Công tác quản lý giải ngân

Một phần của tài liệu 529 Phát triển hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 62 - 64)

23 Ngân hàng Sài gòn Công Thương

3.2.1.2.3. Công tác quản lý giải ngân

Trước khi hội nhập kinh tế, công tác quản lý giải ngân vốn vay là công việc khá

đơn giản và không nhiều rủi ro bởi việc giải ngân vốn vay phải tuân theo các điều kiện cho vay quy định tại hợp đồng tín dụng, hay các quy định khá chặt chẽ của nhà nước (đặc biệt đối với các khoản giải ngân xây dựng cơ bản thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước). Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập kinh tế, công tác giải ngân vốn vay của các tổ chức tín dụng nước ta nói chung và các tổ chức tín dụng trên địa bàn Bình Dương nói riêng đang gặp phải vấn đề định giá chuyển giao trong xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Do hiện nay các cơ quan Thuế và Hải quan Việt Nam chưa có đầy đủ thông tin kiểm soát giá cả các hàng hoá nhập khẩu như nguyên vật liệu, dịch vụ và đặc biệt là máy móc thiết bị hay công nghệ sản xuất; thêm vào đó là kẻ hở xuất phát từ chính sách khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu của Chính phủ trong đó miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá là nguyên vật liệu dùng để sản xuất hàng xuất khẩu, máy móc thiết bị tạo tài sản cố định sản xuất hàng xuất khẩu và miễn thuế giá trị

gia tăng đầu ra đối với hàng hoá xuất khẩu. Quy định trên vô tình đã tạo ra kẻ hở không kiểm soát được giá cả hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu bằng công cụ thuế. Do đó các doanh nghiệp có thể cấu kết với đối tác nước ngoài để nâng khống giá trị hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích tăng chi phí sản xuất kinh doanh, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu tổ chức tín dụng cho vay sẽ gặp rủi ro do khách hàng đã vi phạm pháp luật, nếu bị

cơ quan quản lý nhà nước phát hiện khách hàng có thể bị phạt rất nặng, thậm chí đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn mất khả năng hoàn trả vốn vay.

Một rủi ro khác đối với tổ chức tín dụng cho vay xuất phát từđịnh giá chuyển giao trong xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ là khách hàng vay nâng khống giá trị hàng hoá nhập khẩu để vay vốn ngân hàng. Có thể nhận thấy rõ rủi ro này qua trường hợp giả định như sau: một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện Dự án đầu tư máy móc thiết bị mở rộng sản xuất tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư 10.400.000 USD và vay vốn tại ngân hàng. Biện pháp bảo đảm tiền vay là bảo đảm bằng tài sản hình thành từ

vốn vay theo tỷ lệ vốn vay/vốn tự có là 70%/30%, tức Doanh nghiệp đầu tư 3.120.000 USD và ngân hàng cho vay 7.280.000 USD và thế chấp lại ngân hàng toàn bộ tài sản

đầu tư trị giá 10.400.000 USD. Giả sử Doanh nghiệp đã nâng khống giá trị máy móc 30% để có tổng vốn đầu tư như trên là 10.400.000 USD. Thực chất tổng giá trị máy móc là 8.000.000 USD. Như vậy vốn ngân hàng tham gia vào Dự án là 7.280.000 USD và vốn tự có của Doanh nghiệp chỉ là 720.000 USD. Doanh nghiệp được lợi cả hai mặt: nâng khống giá trị máy móc đầu tưđể tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, vốn đối ứng doanh nghiệp phải chi ra để vay vốn ngân hàng thấp dẫn đến các khách hàng có năng lực tài chính yếu vẫn có thể vay vốn ngân hàng và đầu tư dự án.

Hiện tại các tổ chức tín dụng chưa nhận thức vấn đề này hoặc có nhận thức được nhưng vẫn chưa thể tìm ra biện pháp phòng chống rủi ro hiệu quả. Để hạn chế rủi ro

trong quản lý giải ngân vốn vay liên quan đến định giá chuyển giao, một số biện pháp có thể áp dụng đó là:

- Thẩm định thật kỹ tư cách pháp lý, năng lực tài chính và uy tín, triết lý kinh doanh của khách hàng. Các doanh nghiệp trọng chữ tín, làm ăn bài bản, tuân thủ pháp luật sẽ không bao giờ áp dụng các hành vi lừa đảo có nguy cơ gây mất uy tín, vi phạm pháp luật.

- Liên kết với các tổ chức có chức năng thẩm định giá trị tài sản trong và ngoài nước để thẩm định giá trị tài sản đầu tư của khách hàng. Tìm kiếm nguồn thông tin thẩm định giá cả và công nghệ máy móc thiết bị ngay trong khâu thẩm định dự án đầu tư.

- Tăng cường các mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài tại các nước có công nghệ phát triển để có các thông tin về thíêt bị công nghệ và giá cả máy móc thiết bị.

Một phần của tài liệu 529 Phát triển hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)