

Nghiên cứu thị trường xuất khẩu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình xúc tiến hoạt động xuất khẩu. Nó cho phép đánh giá quy mô, tiềm năng của thị trường xuất khẩu và là cơ sở lựa chọn thị trường xuất khẩu và đoạn thị trường quốc tế. Đây cũng là tiền đề quan trọng để xác lập các chính sách Marketing phù hợp với từng thị trường và môi trường của nó. Tầm quan trọng của nó còn được tăng lên do tính chất phức tạp của việc nghiên cứu thị trường quốc tế: môi trường khác biệt, số liệu thứ cấp không đầy đủ, chi phí thu thập thông tin cao, đòi hỏi phải phối hợp nghiên cứu, khó so sánh và xác minh giá trị thông tin do phải nghiên cứu nhiều nội dung khác nhau.

Để thu thập được những thông tin cần thiết trên thị trường quốc tế, người ta thường sử dụng các kỹ năng và phương pháp phân tích và nghiên cứu thông tin như phân tích cơ cấu của cầu thị trường; đo lường độ đàn hồi của cầu so với thu nhập; đánh giá trên cơ sở sự tương đồng hay giống nhau giữa các thị trường, phân tích so sánh...

- Lựa chọn thị trường xuất khẩu:

Việc lựa chọn thị trường xuất khẩu là vấn đề hết sức phức tạp và quan trọng trong quá trình quyết định chiến lược xúc tiến xuất khẩu. Đây là khâu then chốt liên quan trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp cũng như cho phép tiết kiệm thời gian, kinh phí để thâm nhập và phát triển thị trường bên ngoài. Mục đích của việc lựa chọn thị trường xuất khẩu là xác định các thị trường có triển vọng và phù hợp với khả năng của doanh nghiệp cũng như xác định được các đặc điểm của từng thị trường để có thể đề ra được chiến lược tiếp cận một cách có hiệu quả nhất. Như vậy, việc chọn lựa thị trường xuất khẩu chính là quá trình đánh giá và xác định các cơ hội của thị trường và đưa ra định hướng chiến lược cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng và nghiêm túc vai trò của từng sản phẩm hay từng thị trường tiềm năng trong toàn bộ chiến lược tiếp cận thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, việc lựa chọn thị trường còn bao hàm cả việc xác định được các đoạn thị trường thích hợp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ định vị được sản phẩm tiềm năng của mình dựa trên cơ sở của việc lựa chọn thị trường/đoạn thị trường.

* Chiến lược marketing 4Ps

- Chính sách sản phẩm (Production): Ngày nay, người tiêu dùng rất quan tâm đến tính đa dạng và tiện lợi của sản phẩm. Do đó, cần phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm nhằm thoả mãn thị hiếu ngày càng khắt khe của người tiêu dùng. Bên cạnh đó cũng cần chú ý đến khâu bao gói và nhãn mác của sản phẩm. Vì nếu sản phẩm có bao gói đẹp, độc đáo sẽ có thể tạo ra sự hấp dẫn đối với khách hàng... tăng khả năng cạng tranh trên thị trường của sản phẩm.

+ Chính sách giá (Price): Chiến lược giá xuất khẩu thường hướng vào các mục tiêu như: thâm nhập thị trường quốc tế, phát triển thị phần và doanh số bán, hay tối đa hoá lợi nhuận. Chiến lược giá cũng có thể được sử dụng nhằm kích thích tiêu dùng đối với các nhóm đối tựng tiêu dung khác nhau trên thị trường.

+ Chính sách phân phối (Place): Công tác phân phối sản phẩm trên thị trường nước ngoài rất phức tạp do khoảng cách địa lý xa và phảiphụ thuộc vào các kên phân phối trung gian. Vì vậy, cần phải phát triển được

chính sách phân phối hợp lý và có hiệu quảthông qua các hoạt động khác như: nghiên cứu thị trường, chọn đối tác làm ăn, xây dựng hệ thống đại lý tiêu thụ trên thị trường mục tiêu....

+ Chính sách xúc tiến bán hàng (Promotion): Có thể thực hiện các hoạt động xúc tiến bán hàng thông qua việc tham gia và giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm quốc tế, ra nhập các Hiệp hội ngành hàng ở cấp quốc tế, tận dụng quan hệ hợp tác thương mại của Nhà nước... Ngoài ra, trong thời đại phát triển về công nghệ thông tin như hiện nay mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp thị sản phẩm của mình một cách có hiệ quả thông qua việc sử dụng các công nghệ mạng điện tử như: Internet, E-commerce, E-mail, xây dựng trang web riêng của doanh nghiệp...

*Chính sách chất lượng:

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các tổ chức áp dụng các biện pháp quản lý hệ thông chất lượng. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp , ttổ chức trong việc tiếp nhận thông tin

Có quy chế bảo vệ lợi ích đối với sản phẩm của các doanh nghiệp, tổ chức. Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra đối với tất cảc các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhà nước cần ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng .hệ thống các tiêu chuẩn này giữ vai trò chủ đạo trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.

Nhà nước phải tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tự nghuyện áp dụng các tiêu chuẩn và trong ttỏ chức trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật.

4.Đề xuất giải pháp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào hệ thống quản lý chât lưọng của công ty

1. giới thiệu về ISO :

ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực cho hệ thống quản lý chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ. ISO là tập hợp các kinh nghiệm quản lý tốt nhất đã được thực thi ở nhiều quốc gia và khu vực đồng thời được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia nhiều nước.

Việc xây hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000cũng tương tự nhu một dự án đòi hỏi quyết tâm nỗ lực của các thành viên trong công tymà trước hết là sự cam kết của lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng mủ cao su ở Công ty cao su Hà Tĩnh (Trang 53 - 57)