Để giải quyết được những tồn tại nêu trên, chúng ta phải xác định những nguyên nhân, chủ quan và khách quan.
2.3.5.1 Nguyên nhân khách quan:
Các qui định hiện hành về quyền đại diện chủ sở hữu của HĐQT còn một số vướng mắc. Theo Nghị định 14/CP, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc cùng nhận vốn trước Nhà nước. Sự phân định trách nhiệm sở hữu vốn nhằm thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng Công ty chưa rõ ràng.
Việc quản lý và điều hành của EVN còn bị ràng buộc nhiều bởi các quy định của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao là công việc hàng đầu đối với
EVN, sự quan tâm đến hiệu quả kinh tế còn hạn chế, mục tiêu kinh doanh và mục tiêu xã hội còn lẫn lộn.
EVN còn chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về hành chính, Bộ Công nghiệp, các Sở Công Nghiệp tỉnh, thành phố và chính quyền địa phương tham gia quản lý theo ngành và lãnh thổ. Khi ra một quyết định kinh doanh EVN (không chỉ riêng EVN mà tất cả các Tổng Công ty) phải xin phép cơ quan chủ quản, điều này cho thấy vẫn tồn tại một cơ chế xin – cho, khiến cho tính chủ động của các Tổng Công ty nói chung và EVN nói riêng bị hạn chế, không phù hợp với yêu cầu nhanh nhạy trong nền kinh tế thị trường.
Hiện nay trước tình hình kinh tế không thuận lợi và sức ép của dư luận, Chính phủ đã thay đổi lộ trình tăng giá điện không được thực hiện như kế hoạch và dự kiến chậm một năm, nghĩa là đến 1-1-2006 giá điện mới có khả năng tăng đến 7UScent/kWh. Do đó, khả năng cân đối tài chính của EVN sẽ rất khó khăn