Đánh giá tình hình hoạt động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề tài: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM pptx (Trang 60 - 69)

Nam trong thời gian qua theo mơ hình SWOT.

Thị trường TPDN ở Việt Nam đang trong giai đoạn bước đầu của quá trình hình thành. Vì vậy, quy mơ thị trường cịn hạn chế, tốc độ tăng trưởng chưa cao, hoạt động chưa ổn định vững chắc. Tuy nhiên, nhận định về tình hình hoạt động của thị trường TPDN trong thời gian qua, cĩ thể rút ra những kết luận cơ bản sau:

* ĐIM MNH:

Qua thời gian gần 15 năm hoạt động, thị trường TPDN đã đạt được những thành quả bước đầu được ghi nhận như sau:

- Thị trường TPDN tạo ra kênh huy động vốn hiệu quả so với phát hành cổ phiếu và vay vốn ngắn hạn khi các DN cĩ nhu cầu tài trợ vốn. Thơng qua thị trường TPDN, một khối lượng vốn của xã hội được huy động và đầu tư trực tiếp vào các DN, gĩp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế. Việc phát hành TPDN, một mặt làm tăng quy mơ vốn đầu tưđổi mới cơng nghệ và tài sản cốđịnh, tăng năng lực sản xuất cho các DN; mặt khác qua thị trường đã thiết lập nên cơ chế kiểm tra, kiểm sốt vốn kinh doanh dựa trên cơ sở hiệu quả kinh tế.

- Thị trường TPDN cĩ tác dụng giảm nhẹ sự tập trung vào hệ thống ngân hàng bằng cách đa dạng hĩa các rủi ro tín dụng trong nền kinh tế. Nếu như trước đây, các DN chỉ cĩ một nguồn vay nợ duy nhất là các ngân hàng thì nay với sự tồn tại và hoạt động của thị trường TPDN, các DN cĩ thêm một nguồn cung cấp tín dụng nữa. Gánh nặng của các ngân hàng được giảm bớt và rủi ro của hoạt động cho vay đã được san sẻ phần nào sang một lực lượng người cho vay đơng đảo, đĩ là những nhà đầu tư trái phiếu trên thị trường. Hơn nữa, do cĩ sự tham gia của sốđơng cơng chúng đầu tư vào việc mua các trái phiếu mới phát hành nên gánh nặng rủi ro sẽđược san sẻ bớt giữa những người cho vay. Theo cách này, thị trường TPDN cĩ thể gánh vác và đa dạng hĩa nhiều rủi ro hơn hình thức tài trợ thơng qua hệ thống ngân hàng, nhờ vậy mà việc tài trợ dài hạn đối với những dự án rủi ro cao vẫn cĩ khả năng thực hiện được.

- Thị trường TPDN gĩp phần ổn định tình hình tài chính – tiền tệ quốc gia. TPDN là một bộ phận của thị trường vốn nĩi chung và thị trường trái phiếu nĩi riêng. Vì vậy, việc phát hành TPDN đã thu hút một khối lượng vốn tiền mặt trong lưu thơng từ các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế và định chế tài chính trung gian. Vốn này sẽđược đưa vào sử dụng cho nhu cầu đầu tư phát triển, tạo ra của cải hàng hĩa cho xã hội. Nhờ vậy, cân đối tiền hàng được điều chỉnh tích cực, tăng tốc độ vịng vay vốn, giảm áp lực cầu tiền mặt của nền kinh tế, ổn định mơi trường tiền tệ, gĩp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính trong nuớc.

- Thị trường TPDN là một bộ phận khơng thể tách rời trong thị trường chứng khốn. Vì vậy việc mở rộng phát hành TPDN trong thời gian qua đã cung cấp một lượng

hàng hĩa đáng kể cho thị trường chứng khốn Việt Nam, gĩp phần đa dạng hĩa cơ hội lựa chọn của các nhà đầu tư trên thị trường, tạo động lực thúc đẩy thị trường chứng khốn phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong thời gian tới.

* ĐIM YU:

Thị trường TPDN ở Việt Nam cịn tương đối mới mẻ và chỉ được một số DN quan tâm trong những năm gần đây, bước đầu đã đạt được những thành quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên, thị trường TPDN hiện nay vẫn cịn một số tồn tại và hạn chế cần sớm khắc phục nhằm phát huy hơn nữa vai trị và vị thế của thị trường TPDN trong nền kinh tế.

- Quy mơ thị trường TPDN cịn quá nhỏ và chưa tương xứng với tiềm năng; khối lượng vốn huy động cịn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư phát triển và mở rộng quy mơ sán xuất của các DN.

Mặc dù khơng thể phủ nhận sự quan tâm và tham gia ngày càng tích cực của các DN vào thị trường trong thời gian gần đây, nhưng tính từ năm 1994 đến nay, số lượng DN tiến hành huy động vốn thơng qua phát hành TPDN vẫn cịn quá ít, chỉ khoảng 50 DN. Khối lượng vốn huy động được thơng qua phát hành trái phiếu mặc dù cĩ sự tăng trưởng rất mạnh trong những năm gần đây, đặc biệt là trong hai năm 2006 (khoảng 22.000 tỷđồng) và 2007 (khoảng 36.000 tỷđồng), nhưng nhìn chung vẫn cịn quá nhỏ so với nhu cầu và tiềm năng của các DN. Mặc dù đạt tốc độ phát triển rất mạnh nhưng so với các nước trong khu vực và trên thế giới, thị trường TPDN của Việt Nam vẫn cịn khá nhỏ bé về mặt quy mơ. Hiện nay, dư nợ TPDN so với tổng khối lượng trái phiếu đã phát hành trên thị trường chỉ đạt 15,46%, thấp khá xa so với Hàn Quốc (45,04%), Thái Lan (30,18%), Malaysia (46,02%), Singapore (42,32%) (Xem phụ lục 1). Tỷ trọng thị trường TPDN trên GDP cũng ở mức rất thấp và chỉ bằng 2,12% GDP trong khi ở Hàn Quốc là 61,46%, Nhật Bản (16,72%), Malaysia (38,94%), Singapore (29,6%) (Xem phụ lục 2). Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta từ nay đến năm 2010 và đến 2020 trở thành một nước cơng nghiệp địi hỏi phải tập trung rất lớn nguồn vốn trong nước cũng như ngồi nước, trong đĩ nguồn vốn trong nước giữ vai trị quyết định. Cùng với các kênh huy động vốn khác như hệ thống ngân hàng, phát hành cổ phiếu… trái phiếu doanh nghiệp giữ vai trị hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Hiện nay, tiềm năng về vốn nhàn rỗi rất lớn trong các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế. Vì vậy,

trong thời gian tới, các DN cần phải hết sức chú ý nghiên cứu, tìm hiểu và mạnh dạn tham gia vào thị trường TPDN để thu hút tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi này cho nhu cầu đầu tư phát triển và mở rộng quy mơ hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN.

46,02% 15,46% 45,04% 30,18% 42,32% 2,12% 61,46% 16,31% 38,94% 29,60% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Việt Nam Hàn Quốc Thái Lan M alaysia Singapore

Tỷ trọng thị trường T PDN (%)

Tỷ trọng TPDN trên GDP (%)

Hình 2.4: Quy mô thị trường TPDN Việt Nam so sánh với các nước khu vực Đông Á

(Nguồn: Asia Bond Monitor 2008)

- Trái phiếu DN chưa thật sự hấp dẫn các nhà đầu tư, trước hết do mức độ tin cậy của nhà đầu tư đối với các DN chưa cao. Điều đĩ xuất phát từ tính minh bạch thơng tin của các DN khi phát hành trái phiếu. Một khi tính minh bạch của DN chưa cao thì rất khĩ cĩ thể tạo được lịng tin cho các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Hiện nay, mức độ minh bạch vẫn chưa cao và khơng đồng nhất giữa các DN. Đối với TPDN, hiện vẫn chưa cĩ một chuẩn hĩa về mức độ cung cấp thơng tin cho các nhà đầu tư. Nhiều trường hợp, DN phát hành hàng ngàn tỷ đồng trái phiếu nhưng thơng tin giới thiệu về trái phiếu và DN rất hạn chế và sơ sài. Các thơng tin tài chính trong bản cáo bạch cũng khơng được xác nhận bởi các cơng ty kiểm tốn. Hơn nữa, vai trị của các cơng ty luật trong việc soạn thảo các bản cáo bạch cũng rất mờ nhạt. Vì vậy, tổ chức phát hành trái phiếu sẽ chịu rủi ro luật pháp nếu cĩ xảy ra tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà phát hành do cơng bố thơng tin khơng chính xác. Sau khi Nghị định 52/2006/NĐ-CP về việc phát hành TPDN được ban hành với yêu cầu bắt buộc minh bạch thơng tin, nhiều DN muốn phát hành trái phiếu song lại e ngại chuyện minh bạch. Một số DN chưa đủ khả năng hồn thiện báo cáo tài chính nên chưa sẵn sàng cho việc phát hành trái phiếu ra thị trường, nhất là các DN cĩ quy mơ nhỏ và vừa. Đây chính là nguyên nhân làm hạn chế nguồn cung trái phiếu trên thị trường khiến cho nhà đầu tư cĩ ít sự lựa chọn.

- Hình thức TPDN chưa phong phú, cấu trúc sản phẩm TPDN cịn nghèo nàn về kỳ hạn và các loại lãi suất. Hiện tại, TPDN được phát hành cĩ 2 loại chính: lãi suất cốđịnh, trả lãi hàng năm (lãi suất coupon) và lãi suất thả nổi theo lãi suất thị trường. Theo đĩ, trái phiếu của các DN Việt Nam thường cốđịnh lãi suất coupon trong năm đầu và thả nổi lãi suất trong các năm sau bằng cách lấy bình quân lãi suất TPCP hoặc lãi suất tiết kiệm 12 tháng của một vài ngân hàng lớn như Agribank, Vietcombank, BIDV, Vietinbank và cộng thêm một biên độ nhất định. Tuy nhiên điều này khơng phản ánh đầy đủ các rủi ro của TPDN, vì vậy chưa thực sự thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tính đến nay, chỉ cĩ một số ít DN đã phát hành trái phiếu ra thị trường với lãi suất thả nổi như EVN, Tổng cơng ty Sơng Đà, Vinashin, Cơng ty CP Vincom, Cơng ty CP Hồng Anh Gia Lai, Cơng ty tài chính dầu khí PVFC. Thị trường TPDN chưa xuất hiện nhiều trái phiếu hiện đại và hấp dẫn các nhà đầu tư như trái phiếu chiết khấu, trái phiếu phát hành cao hoặc thấp hơn mệnh giá, trái phiếu cĩ khả năng mua lại…chính điều này khiến cho chủng loại TPDN trên thị trường cịn rất đơn điệu và chưa đa dạng. Bên cạnh trái phiếu vay nợ thơng thường, trái phiếu chuyển đổi cũng đã được một số DN phát hành ra thị trường, chủ yếu tập trung vào một số tổ chức tín dụng để thu hút các nhà đầu tư nhưng cấu trúc của trái phiếu khơng minh bạch nên gây thiệt hại và làm mất niềm tin nơi nhà đầu tư. Ví dụ điển hình là trường hợp trái phiếu chuyển đổi của Vietcombank khơng cĩ giá chuyển đổi, tỷ lệ chuyển đổi và thời hạn chuyển đổi hoặc như trái phiếu chuyển đổi của Cơng ty CP Chứng khốn Sài Gịn khơng cĩ điều khoản chống phát hành thêm cổ phiếu làm lỗng giá trị trái phiếu chuyển đổi. Một số trái phiếu chuyển đổi khác cịn gắn điều kiện thanh tốn lãi với khả năng lợi nhuận trong năm tài chính của DN hoặc lấy tài sản hình thành từ nguồn phát hành trái phiếu làm tài sản bảo đảm cho trái phiếu sắp phát hành. Điều đĩ khiến cho các nhà đầu tư ngày càng e dè và ngại đầu tư vào TPDN.

- Tính thanh khoản của thị trường TPDN Việt Nam rất thấp và mức tín nhiệm của các DN Việt Nam chưa cao.

Trong bối cảnh chung của thị trường trái phiếu Việt Nam, cụ thể là TPDN cho thấy phần lớn các đợt phát hành trái phiếu đều theo hình thức riêng lẻ. Vì vậy, trái phiếu hầu hết đều được nắm giữ bởi những tổ chức đầu tư lớn như các ngân hàng, cơng ty bảo hiểm hay các DN lớn, trong khi lượng trái phiếu mà cơng chúng nắm giữ vẫn cịn rất ít. Các tổ chức tài chính trung gian sử dụng nguồn vốn khả dụng chưa cho vay để đầu tư

vào trái phiếu; trong bối cảnh thị trường tín dụng diễn biến bất lợi, các nhà đầu tư này thường cĩ xu hướng nắm giữ trái phiếu cho đến ngày đáo hạn, do đĩ lượng trái phiếu đã phát hành được mua bán trên thị trường thứ cấp rất hạn chế.

Mặt khác, nếu như TPCP cĩ mức rủi ro thanh tốn thấp và các nhà đầu tư cĩ thể sẵn sàng bỏ tiền để mua do TPCP tạo được độ tin cậy nhất định thì đối với TPDN, các nhà đầu tư vẫn cịn rất dè dặt. Điều đĩ xuất phát từ tính thanh khoản thấp và trái phiếu chưa được định hạng bởi những DN cĩ uy tín, đảm bảo độ tin cậy cho nhà đầu tư, vì vậy TPDN được đánh giá là cĩ độ rủi ro cao. Đây được xem là một nhược điểm của TPDN khiến cho các nhà đầu tư rất lo ngại. Trên thực tế, TPDN thường chứa đựng nhiều rủi ro về khả năng thanh tốn, trong trường hợp DN gặp khĩ khăn về tài chính thì cĩ thể ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn nợ gốc cũng như lãi trái phiếu cho các trái chủ. Tất nhiên, mức độ rủi ro về khả năng thanh tốn của các DN càng lớn thì lãi suất TPDN cũng càng cao và ngược lại.

Như vậy cĩ thể thấy rằng, trái phiếu nĩi chung và TPDN nĩi riêng chưa thật sựđảm bảo được tính thanh khoản vốn cĩ của nĩ. Khi thị trường thứ cấp hoạt động cịn kém hiệu quả, dân chúng và các tổ chức kinh tế cịn xa lạ với loại hình đầu tư chứng khốn, thì việc phát hành trái phiếu của các DN sẽ cịn gặp khĩ khăn và nguồn vốn huy động cũng sẽ bị hạn chế.

* CƠ HI:

Nhận định về thị trường TPDN Việt Nam hiện nay cĩ một số thuận lợi cơ bản như sau:

- Việt Nam cĩ sự ổn định về chính trị, mơi trường kinh tế vĩ mơ, người dân ngày càng tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nền kinh tế phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân trong những năm qua ở mức tương đối cao, lạm phát cơ bản đã được kiểm sốt, thu nhập của người dân khơng ngừng tăng lên, điều này cĩ tác động tích cực đến cơ cấu tiết kiệm và đầu tư. Bên cạnh đĩ, hệ thống tài chính ngân hàng đã và đang cĩ những chuyển biến tích cực, trở thành những tâm điểm vốn quan trọng và ngày càng tham gia tích cực vào thị trường trái phiếu. Thực tiễn thị trường TPDN trong thời gian qua cho thấy đối tượng khách hàng nắm giữ trái phiếu chủ yếu là các NHTM, cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm. Hơn nữa, thị trường tiền tệ với các cơng cụ như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, trái phiếu NHTM… đã phát triển một cách

đa dạng, tạo điều kiện hồn thiện và phát triển thị trường vốn. Chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh cơng cuộc cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa đất nước trên cơ sở phát huy tối đa nội lực và khai thác một cách hiệu quả các nguồn ngoại lực. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển thị trường TPDN ở nước ta. - Tính đến thời điểm hiện nay, khuơn khổ pháp lý cho việc điều chỉnh thị trường TPDN đã và đang dần được hồn thiện. Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khốn và Nghị định 52/2006/NĐ-CP đều cĩ những quy định khá cởi mở và thơng thống nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho DN trong việc phát hành trái phiếu ra thị trường để huy động vốn. Theo đĩ, DN là các tổ chức tín dụng sẽ phát hành trái phiếu theo quy định của Quy chế phát hành giấy tờ cĩ giá trong nước của tổ chức tín dụng, ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-NHNN ngày 24/3/2008 của Thống đốc NHNN; nếu DN thực hiện phát hành trái phiếu ra cơng chúng (từ 100 nhà đầu tư trở lên) thì phát hành theo quy định của Luật chứng khốn; nếu DN phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ thì phải tuân theo quy định của Nghị định 52/2006/NĐ-CP. Hiện nay, theo sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính đang tiến hành xây dựng một nghị định nhằm cụ thể hĩa việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, trong đĩ cĩ TPDN. Bên cạnh đĩ, nhằm thúc đẩy thị trường TPDN phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, Bộ Tài chính cũng đã đưa ra một số định hướng phát triển cho TPDN, trong đĩ điểm đầu tiên là khuyến khích DN huy động vốn trực tiếp trên thị trường, hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào việc cấp vốn qua kênh tín dụng, khuyến khích việc đưa ra các sản phẩm mới (trái phiếu chứng quyền, lãi suất thả nổi…) nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đầu tư và hỗ trợ thị trường phát triển. Ngồi ra, việc hình thành và phát triển các tổ chức cung cấp dịch vụ cho thị trường trái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đề tài: PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM pptx (Trang 60 - 69)