- Giảm thiểu rủi ro và khó hiểu: do tất cả các điện SWIFT đều được chuẩn
4.3.2.3 Các đơn vị liên quan:
Xây dựng chính sách thương mại phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển. Tình trạng nhập siêu kéo dài trong nhiều năm tại Việt Nam ảnh hưởng lớn đến cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh qua các năm nhưng vẫn còn rất khiêm tốn. Chúng ta vẫn chưa thâm nhập được vào các thị trường nhập khẩu trực tiếp có quy mô lớn và ổn định. Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu nên chưa có khả năng tạo ra ưu thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu còn nghèo nàn, lạc hậu về chủng loại, hàng nguyên liệu, hàng chưa qua chế biến chiếm tỷ trọng lớn, chất lượng không ổn định do vậy năng lực xuất khẩu còn hạn chế. Vì vậy, để phục vụ cho chiến lược hướng về xuất khẩu, nhằm mục tiêu tăng trưởng ổn định và bền vững cho nền kinh tế, Nhà nước với sự phối hợp của các Bộ, Ban, Ngành liên quan cần có các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại, đặc biệt là hoạt động thương mại đối với những thị trường lớn như Mỹ, Nhật bản, EU, ASEAN, Trung Quốc, Đông Âu… Xây dựng thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường mới và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
- Có chính sách đầu tư hợp lý cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu để đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm.
- Có chính sách khuyến khích sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu thông qua vịêc sử dụng các công cụ quản lý vĩ mô như thuế, lãi suất cho vay…
- Thành lập quỹ tín dụng xuất khẩu để tiến tới thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu với chức năng tài trợ xuất khẩu dưới nhiều hình thức đa dạng, trong đó có bão lãnh tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp.
- Bên cạnh các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, cần có những biên pháp quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhưng không đi ngược lại tiến trình hội nhập của Việt Nam khi gia nhập WTO và AFTA.
KẾT LUẬN
Xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đã tạo ra rất nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và Ngân hàng thương mại trong nước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trước cơ hội mới đã có rất nhiều biện pháp để thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển. Trong thời gian qua, với sự quan tâm sát sao của Ban lãnh đạo BIDV, cùng với sự nỗ lực của toàn hệ thống, họat động TTQT của BIDV đã đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Để đạt được mục tiêu của BIDV là “phát triển bền vững”, vấn đề đặt ra là phải tìm ra các giải pháp để phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT, trong đó sử dụng điện SWIFT an toàn, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả trong các giao dịch TTQT là một yêu cầu cấp thiết.
Với mục đích, phạm vi nghiên cứu của đề tài, những nội dung được đề cập giải quyết trong luận văn là:
1. Phân tích cơ sở lý luận chung về rủi ro TTQT. Tổng kết các nguyên nhân dẫn đến rủi ro TTQT của ngân hàng thương mại và lý thuyết về khả năng phòng ngừa rủi ro 2. Đánh giá thực trạng hoạt động TTQT của BIDV trong 10 năm qua.
3. Sử dụng điện SWIFT để hạn chế rủi ro trong các phương thức TTQT tại BIDV. 4. Một số nhóm đề xuất đối với BIDV và một số kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và các đơn vị liên quan để hạn chế rủi ro TTQT tại BIDV góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu của Ngân hàng là “phát triển bền vững”.
Bản luận văn được trình bày ở trên là quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả, từ những tài liệu lý luận cơ sở, những thông lệ quốc tế đến thực tiễn xử lý công việc hàng ngày tại phòng TTQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Bản luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhưng tác giả hy vọng rằng thông qua việc sử dụng điện SWIFT an toàn, chính xác, nhanh chóng và hiệu quả sẽ đóng góp một phần hạn chế rủi ro TTQT tại BIDV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.