CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA

Một phần của tài liệu 529 Phát triển hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 25 - 29)

CÁC T CHC TÍN DNG TRÊN ĐỊA BÀN BÌNH DƯƠNG

2.1. Giới thiệu về tỉnh Bình Dương và tình hình kinh tế xã hội tỉnh

Bình Dương thuộc Miền Đông Nam bộ, là tỉnh được thành lập từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở tách tỉnh Sông Bé cũ thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Bình Dương có 01 thị xã, 6 huyện với 75 phường, xã, thị trấn. Tỉnh lỵ là thị xã Thủ Dầu Một - trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh Bình Dương.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn lực 2.1.1.1. Vị trí địa lý 2.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Dương có diện tích tự nhiên 2.695,54 km2 (chiếm 0,83% diện tích cả nước và xếp thứ 42/61 về diện tích tự nhiên), có tọa độđịa lý:

- Vĩ độ Bắc: 11052' - 12018', kinh độĐông: 106045' - 107067'30" - Phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước

- Phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh - Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai

- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh

Với vị trí địa lý như vậy, Bình Dương có lợi thế là nằm trong vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam, trên trục từ TP.HCM đi Bình Phước, Tây Nguyên và đi Campuchia (qua cửa khẩu Hoa Lư); theo hướng Tây, từ Bình Dương đi Tây Ninh và Campuchia (qua cửa khẩu Mộc bài); và từ Bình Dương đi Đồng bằng Sông Cửu Long thuận lợi. Từ

Bình Dương dễ dàng đi ra cửa biển Vũng Tàu và tiếp cận các trung tâm vận tải thủy bộ

và hàng không… của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện nay và trong tương lai.

2.1.1.2. Tài nguyên

Tài nguyên của tỉnh Bình Dương gồm: tài nguyên đất (diện tích 2.695,54 km2)

được tạo trên nền đất cứng có độ cao 25-30 m so với mặt nước biển; độ dốc ít trung bình 20% là những điều kiện thuận lợi để xây dựng các công trình công nghiệp và kết cấu hạ tầng có tải trọng lớn cũng như phát triển nông nghiệp; tài nguyên nước với 3 con

(tổng trữ lượng khoảng 256 triệu tấn), sét gạch ngói (tổng trữ lượng khoảng 629 triệu m3), đá xây dựng (tổng trữ lượng khoảng 220 triệu m3), cát xây dựng (tổng trữ lượng khoảng 25 triệu m3)…

2.1.1.3. Nguồn nhân lực

Dân số trung bình của tỉnh năm 2003 là 853.807 người, đến năm 2006 khoảng 976.210 người. Tốc độ tăng dân số trong mấy năm gần đây tăng khá nhanh. Ở thời kỳ

1997–2000 tăng 3,06%/năm; thời kỳ 2001-2004 tăng 5,65% và bình quân ời kỳ 2001- 2005 tăng 5,62%/năm. Trong đó, tốc độ tăng tự nhiên giảm dần từ 1,48% năm 2000 xuống còn 1,38% năm 2001; năm 2003 là 1,27%, năm 2004 là 1,16% và năm 2005 là 1,12%. Ngược lại, tốc độ tăng cơ học tăng dần, từ 2,3%năm 2001, tăng lên 4,5% năm 2004 và năm 2006 tăng lên 5,7%. Nguyên nhân là do dòng di chuyển dân từ các tỉnh khác đến làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh. Về cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng trong các ngành công nghiệp và xây dựng: năm 1996 chiếm 26,9%; năm 2000 tăng lên 35,7%, năm 2004 chiếm 57,1% và năm 2006 chiếm 64,2% tổng số lao động đang làm việc.

2.1.1.4. Hệ thống kết cấu hạ tầng

# Giao thông

Mạng lưới giao thông của tỉnh về cơ bản đáp ứng được yêu cầu vận tải.

Đường bộ: hệ thống đường giao thông khá phát triển. Đặc biệt Quốc lộ 13 trên địa bàn tỉnh đã đạt chất lượng cao từ Ngã tư Bình Phước đến Bến Cát. Hiện đang thi công

đến cầu Tham Rớt tiếp giáp tỉnh Bình Phước. Các trục đường ngang, tỉnh lộ đang được nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Hệ

thống đường ôtô đến trung tâm các phường, xã đạt 100% từ năm 2002; trong đó có 78/84 phường, xã đã có đường nhựa, bêtông; còn lại 6 xã có đường cấp phối đến trung tâm xã.

Đường sông: sông ngòi đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương dài 402,13km. Ngoại trừ 2 tuyến sông Đồng Nai từ Hiếu Liêm về Thạnh Phước (Tân Uyên) và sông Sài Gòn từ

Dầu Tiếng về Thuận An dài 201,4 km có thể khai thác vận tải sông, còn các sông khác (Sông Bé: 104,6km, sông Thị Tính 15,8km…) nói chung lưu lượng nước về mùa khô rất ít, không có khả năng khai thác vận tải. Việc phát triển giao thông thuỷ ở Bình

Dương không thuận lợi vì các tuyến ngắn, sông Sài Gòn bị hạn chế bởi tỉnh không của cầu Bình Lợi, cầu sắt Lái Thiêu, không đáp ứng cho ghe tàu có tải trọng trên 100 tấn.

Đường sắt: tuyến đường sắt Bắc – Nam có 8 km đi qua địa bàn tỉnh Bình Dương (khu vực Dĩ An). Tuyến Dĩ An - Lộc Ninh: trước đây tuyến này đã hoạt động. Trong chiến tranh đã bị phá huỷ nay chưa khôi phục lại. Theo dự kiến tuyến này nằm trong Dự

án đường sắt Xuyên Á, sẽđược cải tiến.

# Cấp điện

Nguồn điện: nguồn điện lưới quốc gia: gồm các tuyến cao thế và các trạm biến thế

trung gian 500KV, 220KV, 110KV. Nguồn điện tại chỗ chỉ có nhà máy điện VSIP MVA nằm trong Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore.

Lưới điện: Hệ thống đường dây gồm 66KV, 110KV, 220KV. Trạm biến áp 110KV, 220KV và nhà máy điện Việt Nam – Singapore.

Lưới phân phối: Tuyến trung thế: tổng chiều dài đường dây trung thế là 1.400 km năm 2000. Các tuyến trung thế vận hành ở cấp điện áp 15KV, 22KV, 35KV. Tuyến hạ

thế: tổng chiều dài toàn tỉnh là 977,2 km.

100% xã, phường,thị trấn có điện. Tỷ lệ hộ sử dụng điện là 91,7% năm 2002, 94,3% năm 2003, 95% năm 2004 và 96% năm 2005.

# Bưu điện

Năm 2004 giá trị sản xuất của ngành bưu điện đạt 510 tỷ đồng, năm 2005 đạt 660 tỷđồng.

Năm 2004, toàn tỉnh có 100% cơ sở thông tin với kỹ thuật số hoá và tổng đài kỹ

thuật số. có 47 tổng đài điện thoại, với 171.760 máy điện thoại, đạt 19 máy/100 dân. Năm 2005 tổng số máy đạt 240.576 máy, bình quân 25 máy/100 dân. Hệ thống điện thoại tới tất cả các phường xã. Thị xã Thủ Dầu Một có thể liên lạc bằng telex, fax, điện thoại, gentex, truyền dẫn số liệu… tự động hoá hai chiều theo tiêu chuẩn quốc tế đến các nơi trong tỉnh, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong nước và quốc tế.

# Cấp nước

Nước mặt: Sông Đồng Nai có khả năng khai thác 200.000 m3/ngày. Sông Sài Gòn có khả năng khai thác 150.000 – 300.000 m3/ngày. Hồ Phước Hoà sức chứa 250 triệu m3, dự kiến khai thác 300.000 m3/ngày.

Nước ngầm: trữ lượng lớn, chất lượng tốt, độ sâu trung bình 30 – 50m. Trữ lượng tiềm năng 55.000 m3/ngày. Trữ lượng khai thác công nghiệp 15.000 m3/ngày.

Hệ thống cấp nước đô thị: hiện nay hệ thống cấp nước tập trung gồm: Nhà máy thị

xã Thủ Dầu Một, Dĩ An, Mỹ Phước, Lái thiêu, An Thạnh, Uyên Hưng, Dầu Tiếng, Phước Vĩnh.

Cấp nước nông thôn: chủ yếu dùng nước giếng và nước sông.

Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch 75% năm 2002, 78,4% năm 2003, 81% năm 2004 và dự kiến đạt 84% năm 2005.

# Thuỷ lợi

Ngành thuỷ lợi đã tiến hành nâng cấp, sửa chữa, xây mới nhiều công trình thủy lợi: hồ Đá Bàn tưới 500 ha, hồ Cần Nôm tưới 350 ha, hồ Suối Giai tưới 700 ha, đập Suối Sâu tưới 250 ha, 6 trạm bơm của huyện Tân Uyên tưới 720 ha; hệ thống đê bao ven sông Sài Gòn, thị xã Thủ Dầu Một và huyện Bến Cát (tưới tiêu – ngăn mặn 2.190 ha); kênh tiêu thoát nước Bình Hòa; hệ thống tiêu thoát nước cho KCN Sóng Thần – Bình Hoà. Kết quả là công tác phục vụ tưới tiêu được đẩy mạnh. Năm 2004 diện tích tưới khoảng 36.000 ha, tiêu nước khoảng 13.000 ha.

Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu 05 năm 2001 –2006

TT Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6.977 8.230 9.887 12.135 14.566 16.299

- Công nghiệp, xây dựng Tỷđồng 4.145 4.981 6.226 7.681 9.371 10.285 - Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷđồng 1.054 1.109 11.187 1.214 1274 1.173 - Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷđồng 1.054 1.109 11.187 1.214 1274 1.173 - Dịch vụ Tỷđồng 1.778 2.139 2.574 3.240 3.920 4.841 GDP bình quân đầu người Triệu đồng 10 11 12 13 15 17,5

Một phần của tài liệu 529 Phát triển hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)