Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ và đầy đủ:

Một phần của tài liệu 198 Biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở Giao dịch II Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (Trang 60)

II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU CỦA SỞ GIAO DỊCH 2:

5. Thực hiện quy trình tín dụng chặt chẽ và đầy đủ:

Trong thực tế các ngân hàng thương mại cấp tín dụng chỉ chú trọng tài sản thế chấp là vật gì, ở đâu, và tính hợp pháp của tài sản thế chấp như thế nào mà thiếu quan tâm đến nhiều mặt khác, ít quan tâm đến hiệu quả của phương án kinh doanh, không bám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay vốn, nhiều ngân hàng thương mại đang giữ rất nhiều tài sản thế chấp nhưng không thể thu hồi được nợ làm cho nợ quá hạn tăng nhanh là hậu quả của cách làm trên đây, từ đó đòi hỏi Sở Giao dịch II phải có quan điểm mới trong vấn đề đảm bảo tín dụng phù hợp với tình hình thực tế hơn.

Để thực hiện một quy trình cho vay đầy đủ và chặt chẽ, Sở cần tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về việc đánh giá và phân tích khách hàng để xét duyệt cho vay. Cán bộ tín dụng phụ trách cho vay mở hồ sơ khách hàng có vay vốn. Hàng năm, khi có báo cáo cuối năm của các doanh nghiệp cán bộ tín dụng tiến hành phân tích, đánh giá và phân loại doanh nghiệp theo phương thức tính điểm dựa vào các tiêu chuẩn như khả năng trả nợ của khách hàng, đặc điểm khách hàng, khả năng về vốn tự có và coi như tự có của khách hàng, sau đó bộ phận chuyên môn tiến hành họp bình xét và kết luận kết quả phân loại doanh nghiệp hàng năm và báo cáo phân loại này cho lãnh đạo đơn vị và sau khi xét duyệt cho doanh nghiệp vay vốn, cán bộ tín dụng còn có trách nhiệm theo dõi sử dụng vốn vay, thu nợ và xử lý nợ quá hạn. Quá trình trên cho thấy người cán bộ tín dụng phải chịu khó đi sâu sát cơ sở, theo dõi giám sát nợ vay theo định kỳ, nắm bắt tình hình một cách nhanh chóng nhất. Tùy theo thời gian vay mà cán bộ tín dụng sẽ xác định số lần sẽ xuống tận Công ty xem vốn vay có được sử dụng hiệu quả hay không, yêu cầu khách hàng cung cấp những thông tin cần thiết, có thể thu nhập thông tin từ các nguồn gián tiếp qua công ty kiểm toán, thuế, các đối tác làm ăn của khách hàng.

6. Ngăn ngừa nợ quá hạn:

− Trong quá trình cho vay, cần phải thực hiện tốt 3 khâu: xét duyệt cho vay, giám sát cho vay và thu hồi nợ vay.

− Đối với tài sản đảm bảo, việc đánh giá tài sản đảm bảo là một vấn đề phức tạp vì vậy cần phải chuyên môn hóa. Đối với những tài sản lớn, việc định giá phải thuê các công ty chuyên về định giá tài sản làm công việc này.

− Để đảm bảo các khoản tín dụng lành mạnh, thường xuyên phải có sự sàng lọc khách hàng, tổ chức giám sát hoạt động của khách hàng vay vốn.

− Cần chú trọng nhiều đến khâu đào tạo, thường xuyên bồi dưỡng huấn luyện cho các cán bộ tín dụng, tổ chức các hội thảo phòng chống rủi ro tín dụng để trao đổi rút kinh nghiệm giữa các chi nhánh.

7. Thực hiện cho vay có đảm bảo:

Các biện pháp thế chấp, cầm cố và bảo lãnh hiện vẫn còn sử dụng khá phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, bởi các doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường kinh doanh năng động, cạnh tranh ngày càng khốc liệt làm cho doanh nghiệp thua lỗ, phá sản ngày càng nhiều. Vì vậy việc thế chấp, cầm cố, bảo lãnh vẫn còn được xem là một biện pháp tốt. Ngân hàng khi cho những doanh nghiệp vay buộc phải có tài sản thế chấp một cách cẩn thận, để đảm bảo việc thu hồi nợ được thuận lợi sau này.

Tuy nhiên không nên coi trọng tài sản thế chấp, cầm cố là chỗ dựa an toàn. Yếu tố quyết định cho vay là tính hiệu quả của dự án chứ không phải là tài sản thế chấp cầm cố. Việc phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố là biện pháp cuối cùng để thu nợ nhằm bảo toàn vốn của ngân hàng khi không còn khả năng nào khác. Bởi nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới tâm lý khách hàng và mối quan hệ lâu dài với khách hàng, hạn chế chính sách mở rộng khách hàng.

8. Xây dựng chiến lược lợi thế cạnh tranh:

a) Chiến lược dựa trên khách hàng:

Nền kinh tế càng phát triển, sẽ kéo theo những đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng, Sở Giao dịch II không thể thỏa mãn tất cả khách hàng với hiệu quả tốt nhất. Như vậy, làm thế nào để có thể vượt lên đối

thủ cạnh tranh? Vì nhu cầu và thị hiếu của khách hàng có sự khác biệt lớn, do đó ngân hàng nên cắt lát thị trường để lựa chọn những nhóm khách hàng phù hợp với mình, từ đó tập trung nỗ lực để đáp ứng những nhu cầu này. Có thể cắt lát thị trường theo mục tiêu, nghĩa là phân nhóm khách hàng theo mục đích sử dụng sản phẩm của họ, hay cắt lát thị trường theo khả năng đáp ứng của ngân hàng. Chiến lược dựa trên khách hàng là cơ sở của mọi chiến lược, do đó ngân hàng cần phải tập trung nỗ lực để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, có hiệu quả nhất mới có thể vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận.

b) Chiến lược dựa trên đối thủ cạnh tranh:

Ở phần trên, chúng ta đã đề cập đến tính tất yếu phải hướng các hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì mục tiêu thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những nỗ lực nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng chỉ có giá trị đối thủ cạnh tranh của chúng ta chưa có được những nỗ lực đó, hoặc đã có những nỗ lực đó song đạt mức độ thỏa mãn thấp hơn. Chính vì vậy, các loại hoạt động nhằm chiến thắng đối thủ cạnh tranh mang ý nghĩa quan trọng tương đương như các hoạt động theo định hướng khách hàng. Như vậy, trên cơ sở nghiên cứu phân tích đối thủ cạnh tranh, các nhà quản trị cần phải sáng tạo ra sự khác biệt cho riêng ngân hàng mình từ khâu huy động vốn cho đến khả năng sử dụng vốn và quy trình ngược lại là thu hồi vốn và hoàn trả vốn... Bất kỳ sự khác biệt nào manglại sự tiện ích cho khách hàng cũng sẽ là nhân tố góp phần giành ưu thế áp đảo so với đối thủ cạnh tranh.

c) Chiến lược dựa trên sự kết hợp:

Trong chiến lược này cần xác định rõ chức năng chủ yếu của ngân hàng mình, điều này gắn liền với việc xây dựng các chiến lược chức năng của ngân hàng. Để thực hiện chiến lược này, ngân hàng cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng sao cho giảm được chi phí thấp nhất nhưng vẫn hiệu quả so với các đối thủ khác. Đồng thời, ngân hàng cũng cần phải tạo ra sự riêng biệt sắc nét cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể chia sẻ một số chức năng nào đó với các đơn vị trong cùng hệ thống hay khác hệ thống như đồng tài trợ cho vay, liên kết

đại lý... nhằm tạo hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh.

9. Mở rộng mạng lưới và nhân sự:

Phát triển mạng lưới các đơn vị trực thuộc tại các địa bàn tiềm năng, nâng cấp quản lý đối với những QTK, PGD có qui mô hoạt động đủ lớn để đẩy mạnh hoạt động tăng sức cạnh tranh.

Năm 2002, dự kiến mở rộng mô hình tổ chức và mạng lưới của Sở như sau:

− 14 phòng chức năng, tăng thêm 04 phòng (TD3, Phòng kinh doanh tiền, Phòng hành chính, Phòng ngân quỹ).

− 01 chi nhánh trực thuộc (nâng cấp từ Phòng Giao dịch Chợ Lớn).

− 06 Phòng Giao dịch, tăng thêm 03 phòng (PGD Quận 9, PGD Gò Vấp, PGD Quận 10).

− 02 quỹ tiết kiệm (QTK Trung tâm, QTK Bình Thạnh). Năm 2005, dự kiến mô hình tổ chức và mạng lưới như sau:

− 18 phòng chức năng, tăng thêm 04 phòng (TD4, Phòng TT Xuất – nhập khẩu, Phòng Dịch vụ kiều hối, Phòng thanh toán thẻ).

− 04 chi nhánh trực thuộc, tăng thêm 03 chi nhánh (Bến Thành, Quận 9, Gò Vấp).

− 07 phòng giao dịch.

− 02 quỹ tiết kiệm.

Thực hiện công tác sắp xếp bố trí lại cán bộ phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ năng lực cán bộ, thực hiện luân chuyển cán bộ để cán bộ nắm vững nhiều nghiệp vụ, nhiều công việc khác nhau, thuận tiện cho bố trí sắp xếp theo yêu cầu công tác.

Thực hiện công tác qui hoạch đào tạo nâng cao trình độ quản trị (Trung cấp, Cử nhân) và kiến thức chuyên môn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) cho các cán bộ chủ chốt qua từng năm.

Bổ sung đủ cán bộ lãnh đạo gồm 01 giám đốc và 04 phó giám đốc; cán bộ quản lý cấp phòng, ban, QTK gồm 01 trưởng phòng và từ 01 đến

02 phó phòng.

Đào tạo đội ngũ cán bộ tác nghiệp có đủ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm để đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao.

Tuyển dụng cán bộ mới để đào tạo chuẩn bị trước cho mở rộng mạng lưới từng năm, bình quân hàng năm từ 40-50 lao động.

10. Các biện pháp khác:

™ Đào tạo và quản lý nguồn nhân lực:

Nhìn chung, độ tuổi của cán bộ điều hành tại Sở Giao dịch II cao hơn so với hệ thống NHTMCP, NHLD... Vì vậy đã vấp phải một số khó khăn nhất định trong việc triển khai trí thức, nghiệp vụ mới, hiện đại trong hoạt động kinh doanh. Phần lớn cán bộ điều hành các cấp của Sở Giao dịch II đều có trình độ đại học trở lên, nhưng khả năng về ngoại ngữ còn yếu nên gặp phải những hạn chế trong việc nghiên cứu cũng như trong giao tiếp với nước ngoài nhằm mở rộng quan hệ với các định chế tài chính quốc tế. Đa phần nhân viên của Sở Giao dịch II đều còn trẻ, tuy họ rất năng động và nhạy bén trong công việc nhưng vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong hoạt động quản lý và tác nghiệp. Vì vậy, Sở Giao dịch II cần phải quan tâm đúng mức đến việc tổ chức, đào tạo, phát triển và quản lý nguồn nhân lực một cách có hiệu quả bằng cách:

− Tổ chức nhân viên làm việc có hiệu quả.

− Đánh giá trình độ, kỹ năng làm việc của nhân viên.

− Nâng cao vai trò quản trị quá trình hoạt động.

™ Khuyến khích lợi ích vật chất đối với cán bộ tín dụng:

Hiện nay, chính sách tiền lương của chúng ta chưa gắn chặt giữa quyền lợi và trách nhiệm, do đó cần gắn chặt chất lượng và hiệu quả công việc trong ngành ngân hàng nói chung và cho cán bộ tín dụng nói riêng theo phương hướng gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm của họ, đồng thời được khen thưởng xứng đáng với sức lao động bỏ ra là cần thiết. Theo đó ngân hàng có thể có nhiều phương án giải quyết vấn đề này như tăng hệ số tiền lương kinh doanh cho cán bộ tín dụng cao hơn các bộ phận khác hoặc là tách thu nhập thành hai bộ phận: lương căn

bản và lương kinh doanh. Lương căn bản trả theo công việc bình thường, còn lương kinh doanh trả theo kết quả và hiệu quả công việc hoặc là áp dụng chính sách lương khoán tương đương như khoán sản phẩm trong sản xuất công nghiệp.

™ Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng:

Ngày nay, với hàng loạt các giải pháp nhằm cải thiện công nghệ cung ứng dịch vụ như tăng cường tuyển chọn và đào tạo nhân viên tốt, ứng dụng rộng rãi thành tựu công nghệ thông tin với các máy tính hiện đại và đường truyền dẫn thông quốc tế... Sở Giao dịch II cần phải tính toán kỹ lưỡng, tùy theo khả năng (về quy mô vốn và tình hình tài chính hiện có của ngân hàng) để có những phương án khả thi, phù hợp. Trong tương lai, ngân hàng nên nối mạng quốc tế (mạng SWIFT), hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống xử lý tài khoản thanh toán...

™ Xây dựng hệ thống thông tin:

Một hệ thống lưu trữ và xử lý thông tin về khách hàng cũng như về dự án đầu tư: Thông tin về tín dụng là cơ sở quan trọng để ngân hàng ra quyết định cho vay. Các thông tin tín dụng cần phải đáp ứng được nhu cầu cập nhật nhanh, chính xác và tiện lợi. Do đó, ngân hàng cần phải hoàn thiện chiến lược thông tin nghiên cứu khảo sát thị trường, phải thiết lập từ khâu tổ chức vận hành, đến kiểm soát, đánh giá từng khâu từ thu nhập thông tin, phân tích và xử lý thông tin, quyết định lựa chọn nhóm khách hàng mà mình phục vụ trên thị trường, chủ động đưa ra các quyết định phù hợp, linh hoạt, đánh giá rút kinh nghiệm, bổ sung thông tin trong quản lý.

™ Chú trọng xây dựng chiến lược quảng cáo:

Để quảng bá hình ảnh và dịch vụ trên thị trường tạo lòng tin cho khách hàng và cần chú ý làm nổi bật những điểm mạnh về chất lượng, loại hình dịch vụ mà BIDV có so với các ngân hàng khác.

™ Hợp tác, liên kết với các tổ chức định chế tài chính quốc tế:

Ngân hàng cần xác định những thị trường tiềm năng trong khu vực và quốc tế, xác định các đối tác chiến lược để hợp tác, liên kết trong các lĩnh vực như: vay vốn, đại lý, ủy thác, đầu tư, đồng tài trợ, đào tạo

chứng khoán, leasing... nhầm nâng vốn tự có, vốn hoạt động, phát triển nghiệp vụ, cung ứng sản phẩm mới, mở rộng mạng lưới phục vụ.

™ Thành lập thêm một số chi nhánh, phóng giao dịch

Để thuận tiện cho khách hàng trong việc giao dịch với ngân hàng, SGD II nên mở rộng mạng lưới phục vụ của mình không chỉ trong địa bàn TP.HCM mà cả ở các tỉnh khác nếu đủ điều kiện.

II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

1. Đối với chính phủ và các chi bộ chuyên ngành

1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Trước hết, Nhà nước cần phải từng bước hoàn thiện cơ chế chính sách và hệ thống văn bản quy định để tạo môi trường pháp lý rõ ràng, thuận lợi cho việc tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; ban hành luật sở hữu tài sản và các văn bản dưới luật quy định rõ chức năng, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về việc cấp chứng thư sở hữu tài sản cho các pháp nhân và thể nhân.

Hiện nay, hệ thống luật pháp của chúng ta chưa được đầy đủ và hoàn thiện, chưa đáp ứng được sự đòi hỏi của xã hội ngày càng phát triển nhanh chóng về nhiều mặt. Nhiều chính sách kinh tế, chế độ quản lý bất cập, không đồng bộ, có khi làm triệt tiêu lẫn nhau. Mặt khác, chính sách cổ phần hóa và sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ cũng làm cho các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không ổn định cũng dẫn đến rủi ro nhất định. Các chế độ tín dụng và các quy chế liên quan đến phòng chống rủi ro chưa nhất quán, gây nhiều khó khăn, vướng mắc cho các ngân hàng thương mại.

Vấn đề tài sản thế chấp, cầm cố và bảo lãnh hiện nay còn nhiều khó khăn vướng mắc nhất, bởi nó liên quan đến rất nhiều ngành chức năng của Nhà nước. Để xử lý tài sản liên quan đến khoản nợ tồn đọng, các vụ án hình sự, hỗ trợ cho chương trình củng cố lại hệ thống ngân hàng, vừa qua liên bộ: Ngân hàng Nhà nước – Tư pháp – Công an – Tòa án – Viện kiểm sát NDTC – Địa chính đã ban hành thông tư số 03

hướng dẫn xử lý vấn đề này. Song đông đảo các ngân hàng cho rằng, các ngân hàng thực sự không có thực quyền trong việc xử lý tài sản. Muốn bán đất đai để thu hồi nợ thì phải chạy chọt, chờ đợi xin UBND quận, huyện, tỉnh, thành phố cho phép bán. Tài sản phải bán qua trung tâm đấu giá... ngân hàng không được đặt vị trí trong thông tư 03, vì tài sản thế chấp để vay vốn ngân hàng nay không trả được thì khi bán, tiền thu được phải trả ngân hàng đầu tiên, nhưng thông tư 03 lại quy định trả

Một phần của tài liệu 198 Biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở Giao dịch II Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)