Giải pháp đào tạo huấn luyện

Một phần của tài liệu 445 Một số giải pháp nâng cao chất lượng của quỹ tín dụng cho chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sài Gòn (Trang 40)

Theo chúng tôi tất cả các cán bộ tín dụng mới được tuyển vào chi nhánh phải được đào tạo, huấn luyện theo qui trình sau đây:

Bước 1: Mọi cán bộ được tuyển vào chi nhánh làm các loại nghiệp vụ nói chung và làm cán bộ tín dụng nói riêng, sẽ được bộ phận trực thuộc phòng cán bộ Tổ chức – Đào tạo kết hợp với các phòng chức năng giới thiệu về chi nhánh (mô hình tổ chức, các nghiệp vụ kinh doanh của chi nhánh, nội quy, quy chế của chi nhánh … ) trong khoảng thời gian hai tuần lễ đầu.

Bước 2: Phòng tín dụng kết hợp với phòng Tổ chức cán bộ - Đào tạo, giới thiệu với các nhân viên mới về các qui trình thủ tục tín dụng của ngành, những chính sách tín dụng của chi nhánh, cơ cấu tổ chức nhân sự trong phòng tín dụng. Riêng những cán bộ tốt nghiệp đại học kinh tế, nhưng không thuộc chuyên ngành tín dụng thì phải được đào tạo bổ sung về chuyên ngành tín dụng tại trường đại học Ngân hàng thành phố Hồ chí Minh trong khoảng thời gian 6 tháng (thời gian học là ngoài giờ làm việc). Sau khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng tập sự chi nhánh sẽ tiến hành kiểm tra sát hạch tay nghề. Những cán bộ đạt yêu cầu mới được bố trí đảm nhận nghiệp vụ tín dụng.

Bước 3: Mỗi cán bộ tín dụng sau khi làm việc liên tục hai năm trở lên

41

- Phối hợp với trường đại học Ngân hàng hoặc Trung tâm đào tạo của NHNo & PTNT Việt Nam đào tạo lại và trang bị thêm những kiến thức bổ trợ trong hoạt động ngân hàng.

- Mỗi chi nhánh trực thuộc và hội sở của chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn xây dựng kế hoạch tự đào tạo nhân viên của mình, trên cơ sở kết quả kiểm tra đánh giá phân loại chất lượng cán bộ tín dụng và khảo sát nhu cầu đào tạo trong lực lượng cán bộ tín dụng.

Bước 4 : Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực từ năm 2006 đến 2010 cho toàn chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn, trong đó có chiến lược đào tạo cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Việc tổ chức thực hiện chiến lược cần được trển khai dưới các hình thức:

- Kết hợp với các trường đào tạo tài trợ học bổng toàn khoá học cho những sinh viên xuất sắc có hoàn cảnh khó khăn để tạo nguồn cán bộ bổ sung cho chi nhánh;

- Hợp tác với các viện, các trường, các trung tâm đào tạo, khách hàng và các ngân hàng bạn để đào tạo theo từng chuyên đề chuyên sâu. Lựa chọn những cán bộ trẻ, có năng lực, ngoại ngữ giỏi, trình độ tin học nâng cao và có đạo đức nghề nghiệp gửi đi đào tạo, kể cả gửi ra nước ngoài để đào tạo thành những kinh tế viên tín dụng cao cấp có năng lực chuyên môn cao đủ sức để hội nhập thị trường thế giới và khi họ quay về sẽ là những hạt nhân nòng cốt đào tạo cho đội ngũ cán bộ tại chi nhánh.

- Xây dựng văn hoá tín dụng của chi nhánh. Theo George và Donal O.Simonson “ Văn hoá tín dụng được phán ánh trong các hệ thống và thủ tục

42

của tổ chức cho vay để thực hiện suy nghĩ của lãnh đạo và giảm thiểu lỗi và các quyết định cho vay kém ” Do vậy, văn hoá tín dụng của chi nhánh sẽ xây dựng dựa trên những nội dung cơ bản sau:

+ Chuẩn hóa quy trình tín dụng;

+ Chuẩn hoá các thủ tục hồ sơ liên quan đến hoạt động tín dụng (hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn);

+ Chuẩn hoá quy trình tư vấn hướng dẫn khách hàng;

+ Chuẩn hoá quy trình kiểm tra công tác tín dụng để làm cơ sở cho việc xem xét, đánh gía chất lượng cán bộ tín dụng.

Mỗi nhân viên mới đều phải học tập các quy trình trên và có trách nhiệm làm cho văn hoá tín dụng của chi nhánh nhanh chóng lan toả tới mọi cán bộ, công nhân viên.

3.2.3 Các giải pháp động viên, khuyến khích nhân viên

Tiền lương của chi nhánh trả cho cán bộ tín dụng hiện nay theo đúng thang bảng lương do NHNo&PTNT Việt Nam qui định. Nếu so với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác trên cùng địa bàn, thì mức lương của đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh còn thấp. Bởi vậy, việc thực hiện các giải pháp này là cần thiết và nên được triển khai theo các hướng sau đây:

3.2.3.1 Cải tiến phương pháp trả tiền lương

Hiện tại việc trả tiền lương của chi nhánh hàng tháng được thực hiện dựa trên đánh giá của từng phòng đối với kết quả công việc của nhân viên (kể cả lương cơ bản và lương kinh doanh). Trong những năm đầu, phương pháp trả lương này đã phát huy được vai trò của các trưởng phòng trực tiếp

43

quản lý. Nhưng đến nay, cách trả lương này đã không còn tạo được động lực khuyến khích, kích thích người lao động. Vì có tình trạng thoả hiệp giữa các trưởng phòng với nhân viên của mình trong việc đánh giá. Khắc phục tình trạng này, theo chúng tôi chi nhánh nên thành lập hội đồng tiền lương để xác định kết quả hoàn thành công việc và quỹ lương cho từng phòng. Các phòng tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng nhân viên làm cơ sở để phân phối quĩ lương của phòng cho từng người.

Chúng tôi cho rằng, thực hiện cách trả lương này sẽ khuyến khích các nhân viên phối hợp với nhau tốt hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tinh thần làm việc theo nhóm của mỗi cán bộ tín dụng sẽ được củng cố và nâng cao.

3.2.3.2 Nhanh chóng ban hành quy chế thưởng, phạt rõ ràng, cùng chế độ khuyến khích và trách nhiệm bằng lợi ích vật chất cho nhân viên.

3.2.3.3 Có chính sách nâng cao phúc lợi tập thể

Cụ thể là ngoài các phúc lợi người lao động được thụ hưởng theo quy định của bộ luật lao động, như: bảo hiểm Y tế, bảo hiểm xã hội, khám bệnh định kỳ, trợ cấp độc hại và các phúc lợi của chi nhánh đã đáp ứng cho nhân viên, theo chúng tôi cần bổ sung thêm một số những phúc lợi khác, như: tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên tham gia các hoạt động thể dục, thể thao để rèn luyện sức khỏe, tăng cường đoàn kết, phối hợp dưới các hình thức (thuê các sân tập, trang bị thêm thiết bị, dụng cụ, tổ chức thi đấu …); đầu tư xây dựng chung cư bán trả góp cho cán bộ, công nhân viên; có chính sách hỗ trợ con em của cán bộ trong chi nhánh đang học đại học có thành tích cao và ưu tiên tiếp nhận họ vào làm việc nếu đáp ứng được các điều kiện tuyển dụng. Chúng tôi cho rằng, bằng những chính sách này sẽ làm cho cán bộ, công nhân viên cảm thấy yên tâm. Từ đó có trách nhiệm hơn trong công việc và gắn bó với chi nhánh như gia đình họ.

44

3.3 Một số kiến nghị

Hỗ trợ cho việc thực hiện các giải pháp trên chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNTViệt Nam như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một là, cần chỉnh lại các tiêu chuẩn viên chức tín dụng cho phù hợp với

thực tiễn hiện nay và xu hướng hội nhập nền kinh tế toàn cầu.

Hai là, bãi bỏ mức khống chế thưởng tối đa là ba tháng lương như hiện

nay để khuyến khích các ngân hàng có điều kiện và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi trong việc khai thác các lợi thế của các ngân hàng để phát triển hoạt động kinh doanh. Đồng thời kiến nghị lên liên bộ Tài chính– Lao động và thuơng binh xã hội giao đơn giá tiền lương cho ngân hàng ổn định trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm.

3.3.2 Đối với NHNo & PTNT Việt Nam

Một là, Toàn ngành ngân hàng đang chuẩn bị tích cực cho việc hội

nhập kinh tế thế giới. Do vậy, NHNo & PTNT Việt Nam cần khảo sát, đánh giá lại thực trạng chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng trong toàn hệ thống để hoạch định chương trình đào tạo cho phù hợp với xu hướng hội nhập.

Hai là, NHNo&PTNT Việt Nam nên giao khoán quỹ tiền lương cho các

chi nhánh căn cứ vào hai chỉ tiêu cơ bản là đơn giá khoán và lợi nhuận phải đạt được. Quyền phân phối tiền lương của từng chi nhánh và xét duyệt nâng lương cho những cán bộ thuộc quyền quản lý, có thành tích vượt trội trước thời hạn giao cho giám đốc chi nhánh quyết định .

Ba là, nhu cầu về nhà ở là mối quan tâm của mọi cán bộ, công nhân

viên trong hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và của chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn nói riêng. Do vậy, công đoàn NHNo & PTNT Việt Nam cần kiến nghị với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước có chính sách hỗ trợ cán bộ công nhân viên của NHNo&PTNT Việt Nam vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi để mua nhà ở, ổn định đời sống và là kế sách giúp NHNo&PTNT Việt Nam giữ và thu hút được nguồn nhân lực có trình độ cao.

45

KẾT LUẬN

Tín dụng là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại. Từ xưa tới nay, không chỉ những nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Mỹ, mà ngay cả những nước mới chuyển sang kinh tế thị trường như Việt Nam thì tín dụng vẫn là nghiệp vụ tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Chất lượng tín dụng có ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh không chỉ đối với ngân hàng mà thậm chí cả sự phát triển của một nền kinh tế. Chất lượng tín dụng chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, trong đó có ảnh hưởng trực tiếp và đóng vai trò quyết định là chất lượng của cán bộ tín dụng.

Với mục tiêu đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn, luận văn đã giải quyết được những vấn đề cơ bản sau đây:

- Nêu bật vai trò của tín dụng và cán bộ tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại;

- Xác định hai nhân tố cơ bản cấu thành chất lượng của cán bộ tín dụng là: năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp; đồng thời làm sáng tỏ những nhân tố chủ yếu tác động đến chất lượng của cán bộ tín dụng;

46

- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng của cán bộ tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn; tìm ra các nguyên nhân khách quan và chủ quan có ảnh hưởng tới chất lượng cán bộ tín dụng;

- Đề ra ba nhóm giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của hoạt động kinh doanh hiện nay và chuẩn bị cho xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của ngành ngân hàng.

- Đề xuất một số kiến nghị về cơ chế chính sách đối với ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHNo & PTNT Việt Nam để tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện các giải pháp.

Tuy nhiên, với tính phức tạp của đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực, trong điều kiện hạn chế về thời gian, nên sẽ còn một số nội dung luận văn chưa bao quát và phát triển được. Chúng tôi cho rằng đây là hạn chế của luận văn và xin được tiếp tục nghiên cứu bổ sung trong các công trình khác khi có điều kiện.

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Kim Dung (2001), Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Giáo dục.

2. Lê Thanh Hà (2004), Tâm lý và nghệ thuật lãnh đạo, Đại học kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thị Minh Hiền (2004), Sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và nhà

tuyển dụng ngay trong qúa trình đào tạo - Yếu tố quan trọng để tạo nguồn nhân lực ngân hàng chất lượng cao, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng

số 6/2004. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Hà nội (2005), Luật các tổ chức tín dụng đã được sửa đổi bổ sung năm

2004, Nxb Chính trị quốc gia.

5. Học viện Ngân Hàng (2001), Quản trị Ngân hàng, Nxb thống kê. 6. Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng TP.HCM năm 2002,2003,2004.

7. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam năm 2002,2003,2004.

8. Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh của văn phòng đại diện ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam khu vực miền Nam.

9. Thống kê số lượng và trình độ cán bộ năm 2004 các đơn vị trong khu vực của cơ sở đào tạo khu vực miền Nam.

48

10. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2002,2003,2004 và 6 tháng đầu năm 2005 của chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sài Gòn .

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHO SÁT CÁN B TÍN DNG

( Tất cả các câu trả lời trong bảng câu hỏi chỉ sử dụng để nghiên cứu sẽ khơng ảnh hưởng đến cơng việc của các Anh - Chị )

Đơn vị cơng tác :...

Tuổi :...Nam ( Nữ ) ...

Anh ( chị khơng cần ghi tên ) xin vui lịng đánh dấu ( X) vào ơ tương ứng trong những câu hỏi sau đây :

I. Khảo sát qúa trình được đào tạo và tự đào tạo . 1. Anh ( chị ) đã tốt nghiệp trường đại học :

□ Kinh tế □ Học viện Ngân hàng

□ Đại học Quốc gia □ Đại học kỹ thuật □ Đại học khác

2. Chuyên ngành được đào tạo :

□ Tín dụng □ Kế tốn NH

□ Quản trị kinh doanh □ Ngành khác 3. Trình độ ngoại ngữ :

□ Trình độ A □ Trình độ B

□ Trình độ C □ Trình độ Trên C

4. Trình độ vi tính :

□ Cơ Bản □ Nâng cao □ Đại học 5.Hiểu biết luật ngân hàng và luật các tổ chức tín dụng :

49

□ Đã được Nhà trường dạy □ Tự nghiên cứu

□ Chưa đọc

6. Anh ( Chị) đã được nghiên cứu , hiểu biết các luật nào sau đây để vận dụng vào hoạt động tín dụng :

□ Luật dân sự □ Luật đất đai

□ Pháp luật phá sản doanh nghiệp □ Luật kinh tế □ Các luật khác cĩ liên quan .... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Nếu Anh ( Chị) khơng học chuyên ngành tín dụng , bạn đã : □ Được bồi dưỡng nghiệp tíng dụng 6 tháng trở lên

□ Chưa qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng nào

□ Tự học , tự đọc các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ tín dụng

8. Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội – tài chính kỹ thuật liên quan đến cơng việc tín dụng được phân cơng :

□ Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Khơng bao giờ

9. Hiểu biết về chiến lược kinh doanh và chính sách tín dụng của ngành và của chi nhánh :

□ Luơn luơn được phổ biến , triển khai kịp thời □ Thỉnh thoảng mới được phổ biến , triển khai □ Khơng bao giờ được phổ biến , triển khai 10. Quản trị rủi ro tín dụng :

□ Đã được đào tạo □ Chưa được đào tạo □ Tự nghiên cứu

11 . Marketing Ngân hàng :

□ Đã được đào tạo □ Chưa được đào tạo 12. Hiểu về văn hĩa doanh nghiệp :

□ Đã được trang bị kiến thức về văn hĩa doanh nghiệp □ Chưa được trang bị kiến thức về văn hĩa doanh nghiệp II. Khảo sát năng lực chuyên mơn :

13. Qui trình nghiệp vụ tín dụng :

□ Thành thạo □ Chưa thành thạo □ Khơng thành thạo 14. Kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư :

50

□ Thành thạo □ Chưa thành thạo □ Khơng thành thạo 15. Khả năng phân tích tài chính của khách hàng vay vốn :

□ Thành thạo □ Chưa thành thạo □ Khơng thành thạo 16. Kỹ năng thẩm định giá của tài sản dùng làm đảm bảo nợ vay : □ Dựa vào kinh nghiệm □ Đã được đào tạo ở trường

□ Chưa được đào tạo và chưa cĩ kinh nghiệm 17. Thời gian làm cơng tác tín dụng :

□ Dưới 1 năm □ Trên 1 năm đến 2 năm

□ Trên 2 năm

18. Khả năng hướng dẫn đào tạo nghiệp vụ tín dụng :

□ Cĩ khả năng viết được các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng □ Chưa cĩ khả năng viết được các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ TD

Một phần của tài liệu 445 Một số giải pháp nâng cao chất lượng của quỹ tín dụng cho chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sài Gòn (Trang 40)