L ời mở đầu
3. Những bất cập trong chính sách cổ tức tại Việt Nam
3.2 Sử dụng công cụ cổ tức để đánh bóng hình ảnh của doanh nghiệ p
Ngoài giá trị thương hiệu và mức độ tin cậy của doanh nghiệp, các nhà đầu tư còn nhìn vào công cụ cổ tức để quyết định đầu tư và doanh nghiệp này hay không? Đó là tâm lí
chung của nhiều nhà đầu tư. Vì thế, các doanh nghiệp vào các dịp cuối mỗi năm trong cuộc họp hội đồng cổ đông thi đua nhau chi trả cổ tức với mức cao nhằm thu hút các nhà đầu tư.
Chính vì cuộc đua không cân sức trên, nhiều doanh nghiệp đã dùng cổ tức để đánh
bóng cho doanh nghiệp mình. Trường hợp này đã diễn ra khá phổ biến ở các công ty cổ
phần mới thành lập. Các nhà quản lý các công ty này muốn sử dụng chính sách để tao cảm giác hoạt động hiệu quả, tạo tâm lý an toàn cho nhà đầu tư và người lao động. Để chia được mức cổ tức cao, đôi khi doanh nghiệp đã chi trả hết mức lợi nhuận mà quên dự phòng tài chính cho các khoản nợ ngắn hạn.
Nhưng trên thực tế Việt Nam thời gian qua, thì khi doanh nghiệp công bố chính sách trả cổ tức thì có xu hướng giá cổ phiếu tăng lên. Phải chăng đây là do sự thiếu kiến thức, thiếu tầm nhìn, thiếu hoạch định nguồn vốn trong dài hạn của ban điều hành
của các doanh nghiệp lẫn các nhà đầu tư. Hay chăng các công ty chỉ chạy theo xu
hướng đầu tư ngắn hạn của các nhà đầu tư. Hay các doanh nghiệp cũng tận dụng điều
này như một sự phát tín hiệu đến các nhà đầu tư về tình hình, triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Sau đó, khi đã có cái nhìn đầy thiện cảm của nhà đầu tư thì họ lại tung chiêu bài phát hành cổ phần mới với mức sẵn lòng trả giá cao hơn của các nhà đầu tư.
Có lẽ đây là cách ứng xử thích hợp đối với tình trạng bất cân xứng của thị trường Việt Nam cộng thêm việc thị trường chứng khoán còn quá mới mẻ, non nớt. Chính vì vậy, các công ty luôn dùng mọi cách để có thể truyền đạt thông tin đến các nhà đầu tư.
Và việc dùng chính sách cổ tức như một công cụ phát tín hiệu hay hơn nữa là công cụ đánh bóng hình ảnh là hợp lý. Ta có thể xem chi phí cho việc chi trả cổ tức như một chi phí quảng cáo, marketing hay chi phí PR hợp lệ. Bởi vì những lợi ích mà nó mang lại là vô cùng to lớn. Ta có thể liệt kê một số lợi ích như: công ty sẽ có nhiều khách hàng tiềm năng hơn, nhiều đối tác làm ăn lớn, nhiều tổ chức tín dụng trong và ngoài
nước hợp tác làm ăn, nhiều cổ đông lớn, chuyên nghiệp sẽ đóng góp, thúc đẩy vào việc quản lý hiệu quả hoạt động của công ty. Đó là chưa kể việc thu hút sự quan tâm của các nhà
đầu tư sẽ làm tăng giá cổ phiếu lên; qua đó, tạo thuận lợi cho việc phát hành cổ phần mới nhằm tận dụng nguồn vốn với giá rẻ nhằm hạ chi phí sử dụng vốn, nâng cao lợi nhuận.
3.3 Chính sách cổ tức bị chi phối bởi ban quản lý, tiếng nói của cổ đông nhỏ chưa được bảo vệ: