Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu 272 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tân Thuận (Trang 37)

Về cơ cấu tổ chức thì VCB Tân Thuận gồm có:

- Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung và điều hành toàn bộ hoạt động của VCB Tân Thuận.

- 02 Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm về một số nghiệp vụ cụ thể theo sự phân công của giám đốc.

- 01 phòng hành chánh nhân sự

- 01 phòng kiểm tra nội bộ

- 01 phòng kế toán

- 01 phòng thanh toán quốc tế

- 01 phòng quản lý thẻ

- 01 phòng vốn

- 01 phòng quan hệ khách hàng

- 01 phòng quản lý rủi ro tín dụng

- 01 phòng quản lý nợ

Mô hình tổ chức của VCB Tân Thuận được mô tả cụ thể như sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng dịch vụ khách hàng Phòng quan hệ khách hàng Phòng hành chính nhân sự Phòng ngân quỹ Phòng kế toán, phòng QLN Phòng thanh toàn quốc tế Phòng vi tính, phòng RRTD Các chi nhánh cấp 2, phòng giao dịch trực thuộc Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ GIÁM ĐỐC

MẠNG LUỚI VIETCOMBANK TÂN THUẬN

2.2.3 Kết quả kinh doanh tại VCB Tân Thuận

Với sự lớn mạnh của VCB Tân Thuận thì kết quả kinh doanh cũng tăng trưởng đều qua các năm, như năm 2003 đạt 98,7 tỷ đồng tăng 37% so với năm

10/1993 03/2005 12/2004 10/2001 07/2002 03/2003 1 2 3 4 5

2002, năm 2004 đạt 121,2 tỷ đồng tăng 23% so với năm 2003, năm 2005 đạt 144,86 tỷ đồng tăng 20% so với năm 2004, năm 2006 đạt 261,06 tỷ đồng. Nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng vẫn tập trung vào nguồn thu lãi cho vay và một số nghiệp vụ khác như: Phí dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ, lãi tiền gửi…

Hoạt động huy động tăng trưởng tốt thì chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng theo. Do VCB Tân Thuận tự chủ được nguồn vốn cho nên chi phí trả lãi vay cho hội sở chính có xu hướng giảm. Lợi nhuận trước trích lập dự phòng rủi ro của các năm là khá tốt tuy nhiên do có tỷ lệ nợ xấu cao nên VCB Tân Thuận phải trích lập dự phòng rủi ro là rất lớn cho năm 2005, trong năm 2006 VCB Tân Thuận đạt mức lợi nhuận là 122,51 tỷ đồng, điều này cho thấy hoạt động rất có hiệu quả đặc biệt là trong việc thu hồi nợ đã được trích lập dự phòng rủi ro là 50,77 tỷ đồng. Thu nhập và chi phí của VCB Tân Thuận được thể hiện tại biểu đồ 2.1 và bảng 2.1 như sau:

Biểu đồ 2.1: Thu nhập, chi phí, lợi nhuận tại VCB Tân Thuận

0 50 100 150 200 250 300 Tỷ đồng 2002 2003 2004 2005 2006 Năm Thu nhập Chi phí Lợi nhuận

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của VCB Tân Thuận

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2002

1. Thu nhập 72.21 98.77 37% 121.20 23% 144.86 20% 261.06 80%

- Thu lãi tiền vay 60.74 80.56 33% 85.68 6% 98.35 15% 153.23 56%

- Thu lãi tiền gửi 1.05 1.83 74% 9.01 392% 21.36 137% 33.05 55%

- Thu lãi KDNT 0.15 3.97 2547% 10.07 154% 11.32 12% 8.40 -26%

- Thu lãi KDCK 0.30 0.30 0% 0.15 -50% 0.00 0.00 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thu phí DV 6.48 7.04 9% 9.83 40% 12.67 29% 15.61 23%

- Thu khác 3.49 5.07 45% 6.46 27% 1.16 -82% 50.77 4277%

2. Chi phí 47.21 73.53 56% 78.10 6% 107.99 38% 138.55 28%

- Trả lãi tiền vay 25.13 21.50 -14% 11.06 -49% 6.92 -37% 9.54 38%

- Trả lãi tiền gửi 10.97 34.90 218% 44.81 28% 59.84 34% 82.21 37%

- Chi KDNT 1.27 2.21 74% 7.68 248% 8.66 13% 4.80 -45%

- Chi DV NH 0.35 0.20 -43% 0.25 25% 0.61 144% 0.85 39%

- Chi TS, VP 6.13 6.54 7% 6.05 -7% 17.06 182% 21.54 26%

- Chi QL đào tạo 0.04 1.87 4575% 2.00 7% 2.72 36% 4.37 61%

- Chi CBCNV 3.00 4.52 51% 5.25 16% 8.83 68% 11.15 26% - Chi khác 0.32 1.79 459% 1.00 -44% 3.35 235% 4.09 22% 3. Lợi nhuận 25.00 25.24 1% 43.10 71% 36.87 -14% 122.51 232% 4. Dự phòng RR 14.20 43.00 35.67 23.81 Tốc độ tăng so với 2005 Tốc độ tăng so với 2003 Số tiền Tốc độ tăng so với 2004 Số tiền 2006 2003 2004 2005 Số tiền Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Tốc độ tăng so với 2002

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh các năm tại VCB Tân Thuận Như vậy thu lãi tiền vay vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng, như trong năm 2006 tổng nguồn thu của VCB Tân Thuận là 261 tỷ đồng thì thu lãi tiền vay đã chiếm 153 tỷ đồng khoảng 59% so với tổng thu nhập của ngân hàng, năm 2005 chiếm 68% so với tổng thu nhập của ngân hàng. Điều này cho thấy mặc dù đã có sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng, tuy nhiên thu từ lãi cho vay vẫn là nguồn thu chính của ngân hàng.

2.5 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK TÂN THUẬN

Để xem xét thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VCB Tân Thuận thì chúng ta sẽ xem xét một số vấn đề cơ bản sau:

2.5.1 QUY TRÌNH TÍN DỤNG TẠI VCB TÂN THUẬN

Do nhận biết được tầm quan trọng của việc cấp tín dụng đến khách hàng cho nên Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã thống nhất quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp cho tất cả các chi nhánh trong toàn hệ thống để đảm bảo tính thống nhất và tuân thủ các quy định có liên quan của pháp luật. Trước khi đi vào quy trình tín dụng cụ thể chúng ta sẽ giải thích một số thuật ngữ sau:

Giới hạn tín dụng là tổng mức cấp tín dụng tối đa mà NHNT có thể chấp nhận trong giao dịch đối với một khách hàng, bao gồm: giới hạn cho vay, giới hạn tài trợ thương mại (mở thu tín dụng miễn ký qũy, phát hành bảo lãnh miễn ký qũy, chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu có truy đòi) và giới hạn thấu chi.

Cấp tín dụng là việc NHNT thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay (cho vay vốn lưu động và đầu tư dự án), nghiệp vụ thấu chi, mở thư tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, chiết khấu chứng từ và các chứng từ khác trên cơ sở nhu cầu tín dụng cụ thể của khách hàng.

Cho vay vốn lưu động là việc NHNT cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động hoặc nhu cầu hình thành các tài sản lưu động của khách hàng như nguyên nhiên vật liệu, chi phí nhân công, hàng hóa thương mại. Thông thường các khoản cho vay vốn lưu động được trả một lần từ việc bán tài •

Cho vay từng lần là việc NHNT thỏa thuận cho khách hàng cho vay dựa trên một phương án sản xuất kinh doanh cụ thể của khách hàng.

Cho vay theo hạn mức tín dụng là việc NHNT và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định

Đầu tư dự án là việc NHNT cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu hình thành mới hoặc mở rộng công suất hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu hình thành tài sản cố định/bất động sản của khách hàng. Thông thường các khoản cho vay đầu tư dự án được trả dần từ nguồn khấu hao về kết qủa hoạt động kinh doanh của chính dự án cho vay.

2.3.1.1 Quy trình tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp 1. Quy trình xác định GHTD

VCB đưa ra quy trình gồm 4 bước cơ bản như sau

Đề xuất GHTD: Phòng QHKH thu thập mọi thông tin về hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng và lập Báo cáo đề xuất giới hạn tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(i)

(ii) Thẩm định rủi ro – Xác định GHTD: Căn cứ các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất GHTD và các thông tin tự thu thập được, phòng QLRR chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định rủi ro và xác định GHTD đối với doanh nghiệp theo quy định hiện hành của NHNT.

(iii) Phê duyệt GHTD: Phòng QLRR chịu trách nhiệm theo dõi các thủ tục phê duyệt GHTD theo quy định. Sau khi hoàn tất, phòng QHKH chịu trách nhiệm thông báo tác nghiệp đính kèm cùng toàn bộ hồ sơ xác định GHTD gốc và chuyển tiếp phòng QLN.

(iv) Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ các thông tin nêu tại Thông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm, phòng QLN chịu trách nhiệm nhập dữ liệu theo đúng các yêu cầu của hệ thống.

2. Quy trình cho vay vốn lưu động

Quy trình cho vay vốn lưu động gồm 10 bước cơ bản sau đây

(i) Đề xuất cho vay: Phòng QHKH chịu trách nhiệm thu thập thông tin và hồ sơ tài liệu có liên quan đến khách hàng và phương án vay vốn theo quy định, đánh giá sơ bộ về khoản vay và lập Báo cáo đề xuất tín dụng.

(ii) Thẩm định rủi ro khoản vay: Căn cứ các thông tin nêu tại Báo cáo đề xuất tín dụng và các thông tin tự thu thập được từ các nguồn kênh khác, phòng QLRR chịu trách nhiệm lập Báo cáo thẩm định rủi ro, nêu rõ ý kiến về việc đồng ý/không đồng ý cho vay và các điều kiện vay cần được áp dụng. (iii) Phê duyệt khoản vay: Phòng QLRR chịu trách nhiệm theo dõi các thủ tục

phê duyệt khoản vay theo quy định.

(iv) Soạn thảo và ký kết Hợp đồng: Phòng QHKH chịu trách nhiệm thực hiện soạn thảo các hợp đồng và thực hiện việc lấy đầy đủ các chữ ký trong hợp đồng theo quy định. Sau khi hoàn tất, CB QHKH chịu trách nhiệm lập Thông báo tác nghiệp chuyển CB QLRR rà soát và chuyển tiếp phòng QLN để thực hiện nhập dữ liệu.

(v)Nhập dữ liệu vào hệ thống: Căn cứ các thông tin nêu tại Thông báo tác nghiệp và bộ hồ sơ đính kèm, phòng QLN chịu trách nhiệm nhập dữ liệu vào hệ thống theo yêu cầu.

(vi) Rút vốn vay: Sau khi nhận đđược yêu cầu rút vốn vay từ khách hàng, phòng QHKH kiểm tra thủ tục rút vốn vay, lập Thông báo đủ điều kiện rút vốn vay gửi phòng QLN. Trường hợp hồ sơ rút vốn vay hoàn toàn hợp lệ, phòng QLN

mở tài khoản vay, ký xác nhận trên giấy nhận nợ đồng thời thông báo phòng kế toán để thực hiện giải ngân cho khách hàng.

Ngoài ra, tùy tính chất của từng khoản vay, cấp có thẩm quyền phê duyệt có quyết định lựa chọn phòng/bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra thủ tục rút vốn vay của khách hàng theo một trong ba cách sau: (i) Giao phòng QLN; (ii) Giao phòng QHKH và phòng QLRR; (iii) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Cả ba trường hợp ngoại lệ nêu trên phải được cấp phê duyệt cho vay chấp thuận và phải được ghi rõ như một điều kiện rút vốn tại thông báo tác nghiệp đã được gửi trước đến phòng quản lý nợ.

(vii) Quản lý, giám sát khoản vay/khách hàng vay: Phòng QHKH chịu trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến khách hàng vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ/đột xuất. Mọi bất thường trong quá trình theo dõi giám sát khách hàng, phòng QHKH phải phản ánh với phòng QLRR biết và cùng tìm biện pháp xử lý thích hợp.

Phòng QLRR chịu trách nhiệm phối hợp với phòng QHKH trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản vay/khách hàng vay có dấu hiệu bất thường, giám sát phòng QHKH trong việc thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro được cấp trên phê duyệt.

Phòng QLN chịu trách nhiệm hỗ trợ phòng QHKH và phòng QLRR trong việc quản lý và giám sát khoản vay/khách hàng vay thông qua việc nhắc nhở việc thực hiện Lịch kiểm tra sử dụng vốn vay và TSBĐ và cung cấp số liệu khai thác được từ hệ thống.

(viii)Điều chỉnh tín dụng: Quy trình đđiều chỉnh tín dụng đđược thực hiện tương tự

(ix) Thu hồi nợ vay: Căn cứ Lịch trả nợ đđến hạn do phòng QLN lập, phòng QHKH chịu trách nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ (bao gồm cả việc gửi thông báo cho khách hàng). Khi đến hạn trả nợ, phòng QLN chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục với phòng kế toán để thực hiện thu nợ từ khách hàng và các thủ tục khác để đóng hồ sơ vay.

(x)Xử lý đối với các khoản nợ quá hạn: Tùy tính chất của từng khoản vay bị quá hạn, phòng QHKH và phòng QLRR phải cùng phối hợp và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp như cắt giảm chính sách ưu đãi đang áp dụng, yêu cầu bổ sung/bán tài sản thế chấp, ngừng cho vay mới… Trường hợp khoản vay/khách hàng vay có khoản nợ quá hạn kéo dài và gặp nhiều khó khăn, phòng QHKH và phòng QLRR cần cân nhắc và đề xuất biện pháp chuyển sang phòng QLRR (bộ phận xử lý nợ xấu) chuyên trách theo dõi xử lý.

3. Quy trình đầu tư dự án

Vì đầu tư dự án được trả dần từ nguồn khấu hao và từ kết qủa hoạt động kinh doanh của chính dự án đó nên việc thẩm định cho vay dự án là một công việc rất quan trọng đối với việc quản trị rủi ro tín dụng của chính khoản vay. VCB đã đưa ra quy trình cho vay đầu tư dự án như dưới đây:

Đối với các chi nhánh không có phòng Đầu tư dự án: Quy trình được thực hiện theo đúng quy trình cho vay vốn lưu động.

Đối với các chi nhánh có phòng Đầu tư dự án: Quy trình được thực hiện tương tự như Quy trình cho vay vốn lưu động đã nêu ở trên, trong đó (i) phòng Đầu tư dự án thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ quy định đối với phòng QLRR (ii) Phòng Đầu tư dự án chịu trách nhiệm trực tiếp soạn thảo và trình lấy các chữ ký trên các loại Hợp đồng theo quy định (thay thế nhiệm vụ của phòng QHKH)

2.3.1.2 Quy trình tín dụng đối với khách hàng là thể nhân

1) Phần thẩm định rủi ro tín dụng sẽ do phòng quan hệ khách hàng thực hiện;

2) Phần phê duyệt tín dụng sẽ do ban giám đốc/hội đồng tín dụng quyết định trên cở sở đề xuất tín dụng của phòng quan hệ khách hàng.

Nhận xét chung: Quy trình tín dụng hiện đang áp dụng tại VCB Tân Thuận có ưu điểm so với quy trình tín dụng đã trình bày tại chương 1 đó là: Tách biệt được khâu thẩm định, quyết định cho vay đối với khâu tiếp thị và phục vụ khách hàng. Quy trình tín dụng này hướng đến sự phục vụ khách hàng chuyên nghiệp hơn.

2.3.2 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VCB TÂN THUẬN TÂN THUẬN

Thời gian qua để hạn chế rủi ro tín dụng, đặc biệt là rủi ro giao dịch VCB Tân Thuận áp dụng các biện pháp cơ bản sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tuân thủ đúng quy trình tín dụng: Chủ trương của ban lãnh đạo VCB Tân Thuận là thực hiện đúng quy trình tín dụng đã đặt ra để đảm bảo những khoản tín dụng được duyệt đều có khả năng thu hồi cả lãi và gốc

- Nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác tín dụng: VCB Tân Thuận đã và đang đặt vấn đề nguồn nhân lực lên hàng đầu, coi con người là nền tảng của sự phát triển, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng. VCB Tân Thuận đang từng bước nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của cán bộ công nhân viên nói chung và cán bộ làm công tác tín dụng nói riêng bằng cách

- Chú trọng công tác xử lý nợ xấu: Ban lãnh đạo VCB Tân Thuận có chủ trương không nhân nhượng đối với những khách hàng không có ý thức trong việc trả nợ, trả nợ gốc và lãi vay không nay đủ, không đúng hạn, để xảy ra tình trạng quá hạn thường xuyên mặc dù đã có sự hỗ trợ từ ngân hàng. Trong những trường hợp như vậy thì VCB Tân Thuận sẽ kiện những khách hàng này ra tòa

Một phần của tài liệu 272 Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Vietcombank Tân Thuận (Trang 37)