Giai đoạn từ tháng 6/1992 đến tháng 7/2000:

Một phần của tài liệu 553 Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 37 - 38)

Khi lạm phát đã được kiềm chế và đẩy lùi tương đối thấp, ngân hàng bắt đầu có điều kiện thực hiện CSLS thực dương, tức là lạm phát < lãi suất huy động < lãi suất cho vay. Từ tháng 10/1992, NHNN bắt đầu từng bước thực hiện lãi suất thực dương, tuy nhiên NHNN vẫn quy định các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể. Lãi suất giữa các thành phần kinh tế vẫn có sự phân biệt: lãi suất cho vay đối với DN quốc doanh thấp hơn DN ngoài quốc doanh, lãi suất cho vay ngắn hạn cao hơn lãi suất cho vay trung dài hạn.

Từ tháng 9/1993, NHNN cho phép thêm các TCTD được cho vay theo lãi suất thỏa thuận vượt mức lãi suất cho vay cụ thể. Theo quyết định 184/QĐ-NH1 ngày 28/09/1993 thì lãi suất cho vay đối với DNNN là 1,8%/tháng, lãi suất cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là 2,1%/tháng. Tuy nhiên, nếu vốn huy động tiết kiệm và tiền gửi theo các mức lãi suất quy định mà không đủ để cho vay thì các TCTD được phép phát hành kỳ phiếu với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn tối đa 0,2%/tháng và cho vay với lãi suất cao hơn mức 2,1%/tháng trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng. Các NHTM đã phát huy tích cực yếu tố này làm cho mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động khá cao, phổ biến từ 0,7- 1,0%/tháng, cho nên hầu hết các NHTM đều đạt lợi nhuận cao, trong khi các DN lại gặp khó khăn về tài chính vì gánh nặng trả lãi lớn. Từ thực trạng này, Quốc hội khóa IX, kỳ họp tháng 8/1995 đã thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, đồng thời yêu cầu các NHTM phải tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, khống chế chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi suất huy động bình quân tối đa là 0,35%/tháng.

NHNN chuyển sang áp dụng CSLS trần. Lãi suất cho vay được quy định nhiều mức trần khác nhau xuất phát từ yêu cầu thực tiễn: có nhiều TCTD hoạt động trên các địa bàn khác nhau, cung cầu vốn khác nhau, quy mô khác nhau và do đó chi phí hoạt động khác nhau. Thời gian đầu có 4 mức trần như sau:

– Trần lãi suất cho vay ngắn hạn (áp dụng cho khu vực thành thị).

– Trần lãi suất áp dụng cho các TCTD cho vay trên địa bàn nông thôn (cao hơn cho vay ngắn hạn và trung dài hạn)

– Trần lãi suất cho vay của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với thành viên (cao hơn 3 trần lãi suất trên).

Cơ chế lãi suất trần là một bước tự do hóa lãi suất, làm cho lãi suất gắn liền với tín hiệu thị trường hơn. Tuy nhiên, việc qui định khống chế mức chênh lệch 0,35%/tháng giữa mức lãi suất cho vay bình quân và mức lãi suất huy động bình quân là chưa hợp lý vì nó làm giảm sút khả năng cạnh tranh cũng nhưđộng lực phát triển của các NHTM.

Quyết định 39/1998/QĐ-NHNN1 ngày 21/01/1998 của NHNN đã xóa bỏ sự cách biệt về lãi suất cho vay giữa thành thị và nông thôn, rút từ 4 trần lãi suất xuống còn 3 trần lãi suất, bỏ khống chế mức chênh lệch 0,35%/tháng. Có thể nói việc bỏ mức khống chế chênh lệch 0,35% tháng là một bước cải tiến đáng kể.

Bảng 2.5: Các lần điều chỉnh lãi suất của NHNN trong năm 1999

Thời điểm Các loại trần lãi suất (%/tháng)

01.02.99 01.06.99 01.08.99 04.09.99 25.10.99

Cho vay ngắn hạn vùng nội thị 1,10 1,15 1,05 0,95 0,85

Cho vay trung dài hạn 1,15 1,15 1,05 0,95 0,85 Cho vay ngắn hạn vùng nông thôn 1,25 1,15 1,15 1,05 1,00

Cho vay Quỹ TNND và HTX 1,50 1,50 1,50 1,50 1,50 Nguồn: NHNN Như vậy trong lần điều chỉnh đầu năm 1999 NHNN lại đưa ra tới 4 trần lãi suất, cao nhất là 1,5%/tháng và thấp nhất là 1,1%/tháng, những lần điều chỉnh sau đó theo hướng hạ thấp dần trần lãi suất. Lần cuối cùng vào tháng 10/1999, NHNN đưa ra 3 trần lãi suất và được áp dụng cho đến giữa năm 2000.

Một phần của tài liệu 553 Phương pháp xác định lãi suất cho vay qua đánh giá tín dụng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)