Đối với ngân hàng nhà nước:

Một phần của tài liệu 198 Biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở Giao dịch II Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (Trang 69 - 74)

II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

2.Đối với ngân hàng nhà nước:

2.1. Xây dựng qui chế hội đồng giám định cho vay chặt chẽ.

Việc xây dựng một hội đồng giám định cho vay tốt sẽ tạo điều kiện tốt để có những khoản tín dụng chất lượng nhưng đối với những khoản tín dụng lớn, khách hàng có vấn đề thì trách nhiệm của hội đồng giám định cần phải được đề cao. Vì vậy Ngân hàng Nhà nước cần phải ban hành một qui chế hội đồng giám định cho vay chặt chẽ nhằm khắc phục những tư tưởng sai trái nêu trên hoặc có thể lợi dụng danh nghĩa hội đồng gây thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.

2.2. Tăng cường tính hiệu quả của công tác thanh tra

Ngân hàng Nhà nước phải có các qui chế về kiểm tra, kiểm soát hợp lý, trong đó nhất thiết phải đảm bảo khả năng kiểm soát từ xa trong toàn hệ thống bằng những phương tiện thông tin tốt nhất; coi trọng công tác tổ chức phòng ngừa hơn kiểm tra sự vụ, phân cấp giải quyết các kiến nghị của các đoàn thanh tra một cách kịp thời, không để tình trạng thanh tra xong, mọi việc lại đâu vào đó.

2.3. Nâng cao chất lượng thông tin phòng ngừa rủi ro

Thông tin về khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa, hạn chế rủi ro. Trong tình hình hiện nay, khi nền kinh tế ngày càng phát triển, số lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều, quan hệ kinh tế thương mại ngày càng đa dạng phức tạp thì nhu cầu thông tin về khách hàng hằng ngày càng trở nên quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn hơn bao giờ hết. Do đó, đòi hỏi tất cả các thông tin tín dụng phải thỏa mãn: tính cập nhật, chính xác và đầy đủ.

dụng bao gồm cả các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế lớn từ đó thu thập được những thông tin về quan hệ kinh tế thương mại, thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho việc marketing ngân hàng, mở rộng hoạt động tín dụng. Từng bước hoàn thiện mô hình hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng, có quy chế hoạt động phù hợp, thống nhất đảm bảo thực hiện có hiệu quả vai trò, chức năng và nhiệm vụ của trung tâm. Ngoài ra không ngừng cải tiến công nghệ, đổi mới và nâng cao chất lượng chương trình, các phần mềm ứng dụng nhằm đáp ứng được yêu cầu của công tác thông tin tín dụng hiện nay. Có như vậy chất lượng tín dụng của các NHTM mới ngày một nâng cao.

2.4. Triển khai đồng bộ quy chế đánh giá và xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp : Để công tác này có hiệu quả, đề nghị:

Báo cáo tài chính doanh nghiệp phải hoàn thành đúng thời điểm quy định, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc công khai hóa tài chính. Để đảm bảo số liệu trung thực sẽ có biện pháp chế tài, xử phạt nghiêm minh đối với doanh nghiệp cố tình gian lận che giấu sự thật qua báo cáo tài chính.

Các cơ quan thuế, thống kê, Bộ kế hoạch Đầu tư... phải có nhiệm vụ cung cấp thông tin kịp thời cho phép nối mạng trực tiếp về NHNN, qua đó bộ phận CIC phải có nhiệm vụ sàng lọc thông tin chuyển về mạng cho các NHTM sử dụng, CIC được quyền thu phí các NHTM nếu như NHTM có đơn đặt hàng CIC. Nâng cấp và phát triển CIC là trung tâm dữ liệu hàng đầu quốc gia.

CIC nên xây dựng phần mềm đa năng ứng dụng thống nhất cho các NHTM, chuyên môn hóa kỹ thuật ứng dụng công nghệ tin học trong công tác phân tích, đánh giá xếp loại doanh nghiệp, cập nhật lưu trữ thông tin khách hàng, đảm bảo được tính chính xác rút ngắn được thời gian thẩm định. Phải có chế độ kiểm tra, biện pháp chế tài đối với NHTM không chuyển các hồ sơ vay về ICI theo quy định.

Về chỉ tiêu tính toán CIC đưa ra tổng cộng 11 chỉ tiêu, ít hơn so với thực tế các NHTM đã và đang làm mà chủ yếu là chỉ tiêu hệ số, thiếu hẳn chỉ tiêu định tính. Nên đề nghị bổ sung thêm chỉ tiêu về định tính,

một số chỉ tiêu tuyệt đối để có thể đánh giá quy mô của doanh nghiệp như: vốn tự có thực tế, vốn luân chuyển doanh thu, khả năng cho vay tối đa đối với doanh nghiệp, nợ quá hạn.

KẾT LUẬN

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng tại Sở Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

• Về công tác nguồn vốn: Sở Giao dịch 2 đã làm tốt công tác nguồn vốn. Làm cho nguồn vốn huy động không ngừng gia tăng qua các năm. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn định kỳ chưa cao. Do đó, một mặt đơn vị cần áp dụng nhiều hình thức huy động vốn. Mặt khác, khuyến khích dân cư gửi tiền tiết kiệm, mua kỳ phiếu và trái phiếu để gia tăng nguồn vốn định kỳ, làm nền tảng để phát triển nghiệp vụ tín dụng trung-dài hạn.

• Về hoạt động tín dụng: Hoạt động tín dụng có chuyển biến tích cực, tăng trưởng không ngừng qua các năm, đã góp phần giúp các đơn vị kinh tế có vốn để sản xuất kinh doanh và mở rộng đầu tư. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung-dài hạn tại Sở Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam còn chưa cao, trong khí thế mạnh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và của Sở Giao dịch 2 – Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nói riêng là cho vay trung-dài hạn, vì vậy cần tiếp tục cho vay trung-dài hạn để giúp các đơn vị kinh tế mở rộng đầu tư, đổi mới trang thiết bị, đổi mới dây chuyền công nghệ để tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, phấn đấu đến năm 2005 trở đi, tỷ trọng tín dụng trung-dài hạn phải đạt trên 50%. Muốn vậy, cần phải áp dụng nhiều biện pháp như đã trình bày trong Chương 3 của bản luận văn này.

Trên đây là toàn bộ nội dung bản luận văn tốt nghiệp Cao học. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành bản luận văn, nhưng do trình độ còn hạn chế, bản luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy Cô và các bạn chỉ bảo để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cám ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) Tiền tệ Ngân hàng – Nhà xuất bản TP.HCM – 2001 – Tập thể tác giả:

− Tiến sỹ Nguyễn Đăng Dờn – Chủ biên.

− Tiến sỹ Hoàng Đức .

− Tiến sỹ Trần Huy Hoàng.

− Thạc sỹ Trầm Xuân Hương.

2) Tín dụng Ngân hàng – Nhà xuất bản Thống kê – 2002 – Tập thể tác giả:

− Tiến sỹ Nguyễn Đăng Dờn – Chủ biên.

− Tiến sỹ Hoàng Đức .

− Tiến sỹ Trần Huy Hoàng.

− Thạc sỹ Trầm Xuân Hương.

− Cử nhân Nguyễn Quốc Anh.

3) Quản trị Ngân hàng Thương mại – Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia – 2003- Chủ biên Tiến sỹ Trần Huy Hoàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4) Tiền tệ và Ngân hàng – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2001 – Chủ biên Hoàng Kim.

5) Quản lý và kinh doanh tiền tệ – Nhà xuất bản Tài chính – 2000 – Chủ biên Nguyễn Thị Mùi.

6) Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – Nhà xuất bản thống kê2002 – Chủ biên Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiến

7) Tạp chí Ngân hàng: các số 2001, 2002, 2003.

8) Tạp chí Kinh tế Phát triển : các số 2001, 2002, 2003.

9) Báo cáo thường niên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam : 2000 – 2002.

10)Các báo báo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Sở Giao dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam từ năm 2000-2003.

Một phần của tài liệu 198 Biện pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại Sở Giao dịch II Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (Trang 69 - 74)