Chỉ tiêu đánh giá DN:

Một phần của tài liệu 553 Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 48 - 55)

3.4.1.1. Nhóm các chỉ tiêu tài chính:

(1) Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn:

Đây là một trong những thước đo khả năng thanh toán, nó được sử dụng rộng rãi nhất để đánh giá khả năng thanh toán chung của DN. Công thức tính như sau:

Tài sản lưu động bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Tuy nhiên, khi tính toán tài sản lưu động cần loại trừ hàng tồn kho mất phẩm chất và các khoản phải thu khó đòi chưa trích dự phòng. Nợ ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả ngắn hạn khác.

Hệ số thanh toán ngắn hạn thông thường yêu cầu lớn hơn hay bằng 1. Hệ số thanh toán ngắn hạn cao có nghĩa DN luôn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ. (2) Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh:

Chỉ tiêu này được tính toán giữa các tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền so với Nợ ngắn hạn. Do đó, hệ số thanh toán nhanh có thể kiểm tra

Khả năng thanh toán ngắn hạn

Nợ ngắn hạn Tài sản lưu động

tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán ngắn hạn. Công thức tính như sau:

Các khoản phải thu trong công thức trên không tính phải thu khó đòi chưa trích dự phòng. Công thức tính khả năng thanh toán nhanh đã loại trừ hàng tồn kho và phần tài sản lưu động khác trong "Tài sản lưu động" nhằm đánh giá một cách xác thực hơn tính sẵn sàng trong việc đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN. Tùy thuộc vào từng ngành kinh doanh mà hệ số này có thể có yêu cầu khác nhau, tuy nhiên thông thường hệ số này cần đạt từ 0,5 trở lên.

(3) Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho:

Vòng quay hàng tồn kho là tiêu chuẩn đánh giá mức độ hiệu quả trong quản trị hàng tồn kho của DN. Công thức:

Tỷ số này cho biết trong một năm hàng tồn kho tại DN được luân chuyển bao nhiêu lần, lượng hàng tồn kho cần thiết, hàng tồn kho được quản lý tốt hay xấu. Việc lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho đồng nghĩa với việc vốn được sử dụng kém hiệu quả. Điều này làm tăng chi phí lưu giữ hàng tồn kho và tăng rủi ro trong việc tiêu thụ một khi nhu cầu tiêu dùng thay đổi hay tình hình thị trường kém đi. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc và đặc điểm ngành kinh doanh.

(4) Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu:

Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do DN thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, các khoản trả trước cho người bán. Số vòng quay các khoản phải thu cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách bán chịu của DN. Nếu số vòng quay thấp cho thấy DN bị chiếm dụng vốn nhiều, nhưng nếu quá cao sẽ giảm sức cạnh tranh có thể làm giảm doanh thu. Công thức:

Khả năng thanh toán nhanh

Nợ ngắn hạn Tiền + Đầu tư tài chính ngắn hạn + Khoản phải thu = Vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân Giá vốn hàng bán =

Thời gian thu hồi công nợ rất ngắn có thể cho ta những thông tin sau: DN hạn chế trong chính sách bán trả chậm cho khách hàng. Công tác thu hồi công nợ của DN hoạt động có hiệu quả. Khả năng sinh lời và điều kiện tài chính của các khách hàng là tốt. DN chỉ hoặc thường bán hàng thu tiền ngay.

Thời gian thu hồi công nợ rất dài có thể cho ta những thông tin sau: Chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp là dễ dàng. Việc luân chuyển vốn lưu động khá khó khăn và nếu nguồn tài trợ tài sản lưu động là từ các khoản vay ngân hàng thì gánh nặng trả lãi sẽ tăng lên.

(5) Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ảnh tính hiệu quả trong việc sử dụng tài sản lưu động thông qua việc xem xét rằng trong 1 năm tài chính thì tài sản lưu động đã chuyển hóa bao nhiêu lần so với doanh thu. Công thức:

(6) Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản:

Chỉ tiêu này đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong một năm sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu tỷ số này thấp thì có thể là vốn đang không được sử dụng hiệu quả và có khả năng DN thừa hàng tồn kho hoặc tài sản nhàn rỗi hay vay tiền quá nhiều so với nhu cầu thực sự. Công thức:

(7) Chỉ tiêu khả năng tự tài trợ:

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tự chủ và cấu trúc tài chính của DN. Một mức độ quá thấp của chỉ tiêu này cho thấy hoạt động của DN dựa quá nhiều vào nợ, điều này không hẳn là không tốt vì DN có thể thông qua tỷ số đòn cân nợ cao để đạt

Vòng quay vốn lưu động

Tài sản lưu động bình quân Doanh thu thuần

=

Hiệu quả sử dụng tài sản

Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần

=

Vòng quay các khoản phải thu

Các khoản phải thu bình quân Doanh thu thuần

được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao hơn. Một cấu trúc vốn tối ưu giúp DN tối đa hóa lợi nhuận thu được đồng thời cũng dung hòa được khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm NHTM thì mức độ tự chủ tài chính của DN càng cao càng tốt vì vốn chủ sở hữu như là một "vùng đệm" nhằm bảo đảm an toàn đối với vốn vay. Công thức:

(8) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

Chỉ tiêu này này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Công thức:

(9) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản:

Chỉ tiêu này cho thấy tính hiệu quả của việc sử dụng các tài sản hiện hữu của DN, nó đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư. Công thức:

(10) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu này đo lường mức độ tạo lợi nhuận từ vốn chủ sở hữu, nó như một thước đo hiệu quả đầu tư nếu đứng trên quan điểm của các cổ đông và được so sánh với mức sinh lời chung về quản lý vốn. Công thức:

(11) Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng doanh thu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Doanh thu thuần Lợi nhuận sau thuế

= x 100%

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản

Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế

= x 100%

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế

= x 100%

Khả năng tự tài trợ

Tổng tài sản Nguồn vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tăng trưởng của DN. Bên cạnh đó, nó còn cho thấy sự mở rộng hay thu hẹp về mặt thị trường, khả năng thâm nhập của sản phẩm, tính ổn định của thị trường cũng như sản phẩm của DN đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ sản phẩm. Công thức:

(12) Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng lợi nhuận:

Nếu tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đánh giá mức độ mở rộng về mặt số lượng thì tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận nhằm đánh giá về chất lượng hoạt động. Công thức:

3.4.1.2. Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính: (13) Chỉ tiêu nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là toàn bộ số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng không trả được nợ (gốc và/hoặc lãi vay) đã đến hạn mà ngân hàng đánh giá là không có khả năng trả nợđúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu (điều chỉnh kỳ hạn/gia hạn nợ) lại thời hạn trả nợ.

Chỉ tiêu này được tính theo tiêu thức có hay không có phát sinh nợ quá hạn trong vòng 6 tháng gần nhất tính từ thời điểm đánh giá trở về trước.

(14) Chỉ tiêu tỷ lệđiều chỉnh, gia hạn nợ gốc:

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ trả nợ đúng theo lịch trả nợ của DN đã được xác định trong hợp đồng tín dụng. Công thức:

Nợ được điều chỉnh kỳ hạn là khoản nợ được ngân hàng chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước Tốc độ tăng trưởng doanh thu

Doanh thu thuần kỳ trước

Doanh thu thuần kỳ hiện tại – Doanh thu thuần kỳ trước

= x 100%

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

Lợi nhuận sau thuế kỳ trước Lợi nhuận sau thuế kỳ hiện tại –

Lợi nhuận sau thuế kỳ trước

= x 100%

Tỷ lệđiều chỉnh, gia hạn nợ gốc

Tổng dư nợ

Dư nợ gốc đã điều chỉnh, gia hạn

đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. Nợ được gia hạn là khoản nợ được ngân hàng chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.

Tỷ lệ điều chỉnh, gia hạn nợ gốc được lấy theo tỷ lệ điều chỉnh, gia hạn nợ gốc tại thời điểm cao nhất trong vòng 6 tháng gần nhất tính từ thời điểm đánh giá trở về trước và tổng dư nợ cùng thời điểm.

(15) Chỉ tiêu tỷ lệ lãi quá hạn:

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng trả lãi vay đúng hạn của DN. Công thức:

Lãi trong kỳ là số tiền lãi phát sinh trong thời gian 6 tháng tính đến thời điểm đánh giá.

(16) Chỉ tiêu sử dụng vốn vay đúng mục đích:

Nhằm xem xét các khoản vay mà NHTM đã cho vay ra có được DN sử dụng đúng mục đích. Việc sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm đảm bảo DN thực hiện theo nội dung phương án/dự án đã đề ra để tạo nên nguồn tiền trả nợ vay cũng như phù hợp với quy định của pháp luật về cho vay.

(17) Vòng quay vốn vay ngắn hạn tại ngân hàng:

Chỉ tiêu này cho thấy vốn vay ngắn hạn của DN tại ngân hàng đã luân chuyển được bao nhiêu vòng trong 1 năm. Tùy theo tính chất kinh doanh của từng ngành nghề mà chỉ số vòng quay này cao hay thấp, ví dụ các DN kinh doanh thương mại thường có số vòng quay cao hơn nhiều lần so với DN hoạt động trong ngành xây dựng. Công thức:

(18) Mức độ quan hệ vay vốn với ngân hàng: Tỷ lệ lãi quá hạn Lãi trong kỳ phải trả Lãi trong kỳ chưa trả = x 100% Vòng quay vốn vay ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn bình quân Doanh số thu nợ ngắn hạn =

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tập trung quan hệ vay vốn của DN tại ngân hàng, được tính toán bằng tỷ lệ giữa dư nợ vay bình quân của DN tại một ngân hàng cụ thể so với tổng dư nợ vay bình quân của DN tại tất cả các TCTD. Công thức:

Các mức dư nợ vay tại ngân hàng cụ thể và tổng dư nợ vay các TCTD được tính bình quân theo tháng nếu có thểđược hoặc nếu không thì tính theo số bình quân đầu kỳ và cuối kỳ trong báo cáo tài chính.

(19) Tỷ lệ chuyển doanh thu qua ngân hàng:

Việc tập trung chuyển doanh thu thông qua tài khoản của DN mở tại ngân hàng cho vay nhằm tạo điều kiện để ngân hàng kiểm tra giám sát luồng tiền của DN, qua đó ngân hàng chủđộng trong vấn đề thu nợ gốc, lãi vay. Công thức:

Đối với DN có quan hệ tại ngân hàng chưa đến 1 năm thì doanh thu được tính là doanh thu thực hiện của quý gần nhất. Đối với DN có quan hệ từ 1 năm trở lên thì doanh thu được tính là doanh thu thực hiện năm trước.

(20) Số dư tiền gửi bình quân tại ngân hàng:

Số dư tiền gửi được tính bình quân theo các tháng trong kỳ xếp loại, thông qua số dư tiền gởi bình quân có thể đánh giá tính sẵn sàng về nguồn tiền thường xuyên để DN trả nợ vay. Qua đó, cũng đánh giá được sự hợp tác trong việc chuyển doanh thu của DN.

(21) Lợi nhuận khách hàng mang lại cho ngân hàng:

Ngân hàng chủđộng thu thập các thông tin cần thiết về mức độ quan hệ dịch vụ của DN với ngân hàng như mua, bán ngoại tệ; thanh toán (trong nước, quốc tế); dịch vụ ngân quỹ (kiểm đếm tiền mặt, chi hộ lương)…để đánh giá thu nhập ngân hàng thu được từ các dịch vụ này.

Mức độ quan hệ vay vốn với ngân hàng

Tổng dư nợ bình quân tại các TCTD Dư nợ bình quân tại ngân hàng

= x 100%

Tỷ lệ chuyển doanh thu qua ngân hàng

Tổng doanh thu

Doanh thu chuyển qua ngân hàng

(22) Sự rõ ràng, trung thực của báo cáo tài chính:

Chỉ tiêu này xem xét liệu báo cáo tài chính của DN gởi tới ngân hàng có rõ ràng, trung thực, báo cáo tài chính đã được kiểm toán, hay được cơ quan thuế, cơ quan chủ quản kiểm tra, xác nhận hay chưa và các báo cáo tài chính có được gởi tới ngân hàng đầy đủ và đúng định kỳ hay không? Đây là chỉ tiêu phi tài chính khá quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến kết quảđánh giá đối với các chỉ tiêu tài chính.

Một phần của tài liệu 553 Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)