Khắc phục các rào cản trong việc thực hiện quyền hạn và trách nhiệ m

Một phần của tài liệu 345 Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam (Trang 41 - 44)

nhiệm

Quy trình trên không thể vận hành thông suốt nếu các chủ thể tham gia quy trình không thực hiện quyền hạn và gánh chịu trách nhiệm một cách đầy đủ, rõ ràng. Đó là các rào cản quan trọng mà quy chế đầu tư hiện hành không thể vượt qua. Các rào cản được mô tả như trong hình 3.5 gồm ba loại rào cản chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, rào cản về năng lực pháp lý: Các chủ thể tham qua quy trình đầu tư không có năng lực pháp lý thích hợp để thực thi đầy đủ quyền hạn của mình cũng như không có chế tài rõ ràng để gánh trách nhiệm một cách đầy đủ nhất.

- Thứ hai, rào cản về năng lực chuyên môn: Nếu rào cản năng lực pháp lý đã vượt qua (đã được phép làm) nhưng nếu năng lực chuyên môn kém sẽ dẫn đến các chủ thể tham gia không thể thực thi quyền hạn và nghĩa vụ của mình (được làm mà không thể làm).

- Thứ ba, rào cản về mối quan hệ cá nhân: Sau khi vượt qua hai rào cản trên, các chủ thể lại vướng phải vấn đề mối quan hệ cá nhân, nể nang lẫn nhau. Do đó, không thể thẳng tay thực hiện quyền hạn của mình. dẫn đến tiêu cực, che đậy các khuyết tật của quá trình thực hiện đầu tư. Đây là vấn đề vô cùng nan giải (mối quan hệ cá nhân là vấn đề xã hội).

Hình 3.5: Các rào cản đối với việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của các chủ thể tham gia quy trình đầu tư

Chủ thể tham gia quy trình đầu tư Quyền hạn & Trách nhiệm Pháp

Nếu một trong ba rào cản trên không vượt qua được, quyền hạn và trách nhiệm không được các chủ thể tham gia thực thi một cách đầy đủ. Khi đó, quy trình đầu tư chỉ có thể tồn tại trên giấy; và như vậy, quy chế đầu tư bị phá sản, hoạt động đầu tư từ vốn ngân sách không đi đúng hướng.

Ba loại rào cản trên được xếp theo thứ tự ưu tiên như hình 3.4, theo đó, rào cản pháp lý được đặt lên đầu tiên, vì đó là điều kiện tiên quyết, nếu quyền hạn không được công nhận và trách nhiệm không bị ràng buộc về mặt pháp lý thì không có cơ hội cho các chủ thể tham gia tiếp cận với các rào cản khác. Tương tự như vậy, nếu rào cản pháp lý đã vượt qua, chủ thể tham gia phải tự xét xem bản thân đã đủ năng lực chuyên môn để thực thi quyền hạn và gành lấy trách nhiệm pháp lý trao phó hay chưa (?) trước khi nghĩ đến tình cảm mối quan hệ cá nhân chi phối. Đến lượt nó, rào cản về mối quan hệ cá nhân, nể nang tình cảm lẫn nhau rất khó khắc phục xét về phương diện pháp lý.

Để có giải pháp giúp các chủ thể vượt qua các rào cản trên, cần phải xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng chủ thể tham gia như sau:

Cấp Nhà nước:

- Quyền hạn: Hoạch định đầu tư; thành lập các ban quản lý dự án; thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi; ra quyết định đầu tư; nghiệm thu công trình; giám sát các việc thực hiện đầu tư.

- Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trước Pháp luật về quy hoạch đầu tư tổng thể; về việc thành lập các ban quản lý dự án; về tính đúng đắn của quyết định tiến hành dự án đầu tư trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi của ban quản lý dự án; về việc phát hiện sai phạm trong quá trình thực hiện đầu tư của các ban quản lý dự án.

Các Ban quản lý dự án:

- Quyền hạn: Sau khi có quyết định thực hiện dự án của Nhà nước, Ban quản lý dự án có toàn quyền trong việc thực hiện dự án từ đấu thầu cho đến thanh toán vốn đầu tư, v.v… .

- Trách nhiệm: Chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước pháp luật về chất lượng của việc thực hiện dự án đầu tư.

Hội đồng giám sát của Nhà nước:

- Quyền hạn: Có quyền giám sát Quá trình thực hiện đầu tư của Ban quản lý dự án; kiến nghị ý kiến lên Nhà nước và đề xuất phương án xử lý sai phạm nếu có trong khung chế tài theo quy định.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm kịp thời phát hiện sai phạm; thực hiện giám sát theo phương thức đã quy định.

Để hỗ trợ cho các chủ thể thực hiện các quyền hạn và gánh lấy trách nhiệm của mình, về mặt pháp lý, phải đưa ra các cơ chế, tạo điều kiện để các chủ thể thực hiện quyền hạn và có các biện pháp chế tài nghiêm minh ràng buộc trách nhiệm tương ứng với quyền hạn.

Theo đó, với quy trình như hình 3.1, các chủ thể tham gia quy trình được phân định trách nhiệm và quyền hạn. Vấn đề còn lại, quy chế đầu tư phải có quy định chế tài rõ ràng, chặt chẽ để các chủ thể tham gia gánh lấy trách nhiệm một cách đầy đủ nhất. Nhờ đó, vượt qua rào cản thứ nhất: Pháp lý.

Khi về mặt pháp lý, quyền lợi và trách nhiệm được quy định rạch ròi, các cá nhân thực hiện phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng để cụ thể hoá quyền hạn và trách nhiệm thành hành động, tuy nhiên, với yêu cầu của thời đại, quy chế phải tạo cơ chế để bồi dưỡng kiến thức chuyên môn trong dài hạn và thuê mướn chuyên gia trong ngắn hạn, nhân sự trong bộ máy thực hiện quy trình chỉ đóng vai trò điều phối viên.

Rào cản về tình cảm có thể được giảm thiểu nhờ tính rõ ràng trong quy định về quyền hạn cũng như chế tài trách nhiệm.

Một phần của tài liệu 345 Góp phần hoàn thiện cơ chế đầu tư vốn ngân sách nhà nước hiện nay tại Việt Nam (Trang 41 - 44)