SỬ DỤNG ĐIỆN SWIFT ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT TẠI BID
3.3.2.2 Đối với ngân hàng thông báo L/C
Ngân hàng thông báo L/C có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng không chậm trễ theo chỉ dẫn của ngân hàng phát hành. Trong trường hợp quyết định không thông báo L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho ngân hàng phát hành không chậm trễ. Đây là một trách nhiệm rất quan trọng của ngân hàng thông báo. Thư tín dụng là cam kết trả tiền của ngân hàng phát hành. Dựa trên cam kết đó, nhà xuất khẩu tin tưởng giao hàng cho nhà nhập khẩu và lập bộ chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành. Nếu thư tín dụng là giả mạo, thì ngân hàng phát hành hoàn toàn không bị ràng buộc vào cam kết này và nhà xuất khẩu không thể đòi tiền từ ngân hàng phát hành.
Có 3 hình thức giả mạo thư tín dụng: (i) ngân hàng phát hành không có thực, (ii) Ngân hàng phát hành có thực nhưng thư tín dụng giả mạo, (iii) Thư tín dụng là có thực nhưng sửa đổi giả mạo. Trong bất kỳ hình thức giả mạo nào, cam kết của ngân hàng phát hành đều không có hiệu lực, và rủi ro đối với nhà xuất khẩu chắc chắn xảy ra nếu không phát hiện kịp thời. Chính vì vậy, bằng các nghiệp vụ của mình, ngân hàng thông báo phải có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài của thư tín dụng để tránh sự giả mạo. Ngân hàng có thể kiểm tra tính chân thật thông qua chữ ký trên thư tín dụng (kiểm tra chữ ký uỷ quyền nếu phát hành bằng thư), bằng mã khoá (testkey nếu phát hành bằng telex…) hoặc bằng các mẫu điện đảm bảo tính xác thực (nếu phát hành bằng SWIFT với các mẫu điện MT700, MT710, MT720…). Nếu ngân hàng đã sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nhưng không thể xác định được tính chân thật bề ngoài của L/C thì phải có ý kiến phản hồi cho ngân hàng phát hành và từ chối thông báo cho người thụ hưởng. Nếu ngân hàng không kiểm tra tính xác thực của L/C đã thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩu giao hàng nhưng không đòi được tiền do L/C bị giả mạo, nhà xuất khẩu có quyền yêu cầu ngân hàng thông báo phải bồi thường. Rủi ro của ngân hàng thông báo lúc này không chỉ cho chính lô hàng bị mất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng trong hoạt động TTQT.
Năm 1997, BIDV nhận được một thư tín dụng trị giá USD1,957,800 phát hành bằng telex từ một ngân hàng ở Mỹ cho người hưởng lợi là Công ty xuất nhập khẩu Kiên giang, nhập khẩu gạo. Bức điện có mã khóa (testkey) với ngân hàng Bank of New York, Hongkong. Tuy nhiên, ngân hàng này thông báo là không cung cấp số
testkey đó và đề nghị BIDV xác nhận lại với ngân hàng phát hành. Khách hàng trong nước đã chuẩn bị đủ hàng ở cảng, đang rất cần L/C để chờ xếp xuống tàu nên thúc giục BIDV thông báo L/C. Do không kiểm tra được tính chân thực bề ngoài của bức điện, BIDV đã kiên quyết từ chối thông báo L/C. Sau khi tìm hiểu, khách hàng phát hiện người nhập khẩu là kẻ lừa đảo và rất may là họ chưa giao hàng. Đây là một bài học kinh nghiệm trong việc kiểm tra tính chân thật bên ngoài của L/C và sửa đổi L/C trước khi thông báo cho người thụ hưởng, nó cũng cho thấy rủi ro khi phát hành thư tín dụng bằng telex.
Khi nhận được một thư tín dụng được phát hành thông qua hệ thống SWIFT MT700/701 hoặc MT710/711 (Advise of Third’s Documentary Credit - thông báo đến ngân hàng thứ 3 của thư tín dụng hoặc MT720/721 (Transfer of Documentary Credit -chuyển nhượng tín dụng thư) thì mặc nhiên thư tín dụng này có tính xác thực. Ngoài việc thông báo đến người thụ hưởng hoặc ngân hàng thông báo được chỉ định Trong thư tín dụng, ngân hàng thông báo có trách nhiệm thông báo đến ngân hàng phát hành một xác nhận đã nhận được thư tín dụng, hoặc thông báo chấp nhận hay từ chối một sửa đổi tín dụng thư bằng điện MT730 (Acknowledgement) hoặc điện MT799.
Sơđồ 3.8: Sơđồ xác nhận đã nhận thư tín dụng
Sender BIDVVNVX
(Issuing Bank)
(MT730/799) MT700 (MT707)
Receiver Kasikorn Public Bank, Thailand
(Advising bank) (KASITHBK)