Doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó tiếp cận được các nguồn vốn:

Một phần của tài liệu 327 Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 50)

Theo khảo sát của Ngân hàng thế giới (WB) và Công ty Tài chính quốc tế (IFC) vào cuối năm 2003, cho thấy trở ngại lớn nhất đối với sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam là tiếp cận với các nguồn vốn. Trong khi đó, nguồn vốn tài trợ cho doanh nghiệp hiện lại đang rất dồi dào.

So với việc vay vốn từ các nguồn cho vay thương mại thông thường của các ngân hàng, thì các chương trình tín dụng ưu đãi của các tổ chức quốc tế có những điều kiện ưu đãi hơn. Tuy nhiên, điều kiện vay của các nguồn vốn ưu đãi này khá chặt chẽ và các yêu cầu thẩm định hồ sơ cũng gắt gao hơn. Thủ tục vay không rườm rà nhưng đòi hỏi hồ sơ phải thật chuẩn, ví dụ như: cách thực hiện sổ sách kế toán, báo cáo tài chính có kiểm toán, việc lập dự án vay vốn...

Hiện nay đang tồn tại tình trạng bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp Nhà nước trong việc tiếp cận các nguồn vốn

ngân hàng. Trong khi nhiều nguồn vốn của ngân hàng đang trong tình trạng vốn chờ dự án, còn các doanh nghiệp luôn kêu thiếu vốn. Các doanh nghiệp Nhà nước có thể vay vốn ngân hàng mà không phải thế chấp tài sản, ngược lại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn vay vốn ngân hàng thì buộc phải có tài sản thế chấp.

Việc thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho đến nay chỉ mới triển khai thực hiện được ở một số tỉnh, thành phố như: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... do một số quy định của Quyết định 193/2001/QĐ-TTg chưa phù hợp với thực tế.

Thứ nhất, mức khống chế tỷ lệ góp vốn của ngân sách địa phương không quá 30% mức vốn điều lệ đã cản trở việc thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng. Bởi vì trên thực tế, nhiều địa phương có số dư ngân sách hàng năm rất lớn, trong khi các tổ chức tín dụng, các hiệp hội ngành nghề cũng như doanh nghiệp không mặn mà gì với việc góp vốn thành lập quỹ.

Thứ hai, cơ chế bảo lãnh như quy định hiện hành chưa thực sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa thoáng bằng cơ chế cho vay của các ngân hàng thương mại. Trong khi các ngân hàng thương mại có thể cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay tín chấp hoặc thế chấp bằng tài sản hình thành từ tiền vay, còn Quỹ Bảo lãnh tín dụng vẫn đòi phải có tài sản thế chấp mới cấp bảo lãnh để doanh nghiệp vay vốn ngân hàng.

Thứ ba, hiện nay nhận thức của nhiều người, nhiều địa phương còn nhầm lẫn giữa hoạt động bảo lãnh và hoạt động cho vay. Thực chất, Quỹ Bảo lãnh tín dụng chỉ để bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các tổ chức tín dụng, chứ không phải là quỹ đứng ra để cho doanh nghiệp vay vốn.

Một phần của tài liệu 327 Giải pháp tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam hiện nay (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)