Chính sách cổ tức bị chi phối bởi ban quản lý, tiếng nói của cổ đông nhỏ chưa

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong thực tiễn (Trang 48 - 52)

L ời mở đầu

3.3Chính sách cổ tức bị chi phối bởi ban quản lý, tiếng nói của cổ đông nhỏ chưa

3. Những bất cập trong chính sách cổ tức tại Việt Nam

3.3Chính sách cổ tức bị chi phối bởi ban quản lý, tiếng nói của cổ đông nhỏ chưa

Các công ty cổ phần của Việt Nam đa phần được cổ phần hóa từ các doanh

nghiệp nhà nước trước đây. Khi chuyển đổi doanh nghiệp, người lao động đã làm lâu

trong doanh nghiệp cũ có được một số cổ phần đáng kể và hiển nhiên họ trở thành những người sở hữu doanh nghiệp. Đa phần họ muốn giữ lại cổ phần để nhận cổ tức hằng năm, một số khác đã bán cổ phần của họ cho các nhà đầu tư ngắn hạn nhằm thu hồi vốn. Chính vì thế, doanh nghiệp đã chịu sức ép rất lớn từ cổ tức và doanh nghiệp

đã thực hiện chính sách cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ cao.

Một thực trạng khác đã diễn ra trong thời kì đầu khi các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Đó là khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, người lao động thâm niên

khi đó thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trường non trẻ, người lao động gần như không biết đến lợi ích của các cổ phiếu. Họ đã mang cổ phiếu của mình đem đi bán để hưởng được một khoản tiền, mà họ cho rằng đó là một phần thưởng của công ty dành cho mình. Lúc này, ban giám đốc công ty với các thành viên có tiềm lực tài chính công thêm kiến thức về kinh tế đã dần thâu tóm các cổ phần bán ra để củng cố thêm thế lực của mình trong công ty. Chính từ đây, đã đẩy người lao động từ người

đang sở hữu doanh nghiệp thành một người làm công ăn lương chân chất. Vì thế,

hàng năm khi đại hội đồng cổ đông diễn ra thì chính sách cổ tức gần như phụ thuộc khá lớn vào các cổ đông “cá mập” quyết định. Hiện tượng này đã diễn ra như một thực trạng báo động trong thời gian qua. Đồng thời, tiếng nói của các cổ đông nhỏ lẻ

vẫn chưa có tính tác động lớn trong khi các hiệp hội về bảo vệ nhà đầu tư chưa phát huy được hết tác dụng của mình.

Thêm vào đó, các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thì nhà nước vẫn còn nắm

hơn 50% giá trị (như VNA, VHS, HTV, BMI, PVI, HT1). Vì vậy, các quyết định cho

cơ hội đầu tư và phát triển doanh nghiệp vẫn bị chi phối từ các chính sách, mục tiêu, chiến lược của nhà nước như một nhà cổ đông lớn. Như ta đã biết các doanh nghiệp cổ

phần hóa được cho là thành công thì phải có tỷ lệ chi trả cổ tức cao và giá trị doanh nghiệp không ngừng tăng lên để từ đó có thể thúc đẩy nền kinh tế quốc gia đi lên.

KT LUN

Sau khi xem xét về các nhân tố ảnh hưởng và chính sách cổ tức, các doanh nghiệp phải lựa chọn được chính sách phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Tùy theo tình hình lợi nhuận mỗi năm, công ty có thể chi trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ

phiếu. Trong giai đoạn đầu phát triển, mỗi công ty cần hoạch định rõ ràng mỗi chiến

lược đầu tư với số vốn bao nhiêu để có thể cân đối giữa lợi nhuận giữ lại và lợi nhuận chi trả cổ tức, không nên tự gây khó khăn cho mình khi chi trả cổ tức bằng lợi nhuận quá nhiều rồi sau đó phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao. Khi đã đi vào ổn định, công ty có thể thực hiện chi trả với tỉ lệ cổ tức khoảng 10 – 30%, do đó có thể đảm bảo cho khoản lợi nhuận giữ lại từ 50 -70% cho các chiến lược đầu tư mới hoặc dự án mới. Trong bài nghiên cứu này, chúng ta đã xem xét thực tế tình hình chi trả cổ tức của nhiều nhóm ngành tại Việt Nam trong ba năm gần đây. Qua đó, ta thấy những bất cập trong việc chi trả không phải là nhỏ, nó muốn nhắn gửi đến các nhà quản lí cần có những chính sách phù hợp để bảo vệ tất cả mọi người nhằm tạo ra thị trường cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy, có thể nói một chính sách cổ tức đúng đắn là một liều thuốc

TÀI LIU THAM KHO

1. GS.TS.Trần Ngọc Thơ, giáo trình Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản thống kê, 2007.

2. GS.TS.Trần Ngọc Thơ, giáo trình Tài chính quốc tế, Nhà xuất bản thống kê, 2008.

3. Bùi Thị Ngọc Anh, Luận văn thạc sĩ kinh tế “Xây dựng chính sách cổ tức cho các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam”, 2009.

4. Nguyễn Duy Lương, Luận văn thạc sĩ kinh tế “Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, 2008.

5. Websites: www.saga.vn www.hsx.vn www.hnx.vn

www.ssc.gov.vn (Ủy ban chứng khoán Nhà nước) www.vse.org.vn (Sở Giao dịch chứng khoán TP. HCM) www.hastc.org.vn (Trung tâm Chứng khoán Hà Nội) www.dividendinformation.com www.vietlaw.gov.vn www.vietstock.vn www.sbsc.com.vn www.stox.vn www.reecorp.com www.vinaship.com.vn www.hoabinhcorporation.com www.hoasengroup.vn www.baominh.com.vn www.pvi.com.vn www.sacombank.com.vn www.hatien1.com.vn www.pnj.com.vn

www.damphumy.vn www.bienhoasugar.com.vn www.pharimexco.com.vn www.dhgpharma.com.vn www.opc–vn.com 6. Các văn bản luật  Luật Doanh nghiệp 2005.

 Luật Thuế thu nhập cá nhân.

 Quyết định số 1351/QĐ – BTC ngày 13/6/2008.

 Thông tư số 110/2002/TT-BTC ngày 12/12/2002.

 Thông tư số 11/2006/TT-BTC ngày 21/02/2006 (sửa đổi, bổ sung Thông tư số

110/2002/TT-BTC ).

 Quyết định số 1351/QĐ– BTC ngày 13/6/2008. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Thông tư số 134/2009/TT-BTC ngày 01/7/2009.

 Chỉ thị số 03/2007/CT-NHNN ngày 28/5/2007.

 Thông tư số: 100 /2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lĩnh vực chứng khoán.

 Thông tư số 72/2006/TT-BTC ngày 10/8/2006 (sửa đổi, bổ sung Thông tư

100/2004/TT-BTC).

 Nghị định số: 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 Quy định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân.

 Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008, hướng dẫn thi hành Nghị định

100/2008/NĐ-CP.

 Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008.

 Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009.

 Thông tư số 27/2009/TT-BTC ngày 06/02/2009, hướng dẫn thực hiện việc giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân.

 Thông tư số 160/2009/TT-BTC ngày 12/8/2009.

 Nghị quyết số 32/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc Hội, hướng dẫn miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2009.

Một phần của tài liệu Những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức trong thực tiễn (Trang 48 - 52)