Kết hợp với chủ trương phát triển của ngành

Một phần của tài liệu 261 Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (Trang 59)

3.3.3.1 Chủ trương phát triển ngành điện

Nội dung cốt lõi của Tổng sơ đồ phát triển ngành điện 5 năm - 10 năm là dự báo nhu cầu phụ tải của kế hoạch năm, 5 năm, làm sao cho dự báo công suất thực tế cho tốt để từ đó xây dựng kế hoạch phát triển nguồn điện, lưới điện, tiết kiệm vốn, mà chi phí sản xuất điện thấp nhất, tạo lợi nhuận cho ngành điện có vốn đầu tư. Khi dự báo nhu cầu phụ tải điện 05 năm thường dựa trên tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước (tốc độ tăng trưởng GDP) để dự báo nhu cầu dùng điện hoặc nếu có thể tính toán trực tiếp từ kế hoạch sản xuất của các ngành trong 5 năm đó (nếu các ngành có kế hoạch sản xuất từng năm). Nếu đã có nhu cầu phụ tải, lúc đó sẽ sắp xếp chương trình phát triển nguồn điện đưa các nhà máy vào vận hành đáp ứng được chương trình dự báo phụ tải làm sao cho chi phí sản xuất thấp nhất, chương trình phát triển nguồn điện phải căn cứ vào chính sách sử dụng năng lượng của Chính phủ, và công tác chuẩn bị xây dựng (các báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi...) nguồn vốn (vay ODA hoặc vốn trong nước)... Sau khi có nhu cầu phụ tải, kế hoạch phát triển nguồn điện thì căn cứ vào đó mà đưa ra kế hoạch phát triển lưới điện truyền tải, lưới phân phối để sao cho truyền tải hết công suất các nhà máy điện để cung cấp cho các vùng phụ tải; ở kế hoạch xây dựng lưới điện cũng phải xây dựng lưới điện sao cho tổn thất ít nhất, tiết kiệm vốn đầu tư mà vận hành được linh hoạt. Nhu cầu vốn đầu tư 5 năm để có biện pháp tìm nguồn vay trong nước và nước ngoài và các biện pháp xử lý. Sau đó ta tính nhu cầu vật tư phục vụ kế hoạch 05 năm, phân tích kinh tế, đưa ra kiến nghị về chính sách của Nhà nước và ngành điện...

3.3.3.2 Định hướng xây dựng thị trường điện cạnh tranh

Từ kinh nghiệm thực tế trong triển khai xây dựng thị trường điện cạnh tranh, các nghiên cứu gần đây của EVN, các Bộ ngành và Luật Điện lực vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa IX, EVN chủ trương xây dựng thị trường điện với mức độ cạnh tranh từ thấp đến cao tuỳ thuộc vào quy mô phát triển, trình độ quản lý, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và pháp lý cho hoạt động của thị trường.

Thị trường điện giai đoạn 1 là bước đi đầu tiên trong quá trình xây dựng thị trường điện ở Việt Nam nhằm đưa cạnh tranh vào khâu phát điện, phù hợp với điều kiện thực tế của hệ thống điện Việt Nam. Do vậy, thị trường điện phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo cung cấp điện an toàn của hệ thống điện, hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống khi dự phòng hệ thống thấp.

- Thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà máy điện nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí sản xuất điện và tạo động lực thúc đẩy các thành phần ngoài EVN tham gia đầu tư xây dựng nguồn điện mới.

- Luật lệ của thị trường rõ ràng, minh bạch, công bằng giữa các thành viên tham gia thị trường, phù hợp với các văn bản quy định của Nhà nước.

- Thị trường có tính mở, các luật lệ và cơ chế có thể được sửa đổi nhằm nâng cao dần tính cạnh tranh phù hợp với tình hình thực tế của hệ thống và làm nền tảng cho các giai đoạn phát triển sau của thị trường.

Qua kinh nghiệm phổ biến của các nước trên thế giới, các nghiên cứu gần đây về thị trường Điện lực Việt Nam, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước, mô hình thị trường điện giai đoạn 1 lựa chọn là:

- Mô hình một người mua có cho phép cơ chế truyền tải hộ TPA (third party access): Theo mô hình này, EVN sẽ là người mua điện từ các nhà máy điện trong hệ thống thông qua thị trường bằng nhiều hình thức, như hợp đồng dài hạn, trung hạn hoặc chào giá qua thị trường ngày tới.

- Các nhà máy điện được phép bán điện trực tiếp cho toàn bộ khách hàng mua điện trên một khu vực địa lý nhất định. Nhà máy phải trả cho EVN chi phí truyền tải, phân phối và điều độ.

Dự kiến cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các thành viên tham gia thị trường như sau:

* Cơ quan điều tiết: Cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp theo dõi, quản lý các hoạt động của thị trường, phê duyệt hoặc sửa đổi các văn bản pháp lý của thị trường. * Người mua duy nhất: EVN.

* Cơ quan vận hành hệ thống: Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia.

* Cơ quan vận hành thị trường điện: Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia đảm nhận chức năng này.

* Các nhà máy điện: Bao gồm các nhà máy có công suất từ 10 MW trở lên trong và ngoài EVN đều phải tham gia thị trường điện (trừ các nhà máy điện đã ký hợp đồng mua bán điện dài hạn với EVN trước ngày hình thành thị trường điện).

Các giao dịch điện năng trên thị trường chia ra thành hai loại: giao dịch thông qua hợp đồng có thời hạn và giao dịch trên thị trường ngày tới (day ahead): a) Giao dịch thông qua hợp đồng có thời hạn: Được thực hiện bằng các hợp đồng song phương giữa người mua duy nhất và các nhà máy điện và giao dịch TPA. Tổng giao dịch phi tập trung chiếm từ 85% đến 95% tổng giao dịch năng lượng trên thị trường. Các hợp đồng được chia thành các loại: hợp đồng dài hạn, hợp đồng ngắn hạn và hợp đồng trao đổi thuỷ điện - nhiệt điện:

+ Hợp đồng dài hạn (trên 1 năm): Các đối tượng tham gia gồm các nhà máy thủy điện được thiết kế đa mục tiêu, các nhà máy điện đóng vai trò quan trọng, đảm bảo an ninh hệ thống; các nhà máy điện BOT, IPP đã ký hợp đồng mua bán điện dài hạn (>1 năm); các nhà máy điện trong hệ thống có giá thành sản xuất rẻ (thực hiện theo hình thức đàm phán tự nguyện).

+ Hợp đồng trung hạn (1 năm): Dành cho tất cả các nhà máy điện trong hệ thống, trừ các nhà máy điện đã ký hợp đồng dài hạn với EVN. Việc lựa chọn các nhà máy ký hợp đồng trung hạn thực hiện thông qua quy trình chào giá cạnh tranh hằng năm.

+ Hợp đồng trao đổi thuỷ điện - nhiệt điện: Là dạng hợp đồng phụ có thời hạn ngắn. Mục tiêu của dạng giao dịch này là khai thác tối đa sản lượng của các nhà

máy thuỷ điện trong các năm nước về nhiều hơn so với dự kiến và tiết kiệm các nguồn tài nguyên không tái tạo của Quốc gia, như than, dầu, khí ...

Nguyên tắc thực hiện: EVN sẽ mua thêm sản lượng của các nhà máy thuỷ điện trong những năm nước về nhiều, giảm sản lượng điện phát của các nhà máy nhiệt điện có giá thành cao hơn. EVN sẽ thương thảo với các nhà máy điện về giá điện mua thêm từ các nhà máy thuỷ điện và giá bù cho phần sản lượng/công suất không được khai thác của các nhà máy nhiệt điện.

+ Đối với giao dịch TPA: Cơ chế này dành cho các nhà máy điện ngoài EVN. Các nhà máy điện này được phép bán điện trực tiếp cho tất cả khách hàng tại một khu vực hành chính nhất định, như quận huyện, thông qua lưới truyền tải và phân phối của EVN. Phí dịch vụ truyền tải, phân phối và nghĩa vụ tham gia hoạt động công ích sẽ do Bộ Công nghiệp quy định.

b) Thị trường ngày tới

Thị trường điện ngắn hạn trong giai đoạn đầu là thị trường ngày tới (day ahead). Các đối tượng tham gia các giao dịch này bao gồm:

- Các nhà máy điện chưa ký hợp đồng mua bán điện trung/dài hạn với EVN. - Các nhà máy đã ký hợp đồng trung/dài hạn cũng được phép chào phần công suất và sản lượng dư thừa sau khi thực hiện xong các cam kết qua hợp đồng đã ký.

- Các nhà máy điện tham gia chào giá và công suất sẵn sàng cho từng giờ của ngày tiếp theo. Dự kiến mỗi nhà máy nhiệt điện sẽ được chào giá ứng với 5 mức công suất khác nhau và các nhà máy thuỷ điện sẽ chỉ chào một mức giá cho các giờ của ngày hôm sau. Căn cứ vào bảng chào của các nhà máy, dự báo phụ tải ngày, điều kiện kỹ thuật của các tổ máy, giới hạn công suất truyền tải trên đường dây, sản lượng/công suất của các nhà máy đã ký hợp đồng dài hạn và trung hạn, cơ quan điều hành thị trường điện sẽ tiến hành xếp lịch huy động các nhà máy. Cơ quan vận hành hệ thống căn cứ vào phương thức huy động do cơ quan vận hành thị trường điện cung cấp, với sự trợ giúp của hệ thống SCADA/EMS, để điều độ hệ thống đáp ứng nhu cầu của phụ tải, đảm bảo an ninh cung cấp điện.

Trong giai đoạn đầu tính toán thực hiện mua dịch vụ điều khiển tần số và vô công thông qua các hợp đồng dài hạn, chủ yếu là mua từ các nhà máy của EVN. Chi phí mua sẽ phân bổ đều cho các nhà máy tham gia thị trường theo tỷ lệ sản lượng điện mà các nhà máy phát vào hệ thống.

Trong giai đoạn tiếp theo, tính toán mua tiếp dịch vụ mua các loại dự phòng công suất và khởi động đen.

Để triển khai xây dựng thị trường điện cạnh tranh giai đoạn 1, EVN phải khẩn trương tiến hành hàng loạt các biện pháp đồng bộ, như xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét phê duyệt, xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin máy tính của Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia và các thành viên tham gia thị trường, thuê chuyên gia nước ngoài để tư vấn xây dựng thị trường điện.

Xây dựng thị trường điện cạnh tranh là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của EVN và các doanh nghiệp kinh doanh điện năng khác. Đây là bước chuẩn bị tích cực cho các doanh nghiệp từng bước tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Được sự chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Bộ Công nghiệp cùng với sự quyết tâm của Lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngành điện, việc xây dựng thị trường điện cạnh tranh ở nước ta chắc chắn sẽ thành công, tạo bước đột phá trong công tác sản xuất kinh doanh của ngành Điện.

3.3.3.3 Chiến lược phát triển nguồn ngân lực:

Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, cần dựa trên quan điểm nâng cao trình độ và chất lượng lao động trong ngành điện, những nét chính là:

- Tăng đội ngũ có trình độ trên đại học và chú ý sử dụng họ đúng năng lực để phục vụ cho công tác nghiên cứu phát triển ngành.

- Nâng cao tỉ trọng lao động có trình độ đại học, cao đẳng, đặc biệt phục vụ cho các vùng sâu, vùng xa nhằm phát triển ngành trên phạm vi rộng, phục vụ nhu cầu điện một cách toàn diện.

- Nâng cao tỉ trọng lao động có trình độ trung cấp. Bồi huấn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhận viên cần được duy trì.

- Lao động trình độ phổ thông trung học nếu có tăng, chỉ nên tăng trong thành phần công nhân, phục vụ (nhân viên nghiệp vụ gián tiếp ít nhất phải có trình độ trung cấp)

- Bố trí đề bạt cán bộ có đức, có tài, có tâm huyết với nghề, với ngành nhằm khuyến khích họ toàn tâm, toàn ý với sự phát triển của ngành.

- Tiến hành đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm bắt kịp nhịp độ phát triển của khoa học kỹ thuật và ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Việc đào tạo có thể thực hiện ở trong nước hoặc nước ngoài nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để có thể tham gia hội nhập với khu vực và thế giới trong hoạt động kinh doang, đầu tư phát triển.

KẾT LUẬN

Hướng tới một thị trường điện cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của EVN và các doanh nghiệp kinh doanh điện năng khác là một chủ trương hết sức đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đây là bước chuẩn bị tích cực cho các doanh nghiệp từng bước tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Tuy nhiên đây là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự kết hợp một cách đồng bộ từ nhiều phía, bên cạnh những nỗ lực của EVN cần có thêm sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước. Việc xây dựng Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhằm kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của EVN là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quy luật phát triển. Tuy nhiên, với những tồn tại của mô hình tổng công ty, những khó khăn và vướng mắc của chúng ta hiện nay, cùng với sự thiếu đồng bộ trong cơ chế chính sách thì bước chuyển đổi này hoàn toàn không đơn giản, nó đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, công sức và phải hết sức thận trọng khi ra quyết định ở từng giai đoạn. Chúng ta tin tưởng rằng dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước, cũng như lãnh đạo EVN, chúng ta sẽ tận dụng được lợi thế của “người đi sau”, học hỏi được kinh nghiệm của các nước đi trước, nắm được quy luật phát triển để tìm ra được những bước đi thích hợp xây dựng thành công mô hình Tập đoàn Điện lực Việt Nam, khắc phục được những hạn chế của mô hình tổng công ty, nâng cao hiệu quả kinh tế và góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước.

Với những hạn chế về trình độ và thời gian, chắc chắn bài luận văn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến đề tài nhằm giúp tôi rút kinh nghiệm nếu có điều kiện nghiên cứu sâu thêm.

Phụ lục 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN HỢP NHẤT TOÀN EVN

Ðơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

Tài sản

A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn

hạn 17.060.156 22.197.412 26.895.290

Tiền mặt 7.653.082 10.791.672 12.786.220

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1.000 1.000 33.140.00

Các khoản phải thu 2.658.051 4.180.378 6.184.347

Hàng tồn kho 6.055.012 6.733.953 7.625.826

Tài sản lưu động khác 669.291 462.356 233.940

Chi sự nghiệp 23.721 28.053 31.816

B. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 47.283.168 53.581.274 61.399.111

Tài sản cố định 30.914.522 45.082.393 49.118.983

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 118.963 142.220 383.799 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 16.248.545 8.356.176 11.671.374 Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 1.137 485 88.294.400

Tổng cộng tài sản 64.343.324 75.778.686 88.294.400 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 35.261.128 41.953.581 51.608.172 Nợ ngắn hạn 8.250.648 8.735.110 11.246.746 Nợ dài hạn 26.540.378 32.639.719 39.349.762 Nợ khác 470.102 578.752 1.011.664 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 29.082.196 33.825.105 36.686.227 Nguồn vốn - quỹ 28.603.424 33.193.690 36.105.078 Nguồn kinh phí 478.772 631.415 581.149 Tổng cộng nguồn vốn 64.343.324 75.778.686 88.294.400

Phụ lục 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ðơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 Tổng doanh thu 16.513.068 19.209.945 23,044,668 Các khoản giảm trừ 2.714 239 820 Giảm giá 1.834 65 118 Hàng bán trả lại 880 174 702

Doanh thu thuần 16.510.354 19.209.706 23,043,848

Giá vốn hàng bán 13.312.024 15.593.392 18,748,880

Lợi nhuận gộp 3.198.329 3.616.314 4,294,968

Chi phí bán hàng 335.704 405.113 476,689

Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.341.756 1.481.901 1,835,950

Lợi tức thuần từ hoạt động kinh

doanh 1.520.869 1.729.301 1,982,329

Thu nhập hoạt động tài chính 176.124 310.165 401,860 Chi phí hoạt động tài chính 170.456 254.744 319,382

Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 5.668 55.421 82,478

Các khoản thu nhập bất thường 132.428 108.718 128,909

Chi phí bất thường 53.983 75.893 62,594

Một phần của tài liệu 261 Giải pháp hoàn thiện cơ chế tài chính của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)