Quản lý mã niêm yết theo tiêu chuẩn quốc tế ISIN:

Một phần của tài liệu 379 Hoàn thiện và pháp triển hệ thống niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25 - 26)

Trong xu thế hội nhập, một nhu cầu phát sinh là phải thống nhất quản lý chứng khoán, tạo điều kiện cho điện toán hoá các giao dịch chứng khoán và quản lý các chứng khoán niêm yết.

Việc sử dụng hệ thống nhận diện chứng khoán bằng mã số quốc tế có giá trị rất quan trọng đối với việc quản lý có hiệu quả mã chứng khoán và tiện dụng đối với các thành viên thị tr−ờng quốc tế. Hệ thống mã chứng khoán đ−ợc áp dụng phổ biến hiện nay là hệ thống ISIN (International Securities Identification Number) do Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế – ISO (International Standard Organization) quy định.

- đặc điểm: mã chứng khoán gồm 12 ký tự, trong đó:

+ 2 ký tự đầu là mã quốc gia (country code) đ−ợc viết bằng hai chữ cái biểu thị tên n−ớc (chữ Latin) nơi tổ chức niêm yết đặt trụ sở chính. Quy định này là bắt buộc cho tất cả các loại chứng khoán. Ví dụ: KR: Hàn Quốc; VN: Việt Nam

+ Ký tự cuối cùng trong 12 ký tự là số kiểm tra (checking digit) đ−ợc biểu thị bằng một chữ số, đây cũng là quy định chung bắt buộc.

+ 9 ký tự còn lại đ−ợc quy định tùy thuộc vào mỗi n−ớc.

- Cách quy định mã số cho từng loại chứng khoán: tùy theo đặc tính của từng

loại chứng khoán (nợ/ vốn, đặc tính chuyển đổi, mức độ −u tiên, các đặc tr−ng riêng của chứng khoán …), chủ thể phát hành, ph−ơng thức phát hành,… để phân nhóm ký tự và hình thành quy tắc cấp mã chứng khoán5.

5

Tham khảo quy định mã số cho từng loại chứng khoán của Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc tại Phụ lục 1

Nhìn chung, thị tr−ờng chứng khoán mới đ−ợc hình thành và đi vào hoạt động, chúng ta có lợi thế của ng−ời đi sau trong việc áp dụng kỹ thuật hiện đại và chuẩn mực quốc tế thông dụng nhất cho những vấn đề Việt Nam ch−a có tiền lệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là áp dụng toàn bộ mô hình quản lý của một thị tr−ờng nào đó cho Việt Nam mà cần có sự chọn lọc và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế thị tr−ờng và mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong n−ớc. Niêm yết chéo, áp dụng ph−ơng pháp quản lý chứng khoán theo tiêu chuẩn quốc tế ISIN, chuẩn hóa qui trình giao dịch, thanh toán bù trừ và l−u ký chứng khoán… là những b−ớc đi đầu tiên để thị tr−ờng chứng khoán Việt Nam hòa nhập với thị tr−ờng chứng khoán khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu 379 Hoàn thiện và pháp triển hệ thống niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)