Tăng cường độ sâu cho vốn đầu tư từ ngân sách nhà nướ c

Một phần của tài liệu 345 Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam (Trang 44 - 51)

Một vấn đề nữa, việc thiết lập quy trình quản lý đầu tư nhằm cải thiện hiệu quả của đồng vốn đầu tư từ ngân sách. Nhưng khi xét trên bình diện tổng thể, vốn đầu tư cần phải tạo động lực, kích thích đầu tư toàn xã hội, tạo hiệu ứng truyền dẫn lên

toàn bộ nền kinh tế. Khi đồng vốn đầu tư đảm bảo được yêu cầu này được gọi là vốn

đầu tư có độ sâu kinh tế.

Một đồng vốn được gọi là có độ sâu đầu tư khi đồng vốn đó được đầu tư vào

dự án có độ sâu. (Xem hộp 3.1)

Hộp 3.1: Độ sâu của dự án đầu tư.

Khi đồng vốn có độ sâu, tác động lên nền kinh tế sẽ có sự khác biệt lớn so với đồng vốn đầu tư thông thường như mô tả trong hình 3.6 và 3.7.

Như hình 3.6 và 3.7 mô tả, vốn đầu tư nếu được đầu tư có độ sâu, sức truyền dẫn của nó sẽ rất mạnh

Đầu ra của dự án A tác động đến đầu vào của ngành kinh tế khác và đầu ra của dự án B không tồn tại tác động này; hoặc: Đầu ra của cả 2 dự án đều tồn tại tác động lên ngành kinh tế

khác nhưng ngành kinh tế chịu tác động bởi dự án A có chiều sâu hơn ngành kinh tế chịu tác động bởi dự án B.

Đầu ra của dự án A tác động đến đầu vào của dự án B; hoặc: . Dự án đầu tư A được gọi là có độ sâu kinh tế sâu hơn dự án đầu tư B nếu:

. Đầu ra của dự án A được gọi là tác động đến đầu vào của dự án B nếu đầu ra của dự án A được dụng làm đầu vào chủ yếu cho dự án B (Tài sản cố định; nguyên, nhiên vật liệu chủ yếu; v.v…).

. Một dự án đầu tư được gọi là có độ sâu khi đầu ra (sản phẩm) của dự án đó được dùng làm đầu vào cho dự án đầu tư khác.

. Độ sâu của một hoạt động đầu tư bất kỳ là tác động của sản phẩm dự án đầu tư (đầu ra) lên đầu vào của ngành khác, lĩnh vực khác trong nền kinh tế.

Hình 3.6: Đầu tư thông thường

Hình 3.7: Đầu tư có độ sâu: Tài trợ TSCĐ Sản xuất Thành phẩm TSLĐ Doanh số Hiệu quả Tài trợ Thiết bị Sản xuất Thành phẩm Doanh số Hiệu quả Nhân công TSCĐ Tài trợ TSLĐ Hiệu quả Sản xuất Thành phẩm Doanh số

Định lượng độ sâu kinh tế:

Theo quan hệ thuận giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế như đã trình bày xuyên suốt đề tài:

Tăng trưởng = f(Vốn đầu tư)

Với độ sâu kinh tế khác nhau, tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế khác nhau, theo đó, vốn đầu tư càng sâu, gây hiệu ứng lên tăng trưởng càng lớn; hay nói cách khác hàm số của tăng trưởng theo đầu tư sẽ có thêm tham số về độ sâu của vốn đầu tư:

Tăng trưởng = f1(d, Vốn đầu tư)

Với d: độ sâu của vốn đầu tư.

Hàm số tăng trưởng theo đầu tư được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo quan điểm của từng tác giả. Tuy nhiên, hàm số với hệ số ICOR được sử dụng tương đối rộng rãi cho việc đo lường hiệu suất đầu tư tác động đến tăng trưởng kinh tế; được biểu diễn theo công thức:

Tăng trưởng = (1/k) x Vốn đầu tư.

Với k: hệ số ICOR.

Hệ số ICOR thể hiện mối quan hệ giữa vốn đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Nó cho biết đầu tư bao nhiêu đồng thì tạo ra một đồng tăng trưởng. Hay:

ICOR = Vốn đầu tư / Tăng trưởng

Nếu hệ số ICOR càng lớn, hiệu suất đầu tư càng thấp và ngược lại, hệ số ICOR càng bé, hiệu suất đầu tư càng cao.

Ta xét ví dụ tổng quát sau:

Có 2 dự án, dự án A và dự án B. Trong đó: - Dự án A nhận được số vốn đầu tư là I. - Tạo nên giá trị gia tăng là h%.

- Đầu ra của dự án A được chiếm d% trong tổng giá trị đầu vào của dự án B.

Nếu không xét đến tham số d%, hàm số tăng trưởng theo đầu tư như sau: Tăng trưởng = h% x I

Nói cách khác, h% = 1/k.

Nếu dự án A được đầu tư theo chiều sâu, hiệu quả của dự án B có được từ tác động chiều sâu của dự án A sẽ là:

h% x d% x I.

Khi đó, hiệu suất tổng cộng của nền kinh tế có được do sự tác động của vốn đầu tư vào dự án A sẽ là:

h%(1+d%)I. Do h% = 1/k nên:

Hiệu suất tổng cộng = Tăng trưởng = [(1+d%)/k]I.

Nếu giả định, nền kinh tế đầu tư sản xuất theo chiều sâu, hàm số tăng trưởng theo đầu tư sẽ có dạng:

Tăng trưởng = [(1+d%)/k)] x Đầu tư.

Vì vậy, kinh tế tăng trưởng bằng ba phương pháp như sau: Phương pháp 1: Tăng vốn đầu tư (tăng I).

Phương pháp 2: Tăng hiệu suất đầu tư (tăng 1/k hoặc giảm k).

Phương pháp 3: Tăng độ sâu kinh tế của vốn đầu tư (tăng d)

Theo các phương pháp trên, ngoài các biện pháp tăng cường vốn đầu tư (giải pháp về lượng), tăng hiệu quả vốn đầu tư (giải pháp về chất); biện pháp tăng cường độ sâu kinh tế là giải pháp truyền dẫn hiệu quả của đồng vốn đầu tư sang các lĩnh vực khác, các dự án khác.

Do quy trình đầu tư được thiết kế để áp dụng chung cho hoạt động đầu tư từ vốn ngân sách, bất kể độ sâu kinh tế như thế nào. Do đó, lời giải bài toán tăng độ sâu kinh tế không nằm ở cấu trúc quy trình quản lý đầu tư mà nằm ở yếu tố nội tại của quy trình như: Việc xác định mục tiêu chung cho toàn bộ nền kinh tế, việc xây dựng quy hoạch đầu tư tổng thể, việc xác định các dự án, thẩm định dự án, v.v… .

Vì vậy, để đưa đồng vốn đầu tư xuống các tầng sâu kinh tế thì không cách gì khác hơn là khi thiết lập các điểm mốc của quy trình đầu tư ta phải chú ý đến nó. Theo đó, khi xác lập sau khi xác lập mục tiêu kinh tế, chúng ta phải xây dựng quy hoạch đầu tư theo hướng nhắm đến các ngành, các lĩnh vực tạo động lực kích thích đầu tư toàn xã hội để hướng đến hoàn thành mục tiêu đề ra.

Nói cách khác, Mục tiêu kinh tế đề ra không thể được thực hiện toàn bộ bởi các dự án đầu tư theo quy hoạch đầu tư. Thay vào đó, các dự án đầu tư là những điểm nhấn tạo động lực, kích thích đầu tư nhằm tiến đến hoàn thành mục tiêu đặt ra.

Tác động tích cực của cách làm trên sẽ giúp đạt được các mục tiêu rộng hơn, xa hơn trong phạm vi nguồn lực ngân sách là hữu hạn.

KT LUN.

Trải qua ba chương, đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. Trong đó, mục

đích và vai trò của việc đầu tư từ ngân sách được nêu bật lên; và được xem xét qua lăng kính quy chế đầu tư từ ngân sách hiện hành kết hợp với nét nhìn tổng quát về

hiệu quả đầu tư; Từ đó, đưa ra những đề xuất góp hoàn thiện cơ chế đầu tư từ ngân sách hiện nay tại Việt Nam; và kết thúc đề tài là sự phân tích định lượng về độ sâu kinh tế trong đầu tư ngân sách.

Thành quả của đề tài được tóm lược như sau:

- Nêu được khái niệm vềđầu tư từ vốn ngân sách nhà nước.

- Xác định mục đích và vai trò của đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước.

- Định lượng hiệu quả đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam.

- Đánh giá mặt tích cực và tiêu cực của quy chế đầu tư và xây dựng từ vốn ngân sách nhà nước hiện hành.

- Đề xuất quy trình quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước.

- Đề xuất các quy trình phụ trợ (quy trình thầu, quy trình thanh toán vốn đầu tư, v.v…).

- Nêu và định lượng độ sâu kinh tế của vốn đầu tư từ ngân sách.

Với những thành quả trên, đề tài mong muốn nhân được sự đồng tình và góp ý của quý Thầy, quý bạn hữu, quý đồng nghiệp và những người có quan tâm.

Trân trọng!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Kim Thản (2005), Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa Sài Gòn, Tp Hồ Chí Minh.

2. Luật Ngân sách nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 và Nghịđịnh số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000 của Chính phủ.

4. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2000 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999của Chính phủ.

5. Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về ban hành quy chế

quản lý đầu tư và xây dựng.

6. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

7. Thông tư số 44/2003/TT-BTC ngày 15 tháng 05 năm2003 của Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

và xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước.

8. Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 06 năm 2003 của Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về hướng dẫn

thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐCP ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

9. Gareth D.Myles (2003), Public Economics, McGraw-hill/Irwin, USA.

10. Harvey S. Rosen (2001), Public Finance, McGraw-hill/Irwin, USA. 11. Robert A. Haugen (2000), Modern Investment Theory, Prentice Hall,

USA.

12. International Monetary Fund (2005), Vietnam: Article IV Consultaion-Staff Report; Public Information Notice on the Executive Board Discussion; and Statement by the Executive Director for Vietnam, http://www.imf.org/external/pubs/ft/scr/2005. 13. International Monetary Fund (2005), Vietnam: Statement by the Hon.

Le Duc Thuy, Governer of the Fund for Vietnam, at the Joint Annual Disussion, http://imf.org/external/country/VNM/index.htm.

Một phần của tài liệu 345 Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)