23 Ngân hàng Sài gòn Công Thương
3.2.1.2.2. Công tác thẩm định và xét duyệt cho vay
Thẩm định và xét duyệt cho vay là công tác vô cùng quan trọng có tính chất quyết
định đến việc tổ chức tín dụng đồng ý hay từ chối cấp tín dụng đến khách hàng cũng như quyết định đến chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
Nếu như tại các tổ chức tín dụng cổ phần, tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài đã có sự tách biệt giữa công tác xét duyệt cho vay và công tác thẩm định thì các tổ
chức tín dụng nhà nước trên địa bàn đều thực hiện theo mô hình tín dụng cũ trong đó không có sự tách biệt giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay, dẫn đến hồ sơ tín dụng không được thẩm định một cách độc lập bởi các bộ phận chức năng và các quyết
định cho vay phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của người có thẩm quyền phán quyết cho vay, tạo ra nhiều rủi ro có nguyên nhân từ phía ngân hàng. Nhận thức được điểm yếu trên, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới, các tổ chức tín dụng nhà nước trên địa bàn đã tiến hành tái cơ cấu lại mô hình tổ chức quản lý trong đó có tách bạch giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Hồ sơ tín dụng được xem xét độc lập bởi hai bộ phận chức năng là phòng Tín dụng và phòng Thẩm định. Người có quyền phán quyết cho vay (giám đốc hoặc hội đồng tín dụng) nhận được hai nguồn thông tin tham mưu sẽ có quyết định cho vay một cách khoa học và khách quan hơn, từ đó hạn chế được rủi ro tín dụng có nguyên nhân từ các hạn chế trong khâu thẩm định và xét duyệt cho vay.
Tuy nhiên các tổ chức tín dụng cũng đang gặp phải những khó khăn khi thực hiện mô hình này đó là: thời gian thẩm định và xét duyệt cho vay kéo dài do hồ sơ tín dụng phải trải qua hai bộ phận làm giảm khả năng cạnh tranh của tổ chức tín dụng, hồ sơ tín dụng không hoàn toàn phản ánh hết thực chất hoạt động của một khách hàng trong điều kiện nền kinh tế nước ta còn ở trình độ thấp, thông tin kém minh bạch so với các nước có nền kinh tế phát triển, sự thiếu chuyên nghiệp của một bộ phận không nhỏ cán bộ tín dụng và thẩm định …
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế Thế giới với sự tham gia ngày càng sâu rộng của các tổ chức tài chính ngân hàng nước ngoài vốn có trình độ kỹ thuật, công nghệ và tính chuyên nghiệp rất cao; để nâng cao hiệu qủa công tác thẩm định và xét duyệt cho vay cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh, Một số biện pháp đề xuất đối với các tổ chức tín dụng trong nước như sau:
- Tập trung chuẩn hóa quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay, đặc biệt là quy trình thẩm định bằng việc xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thẩm định dự án đầu tư khoa học, rõ ràng, dễ hiểu để các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định thực hiện thống nhất.
Quy trình thẩm định và xét duyệt cho vay khoa học, minh bạch cũng có tác dụng rút ngắn thời gian thẩm định và xét duyệt cho vay của tổ chức tín dụng.
- Xây dựng chính sách khách hàng nhằm mục đích phân loại khách hàng và áp dụng những chính sách cụ thể (giới hạn tín dụng, lãi suất cho vay, cơ chế bảo đảm vốn vay…) cho từng nhóm khách hàng cụ thể. Chính sách khách hàng phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, dựa vào hệ thống các chỉ tiêu định lượng và định tính về
các phương diện: đánh giá khả năng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, tốc độ
tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận… của khách hàng, mức độ quan hệ và uy tín của khách hàng đối với tổ chức tín dụng. Nếu tổ chức tín dụng xây dựng được một chính sách khách hàng tốt sẽđem lại những kết qủa sau đây:
i. Phân loại các khách hàng đang và sẽ có quan hệ tín dụng thành các cấp độ: khách hàng đặc biệt tốt, khách hàng tốt, khách hàng trung bình, khách hàng xấu, khách hàng rất xấu.
ii. Có chính sách phù hợp đối với từng nhóm khách hàng về hạn mức tín dụng, lãi suất cho vay, bảo đảm tiền vay…theo nguyên tắc lợi nhuận kỳ vọng bù
đắp được rủi ro, có cơ chế thu hút khách hàng tốt và hạn chế khách hàng xấu. iii. Tạo ra sự rõ ràng, minh bạch trong hoạt động tín dụng, ngăn ngừa các hành vi
lợi dụng quyền hạn để phán quyết cho vay trái quy định, bệnh chủ quan duy ý chí của một bộ phận không nhỏ các cán bộ lãnh đạo tổ chức tín dụng, ngành ngừa các hành vi cấu kết giữa khách hàng và ngân hàng để trục lợi…