Đa dạng hoá hình thức đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại agribank quảng trị (Trang 38 - 39)

Dư nợ bình quân cho vay tiêu đdùng Tổng dư nợ bình quân

4.2.3.2.Đa dạng hoá hình thức đảm bảo tiền vay

Tài sản đảm bảo trở thành một trở ngại lớn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng. Các tổ chức tín dụng có thể chủ động trong việc cho vay có tài sản đảm bảo hoặc không có tài sản đảm bảo, song số khách hàng được lựa chọn để cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm tỷ trọng ít. Đó cũng là điều hợp lý để nhăn chặn hiện tượng không trung thực của khách hàng và lựa chọn những doanh nghiệp uy tín. Tuy nhiên, bên cạnh cho vay theo hình thức này, trụ sở cũng nên nghiên cứu cho vay theo hình thức khác như kết hợp linh hoạt các hình thức bảo đảm bằng tín chấp, tín chấp và thế chấp, thế chấp và bảo lãnh.

Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay thì việc cho vay bằng tín chấp có nhứng khả năng phát triển. Mặc dù không phải cho vay bằng tín chấp là ngân hàng có thể bỏ qua những thủ tục cần thiết. Khách hàng cũng cần có những tài liệu chứng minh tình hình tài chính lành mạnh, phải có tài sản cố định và tài sản lưu động lớn, đối tượng cho vay là những sản phẩm có hiệu quả và ổn định trên thị trường.

Các biện pháp đảm bảo tiền vay đều phải lập thành văn bản, nhưng lập chung với hợp đồng tín dụng hay lập thành văn hoá riêng là do các bên thoả thuận phù hợp với tính chất của tài sản, không bặt buộc phải có hợp đồng riêng như trước đây. Đồng thời, trụ sở cũng có thể cho thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay, nhưng phương án này chỉ chủ yếu áp dụng cho các khách hàng được cấp vốn trung, dài hạn. Mặt khác, trụ sở cần tăng cường khâu quản lý, kiểm tra thường xuyên đối với các tài sản được cầm cố, thế chấp, tránh trường hợp khách hàng cố tình dùng một tài sản thế chấp cho các khoản vay ở các ngân hàng khác nhau.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại agribank quảng trị (Trang 38 - 39)